Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ubnd cấp xã trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 42)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

1.2 Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ủy ban nhân dân cấp xã

1.2.1 Kinh nghiệm của một số địa phương

1.2.1.1 Kinh nghiệm của huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Đội ngũ CB ở cấp xã là người giữ vai trò quan trọng trong việc hiện thực hoá sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước về mọi mặt của đời sống Kinh tế- Xã hội ở cơ sở. Là người trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào tổ chức thưc hiện. Ý thức sâu sắc công tác cán bộ và quản lý CB, CC đặc biệt là đội ngũ CB, CC cấp xã, trong những năm qua Ban Chấp hành Đảng bộ, UBND huyện đã đề ra nhiều nghị quyết, văn bản, đề án về tăng cường quản lý đội ngũ CB, CC cấp xã của huyện Gia Lộc.

Hiện tổng số cán bộ, công chức cấp xã huyện Gia Lộc tính đến hết 30/11/2020 là 312 người (trong đó cán bộ 177 người (56,7%), công chức 135 người (43,3%); giới tính nam 225 người (72,1%), nữ 87 người (27,9%).

+ Về trình độ chuyên môn: Trên đại học 07 người (2,2%), đại học 245 người

(78,5%), cao đẳng 13 người (4,2%), trung cấp 42 người (13,5%), chưa có bằng chuyên môn 05 người (1,6%)

+ Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 03 người (1,0%), Trung cấp 239 người (76,6%); Sơ cấp 59 người (18,9%)

+ Về trình độ quản lý nhà nước: Cán bộ, công chức cấp xã có 190 người có trình độ quản lý nhà nước từ chuyên viên trở lên (60,9%). Trong đó, cán bộ 125 người;

công chức 65 người.

+ Về trình độ tin học: Cán bộ, công chức cấp xã có có trình độ tin học theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản là 277 người (88,8%). Trong đó, cán bộ có 152 người; công chức có 125 người.

Hầu hết cán bộ, công chức cấp xã luôn giữ được phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh; có tinh thần đoàn kết, thống nhất, trách nhiệm trong công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có ý thức tổ chức, kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, quy chế của tổ chức, địa phương, cơ quan, đơn vị.

Qua nghiên cứu thực tế tại địa phương cho thấy:

- Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức đã đi vào nề nếp theo đúng quy định, đảm bảo dân chủ, khách quan, đúng chất lượng; hằng năm có trên 98,0% cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc đạt trên 90,0%.

- Công tác quy hoạch cán bộ đã được cấp ủy quan tâm thực hiện đảm bảo phương châm “động” và “mở”, gắn việc quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của từng chức danh công tác. Quy hoạch cấp ủy và các chức danh chủ chốt cơ bản đảm bảo cả về số lượng và chất lượng: Một người được quy hoạch từ 2 đến 3 chức danh và một chức danh quy hoạch từ 2 đến 3 người. Định kỳ thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch ở một số chức danh có sự biến động cán bộ và nhu cầu sử dụng nguồn quy hoạch. Hầu hết các đồng chí trong quy hoạch đều được quan tâm tạo điều kiện để được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Nhận thức rõ công tác cán bộ có vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, những năm qua, huyện Gia Lộc luôn chú trọng công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Công tác điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu cán bộ ứng cử đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, đúng quy trình quy định. Hầu hết cán bộ, công chức sau luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đều đáp ứng yêu cầu và làm việc có hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức đảm bảo theo đúng quy định, đáp ứng cơ bản về yêu cầu tiêu chuẩn của từng chức danh. Để làm tốt công tác luân chuyển cán bộ, Ban Tổ chức Huyện ủy tích cực tham mưu giúp Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ dựa trên yêu cầu thực tế công tác cán bộ của huyện, của các xã, thị trấn để lựa chọn cán bộ luân chuyển cũng như chọn đơn vị luân chuyển cán bộ; dự kiến thời gian luân chuyển và đặc biệt là hướng bố trí sử dụng sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ để cán bộ được luân chuyển yên tâm nhận nhiệm vụ. Thực hiện chủ trương bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý không phải là người địa phương và việc không giữ chức vụ chủ chốt quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, đơn vị; Ban Thường vụ huyện uỷ thống nhất và thực hiện nghiêm chủ trương cán bộ lãnh đạo chủ chốt không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ trong một địa phương, đơn vị; đồng thời căn cứ vào tiêu chuẩn và năng lực cán bộ để bố trí, sử dụng cán bộ, không phân biệt là người địa phương hay người ngoài huyện nhằm nâng cao hiệu quả công tác.

- Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức; kịp thời phát hiện, ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm, đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

- Đảm bảo tốt các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức; kịp thời biểu dương, khen thưởng cán bộ, công chức có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có kinh nghiệm công tác, am hiểu tình hình thực tế của địa phương, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong cộng đồng dân cư và được nhân dân tín nhiệm; có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, tâm huyết với công việc (Cổng thông tin điện tử huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương).

1.2.1.2 Kinh nghiệm của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Huyện Ba Vì có 31 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 1 thị trấn Tây Đằng và 30 xã. Chính quyền xã thuộc huyện Ba Vì được tổ chức và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đúng quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 (đối với nhiệm kỳ 2016 – 2021 và các nhiệm kỳ trước đó) và hiện nay theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, bao gồm Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân (UBND) xã.

Từ tháng 8/2008, Ba Vì được sáp nhập về thành phố Hà Nội, được sự quan tâm của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội, Huyện ủy, UBND huyện Ba Vì và Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn nên chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã của huyện được nâng lên, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Theo số liệu của Ban Tổ chức Huyện ủy và Phòng Nội vụ huyện Ba Vì, tính đến ngày 31/12/2021, huyện Ba Vì có tổng số 619 CBCC cấp xã, trong đó cán bộ có 316 người; công chức có 303 người. Đội ngũ CBCC cấp xã của huyện Ba Vì có tỷ lệ cơ cấu tương đối đồng đều, tỷ lệ CBCC là nữ chiếm 19%;

Tỷ lệ CBCC là người dân tộc Kinh chiếm 84,4%. Số CBCC là đảng viên chiếm 98.3%, điều đó cho thấy sự quan tâm phát triển đảng trong đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Ba Vì.

Thực tế hiện nay số cán bộ cấp xã ở huyện Ba Vì có độ tuổi từ 46 – 60 với 186 CBCC chiếm tỷ lệ 63%, dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 8,2%. Số CBCC có thâm niên công tác trên 10 năm chiếm tỷ lệ cao, điều đó giúp cho cấp ủy, chính quyền cấp xã có đội ngũ CBCC dày dặn kinh nghiệm, có kỹ năng, giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh tại địa bàn. Số CBCC chức cấp xã của huyện Ba Vì hiện nay có trình độ đại học chiếm tỷ lệ khá (76,6%), sau đại học chiếm 6,8%.

Để có được kết quả trên, thời gian qua, UBND huyện Ba Vì đã quan tâm, chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã, từ khâu tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, đảm bảo đúng quy định, đúng người, đúng vị trí, phù hợp chuyên môn. Trong đó, tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng, coi đây là khâu quan trọng, then chốt, góp phần tạo hiệu quả công tác cán bộ. Trong thời gian qua, phòng Nội vụ huyện đã chủ động tham mưu cho UBND huyện các giải pháp để nâng cao nghiệp vụ đạt chuẩn chuyên môn đối với CBCC. Quan tâm việc cử cán bộ công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đảm bảo đúng đối tượng, phù hợp với vị

trí việc làm, đáp ứng được các tiêu chuẩn khi tham gia đào tạo bồi dưỡng theo quy định. Duy trì chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm nhầm cập nhật những kiến thức mới, trang bị phương pháp, kỹ năng làm việc khoa học, hiệu quả, góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ và phục vụ nhân dân. Bảo đảm đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn vị trí việc làm và chức danh theo quy định phục vụ công tác cán bộ và phát triển nguồn nhân lực của huyện.

Huyện ủy chỉ đạo các cấp ủy Đảng chú trọng lựa chọn những cán bộ có đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực thực tiễn, mức độ tín nhiệm để đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể cấp huyện và xã, trong đó ưu tiên lựa chọn những cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ người dân tộc thiểu số đã được đào tạo cơ bản, có triển vọng phát triển. Hàng năm, các cấp ủy dựa vào kết quả đánh giá cán bộ, đánh giá chất lượng đảng viên, ý kiến nhận xét của cấp ủy nơi cư trú, ý kiến đóng góp của mặt trận và các đoàn thể chính trị đối với cán bộ để lựa chọn đưa vào diện quy hoạch.

Công tác quy hoạch cán bộ được các cấp ủy Đảng thực hiện công khai, dân chủ theo phương châm quy hoạch "động" và "mở", từ đó huyện đã chủ động hơn trong công tác cán bộ.

Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá CBCC cấp xã tại huyện Ba Vì được thực hiện thường xuyên kết hợp với kiểm tra đột xuất, có trọng tâm, trọng điểm của cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể ở cấp xã cũng như thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc cấp xã. Đặc biệt, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, tinh thần tương thân tương ái, tuyệt đối không lợi dụng công tác kiểm tra, giám sát để moi móc, cố ý trù dập cán bộ.

Đối với những CBCC cấp xã yếu kém về năng lực và phẩm chất, không đáp ứng được yêu cầu công tác thì có kế hoạch luân chuyển sang làm công việc khác phù hợp, hoặc động viên họ xin thôi việc để bố trí, tuyển dụng người có đủ năng lực đáp ứng được vị trí công tác.

Công tác luân chuyển cán bộ, nhất là từ huyện về cơ sở thời gian qua được các địa phương tiến hành thường xuyên, hiệu quả. Thông qua đó tạo hiệu quả giúp tăng nguồn lực, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở; tạo điều kiện để cán bộ rèn luyện,

phát huy trí tuệ từ môi trường thực tiễn. Hàng năm, cấp ủy huyện xây dựng kế hoạch luân chuyển, tiếp nhận, điều động cán bộ; luân chuyển vị trí công tác của cán bộ lãnh đạo từ huyện xuống xã, từ xã lên huyện. Điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với những người được phân công làm công tác nhân sự hoặc theo dõi công tác cán bộ tại 1 địa bàn, lĩnh vực đã đảm nhiệm công việc 5 năm liên tiếp hoặc khi thấy cần thiết.

Đây cũng là 1 trong những giải pháp quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí của cấp ủy, cơ quan, đơn vị từ huyện đến cơ sở. Đặc biệt, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chú trọng công tác luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ.

Bên cạnh đó, huyện có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời, xứng đáng đối với những CBCC được Nhân dân tín nhiệm, gắn liền với hiệu quả công việc được giao. Đồng thời, phải có hình thức xử lý phù hợp, nghiêm minh đối với CBCC không có năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm những quy định trong thực thi nhiệm vụ.

Huyện chú trọng trang bị các điều kiện về cơ sở vật chất và các phương tiện làm việc khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của CBCC cấp xã, đặc biệt là các địa phương kinh tế còn khó khăn để giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Với sự quan tâm chỉ đạo thực huyện từ cấp huyện đến cấp xã, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã đều đã được nâng cao. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ công chức trẻ, việc đào tạo bồi dưỡng đã tạo được nguồn cán bộ có năng lực, từng bước góp phần trẻ hóa đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. Qua đó, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đến nay cơ bản phát huy được năng lực, sở trường công tác, góp phần đáp ứng yêu cầu công việc, từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, vì dân phục vụ (Cổng thông tin điện tử huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội).

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ubnd cấp xã trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)