Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
1.1. Cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa tại Ủy
1.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng tới cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa tại địa phương
1.1.7.1. Các yếu tố khách quan
a. Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về CCTTHC giúp từng địa phương tạo nên những bước tiến đồng bộ, thống nhất cho công cuộc CCTTHC cũng như CCTTHC theo CCMC nới riêng; tránh sự sai lệch, bỡ ngỡ. Đây chính là nền tảng để các địa phương trên cả nước thực hiện đúng đắn tinh thần CCTTHC.
Bên cạnh đó, để đáp ứng được các đòi hỏi của xã hội nói chung và cải cách TTHC theo cơ chế Một cửa nói riêng thì hệ thống pháp văn bản pháp luật về TTHC cũng như các quy trình thực hiện TTHC phải bảo đảm tính khoa học, phải thỏa mãn các tiêu chí về tính thống nhất, tính minh bạch, tính quy phạm, tính đơn giản nhằm năng cao chất lượng phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và đáp ứng mục đích, yêu cầu xây dựng của một nền hành chính công mang tính phục vụ.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương
Điều kiện KT-XH của địa phương là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới cải cách TTHC theo cơ chế Một cửa. Sự tác động ở đây là sự tác động 2
chiều, qua lại lẫn nhau. Cụ thể, cải cách TTHC có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua việc cải cách TTHC sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính, từ đó thu hút, khuyến khích đầu tư vào địa phương. Theo chiều ngược lại, nếu địa phương có điều kiện KT-XH phát triển sẽ điều kiện thuận lợi cho việc cải cách TTHC theo cơ chế Một cửa của địa phương. Khi đó, địa phương sẽ có nhiều nguồn lực để đầu tư CSVC vào bộ phận Một cửa, công tác thông tin tuyên truyền,… Đặc biệt, với địa phương có dân trí cao sẽ rất thuận lợi cho việc cải cách TTHC, đặc biệt trong việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến như hiện nay.
1.1.7.2. Các yếu tố chủ quan
a. Chất lượng đội ngũ cán bộ làm việc tại bộ phận Một cửa
Suy cho cùng, dù các điều kiện về chính trị, hệ thống pháp luật của nhà nước có quy định chi tiết như thế nào thì nguồn nhân lực là con người vẫn là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình thực hiện cải cách TTHC theo cơ chế Một cửa. Do vậy, đội ngũ CB, CC, VC phải có sự đảm bảo về số lượng và chất lượng để thực hiện một cách tốt nhất yêu cầu đặt ra.
Cần phải có đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác CCTTH nhiệt tình, tâm huyết và năng lực nhất định để tham mưu, đề xuất giúp lãnh đạo cũng như chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ CCTTHC theo CCMC đạt kết quả.
Xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức thực sự có đủ tâm, đủ tầm, trung thực, tận tuỵ với công việc và am hiểu pháp luật, đặc biệt là với đội ngũ cán bộ làm công tác lãnh đạo để kịp thời nắm bắt thông tin, kiến thức mới, phục vụ cho công tác lãnh đạo, điều hành; kịp thời loại bỏ những cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, tham nhũng, biến chất, cơ hội, gây cản trở công cuộc CCTTHC theo CCMC, xây dựng một chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh sẽ đem lại những hiệu quả hết sức tích cực trong giải quyết công việc.
b. Cơ sở vật chất bộ phận Một cửa
Hệ thống cơ sở vật chất bao gồm từ trụ sở làm việc, máy móc thiết bị, mạng Internet, máy vi tính, máy chủ và các chương trình quản lý hồ sơ công việc, việc áp dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục cũng như áp dụng hệ
thống ISO trong quản lý chất lượng công việc, quy chế văn hóa công sở…là một trong yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cải cách TTHC theo cơ chế Một cửa. Dó đó, để thực hiện việc cải cách TTHC theo cơ chế Một cửa theo hướng hiện đại và mang tính phục vụ đòi hỏi phải có những điều kiện cơ sở vật chất nhất định, đặc biệt là bộ phận TN&TKQ cần phải đảm bảo được yêu cầu về vị trí thuận lợi, dễ tìm; trang thiết bị phải được căn cứ vào tính chất công việc nhưng tối thiểu phải có máy vi tính, máy fax, máy in, điện thoại cố định và các trang thiết bị khác để đáp ứng nhu cầu làm việc; đặc biệt chú trọng đến việc áp dụng hệ thống ISO trong quản lý chất lượng công việc và việc ứng dụng CNTT để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ quan HCNN cũng như hiện đại hóa quy trình tiếp nhận, xử lý, giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp.
c. Công tác tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đến được với công chức và người dân để thực hiện có hiệu quả, đó là nhờ công tác tuyên truyền trên các phương tiện, thông tin đại chúng. Trong thời kỳ hiện nay, công nghệ thông tin ngày một hiện đại, góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Vì vậy thực hiện chính sách cải cách thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa liên thông cũng cần được thông tin, tuyên truyền rộng rãi tới mọi người dân, để người dân hiểu được các chính sách, thủ tục hành chính do Nhà nước ban hành, qua đó giúp cho người dân thuận lợi tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát các hoạt động của công chức thực hiện nhiệm vụ. Công tác tuyên truyền nếu không thực hiện tốt hoặc thực hiện sai sẽ dẫn tới công cuộc cải cách TTHC theo mô hình một cửa liên thông kém chất lượng và hiệu quả không cao.
d. Chế độ kiểm tra, giám sát đối với việc tuân thủ các quy định về thủ tục hành chính Cơ chế kiểm tra, giám sát là tổng hợp các hình thức và các biện pháp do luật định để theo dõi, kiểm tra và giám sát quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy công quyền tại Bộ phận một cửa liên thông, cũng như công vụ do các công chức làm việc tại bộ máy đó thực hiện có đạt hiệu quả, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản được Nhà nước quy định và có được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của xã hội hay không. Hệ thống các cơ quan, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương cần thường xuyên thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, quản lý trong cải cách thủ tục hành chính. Các cơ quan này vừa ban hành các quy định, vừa trực tiếp
tham gia giám sát các tổ chức, cá nhân thực hiện theo các văn bản được ban hành.
Việc cải cách TTHC theo mô hình một cửa liên thông cũng vậy, cần sự hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát thường xuyên để nắm bắt được tình hình thực tế tại Bộ phận một cửa liên thông, qua đó kịp thời có những chính sách điều chỉnh phù hợp.