Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ubnd cấp xã trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 49)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin a. Đối với thông tin thứ cấp

Việc thu thập các thông tin thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thực hiện bằng việc sử dụng các thông tin bao gồm:

- Từ các phòng, ban liên quan của tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từ: các văn kiện, nghị quyết; các số liệu về điều kiện tự nhiên, KT-XH huyện Đại Từ; Các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận có liên quan; Báo cáo thống kê chính thức về tình hình đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện Đại Từ các năm 2020, 2021, 2022.

- Dữ liệu từ Trung tâm học liệu - ĐHTN, Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Kinh tế & QTKD: thu thập một số công trình khoa học đã được công bố tại Đại học Kinh tế & QTKD - ĐHTN như luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

- Từ Internet: đối với các thông tin từ sách, báo tạp chí, văn bản Luật, Nghị định, Thông tư của cơ quan nhà nước được đăng tải trên các Website,... tác giả sử dụng công cụ Internet để tìm hiểu, tổng hợp phục vụ nghiên cứu.

b. Đối với thông tin sơ cấp

Để củng cố thêm độ chính xác và phù hợp của các thông tin thu thập được, đồng

thời làm rõ thêm các luận cứ khoa học phục vụ nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập thông tin sơ cấp, cụ thể:

- Mục đích điều tra: thu thập thêm thông tin về chất lượng nguồn nhân lực cấp xã, các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ để củng cố thêm độ chính xác và sự phù hợp của các thông tin thứ cấp thu thập được, đồng thời làm rõ thêm các luận cứ khoa học phục vụ nghiên cứu.

- Đối tượng điều tra: đại diện lãnh đạo, cán bộ quản lý huyện Đại Từ; các cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ; các cán bộ không chuyên trách cấp xã và người dân trên địa bàn các xã, thị trấn huyện Đại Từ.

- Số lượng điều tra:

Việc chọn mẫu điều tra nghiên cứu ảnh hưởng rất lớn tới kết quả điều tra, mẫu được chọn phải đảm bảo tính đại diện và số lượng mẫu phải đủ lớn để không làm sai lệch kết quả điều tra và thỏa mãn đảm bảo độ tin cậy. Để nghiên cứu các vấn đề nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, áp dụng công thức Slovin (1960) để tính toán cỡ mẫu:

n =

Trong đó: n: cỡ mẫu điều tra tối thiểu N: Số lượng tổng thể

e: khoảng tin cậy (mức độ sai số)

+ Đối với đối tượng điều tra là cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đại Từ:

Tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đại Từ tại thời điểm tháng 12/2022 đang có là 588 người. Với mức độ sai số là 5% thì cỡ mẫu tối thiểu để điều tra CBCC cấp xã tính toán theo công thức trên được là n = 238 người.

Hiện tại, huyện Đại Từ có tất cả 29 xã, thị trấn. Do đó, tác giả sẽ phỏng vấn 261 cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ. Mỗi xã, thị trấn sẽ phỏng vấn 09 người. Trong đó, sẽ bao gồm đại điện lãnh đạo xã, thị trấn, đại diện các tổ chức, đoàn thể của địa phương.

+ Đối với đối tượng điều tra là người hoạt động không chuyên trách cấp xã:

Tính đến thời điểm 31/12/2022, trên địa bàn huyện Đại Từ có tất cả 429 cán bộ không chuyên trách cấp xã. Áp dụng công thức Slovin, với sai số là 5% thì cỡ mẫu tối thiểu điều tra nhóm đối tượng này là 207 người. Mỗi xã, thị trấn sẽ phỏng vấn ngẫu nhiên 08 người là cán bộ không chuyên trách của xã, thị trấn đó. Tổng số cán bộ không chuyên trách của 29 xã, thị trấn được phỏng vấn là 232 người.

+ Đối với đối tượng điều tra là lãnh đạo, cán bộ quản lý huyện Đại Từ:

Tác giả sẽ phỏng vấn 01 người là Chủ tịch/Phó Chủ tịch huyện phụ trách công tác tổ chức cán bộ, 01 người là đại điện phòng Nội Vụ huyện. Tổng số 02 người.

+ Đối với đối tượng điều tra là người dân trên địa bàn các xã, thị trấn huyện Đại Từ:

Tổng số dân của huyện Đại Từ là 176.030 người. Với mức độ sai số là 5% thì cỡ mẫu tối thiểu để điều tra người dân tính toán theo công thức trên được là n = 399.

Do huyện Đại Từ có tất cả 29 đơn vị hành chính nên để thuận tiện cho công tác điều tra ta tiến hành điều tra 406 phiếu (14 phiếu/xã (thị trấn) mang tính đại diện). Mỗi xã/thị trấn, tác giả tiến hành điều tra ngẫu nhiên 14 người dân.

Vậy, tổng số phiếu điều tra là 901 phiếu, trong đó cán bộ là 495 phiếu và người dân là 406 phiếu.

- Công cụ thu thập thông tin sơ cấp là bảng hỏi được thiết kế sẵn với các thông tin gắn với các nội dung về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cấp xã được thể hiện trong Phụ lục 01.

- Các thước đo và thang đo được sử dụng:

Để đánh giá chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực của UBND cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Cụ thể:

Các biến quan sát trong phiếu điều tra được trả lời theo thang đo 5 mức độ từ 1 đến 5 với quy ước: 1 - rất không đồng ý; 2 - không đồng ý; 3 - bình thường; 4 - đồng ý; 5 - rất đồng ý.

Kết quả điểm số trung bình của các đối tượng điều tra theo từng biến quan sát sẽ phản ánh mức độ cảm nhận đối với chất lượng nguồn nhân lực của UBND cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ.

Giá trị khoảng cách = (Giá trị lớn nhất – Giá trị nhỏ nhất)/n

= (5 - 1)/5 = 0,8

Với giá trị khoảng cách là 0,8, ý nghĩa của điểm số trung bình như sau:

Bảng 2.1: Ý nghĩa của điểm số trung bình

STT Điểm trung bình Ý nghĩa

1 1,00 – 1,80 Rất kém

2 1,81 - 2,60 Kém

3 2,61 - 3,40 Trung bình

4 3,41 - 4,20 Khá

5 4,21 - 5,00 Tốt

(Nguồn: Trần Tiến Khai, Giáo trình Phương pháp nghiên cứu kinh tế - Kiến thức cơ bản, 2012) - Thời gian điều tra: tác giả bắt đầu tiến hành điều tra từ tháng 04/2023, thực hiện điều tra trong thời gian khoảng 01 tháng.

- Phương pháp điều tra: điều tra trực tiếp hoặc gửi qua mail cho đối tượng được điều tra.

- Nội dung điều tra:

+ Về chất lượng nguồn nhân lực cấp xã: về cơ cấu đội ngũ, về thể lực, về trí lực, về tâm lực

+ Về các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cấp xã: công tác quy hoạch và xây dựng vị trí việc làm, công tác tuyển dụng, công tác bố trí, sử dụng, công tác đào tạo, bồi dưỡng, công tác đánh giá, phân loại, chế độ đãi ngộ đối với nguồn nhân lực cấp xã.

2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin 2.2.2.1. Sàng lọc thông tin thu thập được.

Các thông tin thu thập được, trước khi đưa vào phân tích cần được sàng lọc, xử lý. Việc sàng lọc thông tin thu thập được trước khi phân tích là cần thiết để tránh những thông tin trùng lặp, những thông tin chưa rõ ràng, độ chính xác chưa cao. Ngoài ra, việc sàng lọc thông tin thu thập được giúp tác giả có thể sắp xếp sử dụng các thông tin phân tích theo thứ tự logic gắn với các nội dung của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cấp xã và lần lượt giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đề ra.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Các phương pháp phân tích số liệu sử dụng trong nghiên cứu này gồm:

- Phương pháp mô tả thống kê: phương pháp này được sử dụng để mô tả tính chất, đặc tính cơ bản của một số dữ liệu sử dụng trong bài thông qua các cách thức như sử dụng sơ đồ, biểu đồ, sử dụng các bảng số liệu nhằm chỉ rõ các phương thức và quá trình thực hiện trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cấp xã. Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này.

- Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh: Là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng trong phân tích đánh giá.

Trong nghiên cúu luận văn tác giả sử dụng phương pháp so sánh với lý do của việc cần so sánh đó là từng con số đơn lẻ hầu như không có ý nghĩa trong việc kết luận về mức độ tốt, xấu trong đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của UBND cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ.

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau

- Biểu hiện bằng số: Có thể tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm (%).

- Phương pháp so sánh gồm các dạng: so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ubnd cấp xã trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)