Chương 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
4.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ
4.3.2 Nhóm giải pháp bổ trợ
4.3.2.1 Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho nguồn nhân lực cấp xã Để xây dựng được nguồn nhân lực cấp xã có đủ bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cần quan tâm thực hiện một số giải pháp:
Một là, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, không ngừng rèn luyện nâng cao tinh thần trách nhiệm của nguồn nhân lực; xây dựng nguồn nhân lực cấp xã mạnh về số lượng, đảm bảo chất lượng, có tinh thần giác ngộ cách mạng cao, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, phấn đấu hết mình để xây dựng nhà nước Việt Nam pháp quyền Xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Hai là, đẩy mạnh công tác tự phê bình và phê bình trong kiểm điểm nhằm đánh
giá toàn diện, công tâm, khách quan, trung thực nhận thức chính trị, tư tưởng đạo đức lối sống, năng lực thực tiễn để có phương án sử dụng, đào tạo, quy hoạch, luân chuyển, điều động, thay thế CBCC.
Ba là, làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm. Chú trọng công tác tự kiểm tra của CBCC và người HĐKCT trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi một cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của người dân, kịp thời, chất lượng.
Bốn là, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tới đội ngũ nguồn nhân lực cấp xã. Mỗi một CBCC và người HĐKCT cấp xã phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết chú trọng nội dung làm theo.
Năm là, xây dựng và thực hiện tốt cơ chế giám sát của nhân dân và của các tổ chức chính trị - xã hội đối với hoạt động nguồn nhân lực cấp xã. Đây là biện pháp quan trọng để nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, hiệu quả của nguồn nhân lực cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ.
Để phát huy tính tích cực, chủ động và tinh thần tự giác của mỗi cán bộ, công chức xã đối với việc tự học, tự rèn luyện, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:
Các cấp ủy, chính quyền xã cần xây dựng các quy chế, quy định cụ thể về chế độ học tập, rèn luyện của đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung, đội ngũ cán bộ xã nói riêng, trong đó cần chú ý quy định trách nhiệm cá nhân của từng cán bộ, công chức đối với việc tự học, tự rèn luyện nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Cần quy định việc tự học, tự rèn luyện thành một tiêu chí để đánh giá cán bộ, công chức xem xét thi đua, khen thưởng cuối năm đối với từng cán bộ, công chức để mỗi cán bộ ý thức hơn về trách nhiệm tự nâng cao chất lượng của bản thân, từ đó mới tích cực, chủ động và tự giác hơn trong việc tự học, tự rèn luyện.
BTV Huyện ủy và BTV đảng ủy xã phải thường xuyên theo dõi, động viên, nhắc nhở, đôn đốc và tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần để cán bộ xã tự học, tự rèn luyện. Định kỳ sáu tháng hoặc cuối năm, nên tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả việc tự học, tự rèn luyện của cán bộ, qua đó tuyên dương
những cán bộ có tinh thần tự giác cao trong học tập và rèn luyện, đồng thời kịp thời phê bình những cán bộ còn yếu kém về một hoặc nhiều mặt nhưng không tích cực phấn đấu học tập và rèn luyện, tự bằng lòng với những kiến thức và những gì mình có.
4.3.2.2 Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát nguồn nhân lực cấp xã Công tác quản lý, giám sát CBCC và người HĐKCT cấp xã có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cấp xã. Thực tiễn những năm qua cho thấy đội ngũ nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ đông nhưng chưa mạnh, vẫn tồn tại nhiều sai phạm. Nếu không được kiểm tra, uốn nắn kịp thời sẽ đẩy CBCC mắc sai lầm lớn hơn, dẫn đến mất lòng tin trong nhân dân, uy tín scủa Đảng, Nhà nước đối với nhân dân bị giảm sút đáng kể. Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, giám sát nguồn nhân lực cấp xã cần thực hiện một số nội dung sau:
- Cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quy định số 179-QĐ/TW ngày 25/02/2019 của Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy chế về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, nhằm kịp thời nêu gương những CBCC và người HĐKCT tốt, đồng thời ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc và kịp thời xử lý những vi phạm của nguồn nhân lực cấp xã.
- Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát nguồn nhân lực cấp xã phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, không chờ khi có vi phạm nghiêm trọng các quy định, chính sách Nhà nước mới kiểm tra xử lý kỷ luật.
- Cần tập trung chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc nguồn nhân lực cấp xã đảm nhiệm các chức danh, vị trí dễ phát sinh các hiện tượng tiêu cực như: địa chính nhà đất, tài nguyên môi trường, bộ phận thực hiện chi trả chế độ bảo trợ xã hội cho các đối tượng chính sách, cán bộ thu chi các loại quỹ, thuế, phí, lệ phí, cấp các loại giấy phép, chứng thực nhận hồ sơ tài liệu, văn bằng chứng chỉ, lập thủ tục thẩm định các hồ sơ công dân vay vốn. Giám sát việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo; giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân ...
- Tăng cường sự thống nhất về nhận thức và hành động của hệ thống chính trị ở cơ sở, sự phối hợp của Chính quyền; tinh thần chủ động, sáng tạo của Mặt trận và đoàn thể chính trị xã hội tại địa phương trong công tác kiểm tra, giám sát nguồn nhân lực cấp xã, không nên xem nhẹ chức năng giám sát của Mặt trận.
- Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền hoạt động kiểm tra, giám sát trong cán bộ và nhân dân nhằm thực hiện chế độ nhân dân tham gia xây dựng và giám sát, kiểm tra hoạt động của chính quyền cấp xã theo tinh thần của quy chế dân chủ cơ sở. Nhân dân chính là “tai mắt” quan trọng nhất trong đánh giá hiệu quả làm việc của nguồn nhân lực cấp xã và ý kiến, nhận xét của quần chúng là cơ sở thiết thực đối với hoạt động kiểm tra, giám sát nguồn nhân lực cấp xã.
4.3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác tham mưu, coi trọng tổng kết thực tiễn về công tác tổ chức nguồn nhân lực cấp xã
Các cấp ủy, tổ chức đảng thường xuyên lãnh đạo, chăm lo xây dựng, kiện toàn, bồi dưỡng bộ máy và đội ngũ cán bộ tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ;
xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ thật sự tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt coi trọng lựa chọ, bố trí đúng người đứng đầu cơ quan tổ chức cán bộ các cấp và người trực tiếp tham mưu ề công tác tổ chức cán bộ. Hoàn thiện các quy định cụ thể chức trách, nhiệm vụ từng chức danh cán bộ, công chức nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và nêu cao trách nhiệm cá nhân.
Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh công tác tham mưu, xác định rõ trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan tham mưu trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
Tiếp tục xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành về công tác tổ chức, cán bộ.
Tăng cường công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn về công tác cán bộ, xây dựng và triển khai các đề tài, đề án về công tác cán bộ.
4.3.2.4 Trang bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Cần đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện làm việc cho cán bộ,
công chức. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị cần quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc, học tập để cán bộ, công chức phát huy tốt năng lực, sở trường công tác đạt hiệu quả cao nhất, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hiện đại hóa hành chính Nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý hành chính là chủ trương đang được huyện Đại Từ triển khai thực hiện trước đây nhiều năm và đến nay đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan quản lý nhà nước của huyện không chỉ hướng đến xây dựng một nền hành chính hiện đại, hiệu quả mà còn tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn trong quá trình thực hiện các giao dịch hành chính với cơ quan Nhà nước. Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước, nếu không sẽ gây khó khăn và hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước của các xã tại huyện Đại Từ. Vì vậy, trong thời gian tới, huyện Đại Từ cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau:
Huyện cần đầu tư, bổ sung trang thiết bị công nghệ thông tin bị hỏng hoặc không phù hợp kỹ thuật.
Nâng cấp hệ thống mạng nội bộ tại các phòng, ban của huyện và UBND các xã, thị trấn phục vụ xây dựng chính quyền điện tử.
Tăng cường công tác đào tạo tập huấn nghiệp vụ, tập trung “cầm tay chỉ việc” trực tiếp cho cán bộ xã.
Bên cạnh đó, huyện cần hỗ trợ các cơ quan, phòng ban, UBND xã, thị trấn phần mềm quản lý văn bản, hệ thống mạng nội bộ toàn huyện, phần mềm một cửa điện tử tập trung, hộp thư công vụ.
Tăng cường thực hiện giải pháp họp không giấy tờ và ứng dụng giao việc tức thời - nhắc việc thông minh trong các cuộc họp UBND huyện.
Song song đó, huyện cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kịp thời việc triển khai ứng dụng CNTT tại các xã, thị trấn bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm.
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm về hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan, đơn vị mình.