Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại ủy ban nhân dân huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 111)

Chương 3: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐẠI TỪ

3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa tại Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.4.2 Các yếu tố chủ quan

3.4.2.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ làm việc tại bộ phận Một cửa

Số liệu về trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ làm việc tại bộ phận Một cửa tại UBND huyện Đại Từ được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 3.20: Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ làm việc tại bộ phận Một cửa tại UBND huyện Đại Từ

Chỉ tiêu Số lượng (Người)

Tỷ trọng (%)

Tổng số 23 100,00

Đại học 20 86,96

Cao đẳng 2 8,70

Trung cấp 1 4,35

(Nguồn: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Đại Từ)

Có thể thấy, đội ngũ CBCC làm việc tại bộ phận Một cửa tại UBND huyện Đại Từ được đào tạo bài bản, trong số 23 CBCC làm việc tại đây, có tới 20 người có trình độ đại học, chỉ có 02 người trình độ cao đẳng và 01 người trình độ trung cấp.

Với CBCC còn khá trẻ, được đào tạo bài bản nên có tinh thần học hỏi, nắm bắt và thích nghi nhanh với yêu cầu của công việc, có cố gắng tìm hiểu thông tin mới và rèn luyện kỹ năng hành chính nên đã thực hiện được nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn tổ chức và cá nhân có nhu cầu liên hệ. Bên cạnh đó, CBCC làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính được trang bị đồng phục, đeo thẻ, được trang bị các phương tiện làm việc hiện đại như máy tính nối mạng Internet, máy in.

Không những thế, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ CBCC đối với việc thực thi công vụ trong việc giải quyết yêu cầu của công dân và tổ chức đối với cơ quan nhà nước được nâng lên rõ rệt. Qua đó, tạo được niềm tin của nhân dân và làm cho mối quan hệ giữa CBCC với nhân dân ngày càng tốt hơn. Hiệu quả mô hình “Một cửa” là điểm nhấn trong CCTTHC của UBND huyện Đại Từ. Từ mô hình này, ngày càng có nhiều cách làm sáng tạo, đầu tư phương tiện hiện đại để từng bước đẩy mạnh CCHC, khắc phục yếu kém để nâng cao năng lực quản lý trong công tác xây dựng Đảng và Chính quyền vững mạnh toàn diện.

Để đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCC làm việc tại bộ phận Một cửa tại UBND huyện Đại Từ, ngoài đánh giá về trình độ học vấn còn cần đánh giá về phẩm chất đạo đức, tinh thần, thái độ làm việc.

Kết quả khảo sát đối tượng là CBCC huyện Đại Từ về đội ngũ cán bộ làm việc tại Bộ phận Một cửa của UBND huyện Đại Từ được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 3.21. Kết quả khảo sát về đội ngũ cán bộ làm việc tại Bộ phận Một cửa của UBND huyện Đại Từ

STT Tiêu chí

Đánh giá của CBCC

Đánh giá của người dân, doanh nghiệp Điểm

TB Ý nghĩa Điểm

TB Ý nghĩa

1

Đội ngũ cán bộ làm việc tại bộ phận Một cửa đảm bảo về số lượng và chất lượng

4,12 Đồng ý 3,79 Đồng ý

2

Đội ngũ cán bộ làm việc tại bộ phận Một cửa có tinh thần trách nhiệm cao

3,85 Đồng ý 3,33 Bình thường

3

Đội ngũ cán bộ làm việc tại bộ phận Một cửa giải quyết công việc chính xác, hiệu quả, đúng quy định

3,80 Đồng ý 3,36 Bình thường

4

Đội ngũ cán bộ làm việc tại bộ phận Một cửa có thái độ thân thiện, nhiệt tình, niềm nở

4,06 Đồng ý 2,92 Bình thường (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Kết quả khảo sát đội ngũ CBCC đối với đội ngũ cán bộ làm việc tại Bộ phận Một cửa của UBND huyện Đại Từ khá cao, cả 04 tiêu chí được đưa ra để đánh giá gồm “Đội ngũ cán bộ làm việc tại bộ phận Một cửa đảm bảo về số lượng và chất lượng”, “Đội ngũ cán bộ làm việc tại bộ phận Một cửa có tinh thần trách nhiệm cao”,

“Đội ngũ cán bộ làm việc tại bộ phận Một cửa giải quyết công việc chính xác, hiệu quả, đúng quy định” và tiêu chí “Đội ngũ cán bộ làm việc tại bộ phận Một cửa có thái độ thân thiện, nhiệt tình, niềm nở” đều đánh giá ở mức độ đồng ý.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát đối với nhóm đối tượng là cá nhân, doanh nghiệp lại đánh giá không cao đối với các tiêu chí này. Trong số 04 tiêu chí được đưa ra để đánh giá, chỉ có 01 tiêu chí được đánh giá khá cao là “Đội ngũ cán bộ làm việc tại bộ phận Một cửa đảm bảo về số lượng và chất lượng”, 03 tiêu chí còn lại chỉ được đánh giá ở mức bình thường.

Theo một số người được khảo sát cho biết, vẫn có vẫn còn tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đôi lúc còn thiếu trách nhiệm trong công việc, chưa giải thích quy trình, bổ sung hồ sơ thủ tục cho người dân rõ ràng, dẫn đến người dân phải đi lại nhiều lần, giải quyết hồ sơ cho người dân chậm trễ. Thái độ của một số cán bộ chưa thực sự thân thiện, nhiệt tình.

Để nâng cao hiệu quả cải cách TTHC theo cơ chế Một cửa tại UBND huyện Đại Từ, huyện cần chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC làm việc tại bộ phận Một cửa, không chỉ chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng cả về kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, văn hóa công vụ.

3.4.2.2 Cơ sở vật chất bộ phận Một cửa

Để nâng cao hiệu quả cải cách TTHC nói chung, đảm bảo các điều kiện cho việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 nói riêng, hiện nay, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC tại UBND huyện Đại Từ cơ bản đã được đầu tư các thiết bị cần thiết.

Trung bình mỗi năm, huyện đầu tư khoảng 2 tỷ đồng cho công tác CCHC, trong đó ưu tiên cho việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu giải quyết các TTHC cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn. Đến nay, Bộ phận “Một cửa” của huyện được bố trí trụ sở riêng, ở trung tâm của huyện với diện tích khoảng 200m2. Tại đó được trang bị phần mềm “Một cửa” điện tử, camera giám sát, hệ thống lấy số tự động, màn hình báo số gọi, 13 quầy giao dịch, 10 máy tính, 2 máy in, 1 máy photocopy và 2 màn hình điện tử tra cứu các TTHC tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức đến giao dịch làm các TTHC.

Dưới đây là một số hình ảnh về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Đại Từ.

Hình 3.8: Mặt trước Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Đại Từ (Nguồn: Tác giả thực hiện chụp)

Hình 3.9: Bên trong Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Đại Từ (Nguồn: Tác giả thực hiện chụp)

Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị tại bộ phận “Một cửa” của huyện được tăng cường đầu tư đã giúp cho các cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ thuận lợi, nhanh chóng, chính xác, tiến độ giải quyết TTHC cho người dân đến giao dịch cũng nhanh gọn, hiệu quả hơn.

Kết quả khảo sát về cơ sở vật chất tại Bộ phận Một cửa của UBND huyện Đại Từ được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 3.22. Kết quả khảo sát về cơ sở vật chất tại Bộ phận Một cửa của UBND huyện Đại Từ

STT Tiêu chí

Đánh giá của CBCC

Đánh giá của người dân, doanh nghiệp Điểm

TB Ý nghĩa Điểm

TB Ý nghĩa 1 Cơ sở vật chất tại Bộ phận Một

cửa được trang bị đầy đủ 3,96 Đồng ý 3,65 Đồng ý 2 Cơ sở vật chất tại Bộ phận Một

cửa tiên tiến, hiện đại 4,00 Đồng ý 3,44 Đồng ý

3

Công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa

4,18 Đồng ý 3,52 Đồng ý

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Kết quả khảo sát cho thấy, cả 02 nhóm đối tượng là CBCC và người dân, doanh nghiệp đều đánh giá khá cao đối với các tiêu chí được đưa ra để đánh giá về cơ sở vật chất của Bộ phận Một cửa tại UBND huyện Đại Từ. Cụ thể, cả 03 tiêu chí

“Cơ sở vật chất tại Bộ phận Một cửa được trang bị đầy đủ”, “Cơ sở vật chất tại Bộ phận Một cửa tiên tiến, hiện đại” và tiêu chí “Công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa” đều được đánh giá ở mức điểm đồng ý.

Với kết quả khảo sát trên cho thấy, huyện Đại Từ rất chú trọng đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cải cách TTHC theo cơ chế Một cửa. Huyện đã nhận thức khá rõ và đầy đủ về tầm quan trọng của cải cách TTHC theo cơ chế Một cửa, do đó, hàng năm, huyện đều dành một phần kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng

công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC cho bộ phận Một cửa, từ đó góp phần giải quyết nhanh chóng, kịp thời TTHC cho người dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến giao dịch.

3.4.2.3 Công tác tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa Hàng năm, UBND huyện Đại Từ đều ban hành kế hoạch thông tin tuyên truyền cải cách hành chính, trong đó có nội dung về cải cách TTHC theo cơ chế Một cửa và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện với nhiều nội dung, hình thức khác nhau.

Tuyên truyền trên hệ thống Đài phát thanh, loa truyền thanh của huyện và các xã, thị trấn; Cổng thông tin điện tử của huyện, trang thông tin điện tử của các xã, thị trấn; lồng ghép vào các hội nghị của cơ quan, đơn vị, khu dân cư. Mục đích tuyên truyền nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân về ý nghĩa, mục tiêu và tầm quan trọng về công tác cải cách TTHC nhà nước;

về thực hiện chỉ đạo UBND tỉnh trong công tác cải cách TTHC; tình hình, kết quả hoạt động kiểm soát TTHC.

Công khai các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, UBND cấp xã đã được Chủ tịch UBND tỉnh công bố trên Trang thông tin điện tử của huyện.

Tuyên truyền về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của từng cấp, từng ngành; các quy định về giải quyết thủ tục hành chính giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư, lao động, chính sách xã hội, y tế…

Bảng 3.23: Số liệu thống kê về công tác thông tin tuyên truyền cải cách TTHC huyện Đại Từ

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Chênh lệch 2021/2020

Chênh lệch 2022/2021 Đăng bài trên Cổng

thông tin điện tử huyện

Bài 22 19 26 (13,64) 36,84

Đăng bải trên báo

Thái Nguyên Bài 0 1 2 - 100,00

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Chênh lệch 2021/2020

Chênh lệch 2022/2021 Đài truyền thanh

truyền hình huyện Bài 18 23 25 27,78 8,70

Băng rôn, áp phích Cái 103 147 118 42,72 (19,73)

Tờ gấp Tờ 8.500 15.000 12.000 76,47 (17,33)

Tổ chức đối thoại người dân, doanh nghiệp

Cuộc 12 8 21 (33,33) 162,50

(Nguồn: Báo cáo kết quả cải cách hành chính nhà nước huyện Đại Từ các năm 2020, 2021, 2022)

Số liệu trong bảng trên cho thấy, huyện Đại Từ rất chú trọng tới công tác tuyên truyền, phổ biến về cải cách TTHC theo cơ chế Một cửa. Các hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, thông qua các kênh như đăng bài trên Cổng thông tin điện tử huyện, Đài truyền thanh truyền hình huyện, băng rôn, áp phích, đăng tải trên báo Thái Nguyên và tổ chức các cuộc đối thoại với người dân, doanh nghiệp. Trong năm 2021, huyện đã biên soạn và cấp phát 15.000 tờ gấp “Tìm hiểu quy định về dịch vụ công trực tuyến và quy trình thực hiện” đến UBND các xã, thị trấn, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn cấp phát, tuyên truyền đến xóm, tổ dân phố, hộ gia đình, nhân dân trên địa bàn. Đặc biệt trong 02 năm 2020 và 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng huyện Đại Từ vẫn tổ chức được lần lượt 12 cuộc và 8 cuộc đối thoại với người dân, doanh nghiệp về CCHC, trong đó có nội dung về cải cách TTHC, các cuộc đối thoại được diễn ra chủ yếu dưới hình thức trực tuyến để đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch, qua đó đã giúp người dân, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về công tác cải cách TTHC, đồng thời kịp thời giải đáp những thắc mắc của người dân về công tác này.

Ngoài ra, năm 2021 huyện còn tổ chức Hội thi tuyên truyền cải cách hành chính, năm 2022 tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu về công tác cải cách hành chính” với đối tượng tham gia là các CBCCVC, người lao động đang công tác ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện Đại Từ. Thông qua các hội thi và cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về chủ

trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính, giúp trao đổi, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan hành chính nhà nước của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện trong việc thực hiện công tác CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng.

Kết quả khảo sát về công tác thông tin tuyền truyền về cải cách TTHC theo cơ chế Một cửa của UBND huyện Đại Từ được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 3.24. Kết quả khảo sát về công tác thông tin tuyên truyền về cải cách TTHC theo cơ chế Một cửa của UBND huyện Đại Từ

STT Tiêu chí

Đánh giá của CBCC

Đánh giá của người dân, doanh nghiệp Điểm

TB Ý nghĩa Điểm

TB Ý nghĩa

1

Công tác thông tin tuyên truyền về cải cách TTHC được thực hiện tích cực, thường xuyên

4,03 Đồng ý 3,48 Đồng ý

2 Nội dung tuyên truyền về cải

cách TTHC dễ hiểu, sinh động 4,18 Đồng ý 2,98 Bình thường 3 Hình thức tuyên truyền về cải

cách TTHC đa dạng, phù hợp 3,92 Đồng ý 3,11 Bình thường (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Kết quả khảo sát đối với nhóm đối tượng là CBCC đối với công tác thông tin tuyên truyền về cải cách TTHC theo cơ chế Một cửa của UBND huyện Đại Từ được đánh giá khá cao khi cả 03 tiêu chí được đưa ra để đánh giá là “Công tác thông tin tuyên truyền về cải cách TTHC được thực hiện tích cực, thường xuyên”, “Nội dung tuyên truyền về cải cách TTHC dễ hiểu, sinh động” và tiêu chí “Hình thức tuyên truyền về cải cách TTHC đa dạng, phù hợp” đều được đánh giá ở mức đồng ý.

Kết quả khảo sát đối với nhóm đối tượng là người dân, doanh nghiệp chỉ đánh giá cao đối với tiêu chí “Công tác thông tin tuyên truyền về cải cách TTHC được thực hiện tích cực, thường xuyên”. Còn lại 02 tiêu chí là “Nội dung tuyên truyền về cải cách TTHC dễ hiểu, sinh động” và tiêu chí “Hình thức tuyên truyền về cải cách TTHC đa dạng, phù hợp” chỉ được đánh giá ở mức bình thường.

Theo một số người được khảo sát cho biết, công tác tuyên truyền về cải cách TTHC tuy đã được thực hiện thường xuyên, nhưng hiệu quả chưa cao, chưa thực sự lôi cuốn được người dân tham gia hưởng ứng. Việc tuyên truyền những nội dung liên quan đến cải cách TTHC chưa đi vào chiều sâu, chưa tạo ra những chuyển biến căn bản trong nhận thức và trách nhiệm trong thực hiện công vụ cho đội ngũ CBCC và nhân dân. Nhiều người dân và doanh nghiệp thừa nhận chưa biết và chưa thực sự quan tâm nhiều đến các dịch vụ công trực tuyến của huyện. Mặc dù, phòng Văn hóa thông tin và Đài truyền thanh huyện đã tổ chức tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến qua các phương tiện thông tin đại chúng nhưng tỷ lệ người dân biết và sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn thấp. Mặt khác, thói quen dùng giấy tờ, trình độ và điều kiện sử dụng thiết bị CNTT của người dân đặc biệt là đối tượng nông dân, người lớn tuổi còn rất nhiều hạn chế và thiếu gây khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến. Ngoài ra, do tâm lý của người dân lo ngại về sự mất an toàn thông tin khi sử dụng dịch vụ công, hoặc sự chưa rõ ràng về việc chứng thực cho các hồ sơ pháp lý trên mạng.

Do công tác tuyên truyền chưa hiệu quả nên nhiều người dân chưa thực sự hiểu về cơ chế giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa. Không ít người dân khi cần giải quyết các TTHC vẫn trực tiếp đến các phòng, ban chuyên môn của huyện để liên hệ hoặc có tâm lý nhờ người quen hoặc thuê dịch vụ. Việc này gây nên hiện tượng không nề nếp, lộn xộn.

3.4.2.4 Chế độ kiểm tra, tự kiểm tra đối với việc tuân thủ các quy định về thủ tục hành chính

Kiểm tra là một trong những nhiệm vụ cần thiết trong công tác quản lý nhà nước. Thông qua công tác kiểm tra để kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý những vướng mắc hoặc sai sót trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhằm kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý những vướng mắc trong triển khai thực hiện công tác CCHC. Nhận thức được điều này, UBND huyện Đại Từ thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện trong công tác tự kiểm tra kết quả thực hiện kiểm soát TTHC. Qua kiểm tra cho thấy công tác cải cách TTHC, kiểm soát TTHC mặc dù được các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện nhưng vẫn còn một số mặt hạn chế như: các đơn vị chưa cập nhật kịp thời các quyết định công bố TTHC của UBND tỉnh; việc đưa vào tiếp nhận, trả kết quả tại bộ phận Một cửa chưa đầy đủ, đồng bộ, thống nhất (đa số chỉ thực hiện cơ chế Một cửa đối

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại ủy ban nhân dân huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)