Chương 3 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
3.2.3 Chất lượng trí lực nguồn nhân lực cấp xã
Trong những năm qua, nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ không ngừng được nâng cao về trình độ, bằng cấp chuyên môn, số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng 3.6 dưới đây.
Bảng 3.9: Trình độ học vấn của nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ
Chỉ tiêu
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch (%) Số
lượng (Người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng (Người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng (Người)
Tỷ trọng
(%)
2021/
2020
2022/
2021 Tổng số 1.035 100,00 1.035 100,00 1.017 100,00 0,00 -1,74
Thạc sĩ 23 2,22 22 2,13 24 2,36 -4,35 9,09
Đại học 785 75,85 889 85,89 956 94,00 13,25 7,54
Cao đẳng 91 8,77 45 4,35 22 2,16 -50,43 -51,11
Trung cấp 133 12,81 76 7,30 15 1,47 -42,97 -80,16
Chưa qua
đào tạo 4 0,35 4 0,35 0 0,00 -0,87 -100,00
(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Đại Từ năm 2020, 2021, 2022 ) Số liệu trong bảng cho thấy, trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ giai đoạn 2020 - 2022 có xu hướng tăng dần tỷ trọng CBCC và người HĐKCT có trình độ đại học trở lên và giảm dần tỷ trọng CBCC, người HĐKCT có trình độ cao đẳng, trung cấp và đặc biệt là đến năm 2022, không còn trường hợp nào chưa qua đào tạo chuyên môn. Sự biến động này là do nhiều CBCC và người HĐKCT đã ý thức và tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn để đạt chuẩn theo quy định, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc được giao. Đây là xu hướng tích cực thúc đẩy phát triển của nguồn nhân lực cấp xã, làm tiền đề cho việc phát triển KT- XH của các xã, thị trấn từ đó phát triển KT- XH trong toàn huyện.
b. Về trình độ ngoại ngữ, tin học
Ngày nay, khi thời đại công nghệ ngày càng phát triển và đất nước đang trong thời kỳ hội nhập thì yêu cầu đối với nguồn nhân lực cấp xã ngày càng nâng cao, nhất là đối với tin học và ngoại ngữ. Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong thời gian qua huyện Đại Từ đã quan tâm nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ nguồn nhân lực cấp xã, kết quả số lượng có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ trở lên có xu hướng tăng qua các năm.
Bảng 3.10: Trình độ ngoại ngữ, tin học của nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ
Chỉ tiêu
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch
(%) Số lượng
(Người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng (Người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng (Người)
Tỷ trọng
(%)
2021/
2020
2022/
2021
Tin học
Trung cấp trở
lên
10 1,02 11 1,11 14 1,43 10,00 27,27
Chứng
chỉ 966 98,98 980 98,89 963 98,57 1,45 -1,73
Tổng số 976 100,00 991 100,00 977 100,00 1,54 -1,41
Ngoại ngữ
Đại học
trở lên 1 0,14 1 0,14 1 0,14 0,00 0,00
Chứng
chỉ 708 99,86 729 99,86 728 99,86 2,97 -0,14
Tổng số 709 100,00 730 100,00 729 100,00 2,96 -0,14 Tỷ lệ người có
chứng chỉ tin học trở lên (%)
94,30 - 95,75 - 96,07 - - -
Tỷ lệ người có chứng chỉ ngoại
ngữ trở lên (%)
68,50 - 70,53 - 71,68 - - -
(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Đại Từ năm 2020, 2021, 2022 ) Số liệu trong bảng trên cho thấy, tỷ lệ người có chứng chỉ tin học và chứng chỉ ngoại ngữ trở lên trong tổng số nguồn nhân lực cấp xã trên đại bàn huyện Đại Từ đang ngày càng tăng lên, đặc biệt là chứng chỉ tin học. Cụ thể, đối với trình độ tin học, tỷ lệ người có chứng chỉ tin học trở lên tính đến hết năm 2022 là 977 người, chiếm 96,07% tổng nguồn nhân lực cấp xã, trong đó có 11 người có trình độ trung cấp trở lên. Đối với trình độ ngoại ngữ, năm 2022 có tất cả 729 người có chứng chỉ
ngoại ngữ trở lên, chiếm tỷ lệ 71,68% trong tổng nguồn nhân lực cấp xã, trong đó có 01 người trình độ đại học trở lên.
Có thể thấy, trong những năm qua, huyện Đại Từ và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có nhiều giải pháp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, trong đó đặc biệt khuyến khích CBCC và người HĐKCT đăng ký đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, từng bước chuẩn hóa nguồn nhân lực cấp xã, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
c. Về trình độ quản lý nhà nước
Nhằm hiện thực hóa các văn bản quy định về đào tạo bồi dưỡng CBCC nói chung và bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên, chuyên viên chính trở lên nói riêng, thời gian qua, công tác bồi dưỡng QLNN cho đội ngũ nguồn nhân lực cấp xã đã được huyện Đại Từ đặc biệt quan tâm. Thông qua đó, giúp nguồn nhân lực cấp xã nâng cao năng lực công tác trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao, đồng thời, hoàn thiện các tiêu chuẩn của ngạch và của từng vị trí chức danh.
Bảng 3.11: Trình độ quản lý nhà nước của nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ
Chỉ tiêu
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch (%) Số
lượng (Người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng (Người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng (Người)
Tỷ trọng
(%)
2021/
2020
2022/
2021 Tổng số 1.035 100,00 1.035 100,00 1.017 100,00 0,00 -1,74 Chuyên viên
chính trở lên 6 0,58 4 0,39 4 0,39 -33,33 0,00
Chuyên viên 764 73,82 801 77,39 839 82,50 4,84 4,74
Chưa qua đào
tạo 265 25,60 230 22,22 174 17,11 -13,21 -24,35
(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Đại Từ năm 2020, 2021, 2022 ) Có thể thấy, trình độ quản lý nhà nước của nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ đang thay đổi theo hướng tích cực: số lượng người có trình độ chuyên
viên chính trở lên tương đối ổn định, số lượng người có trình độ chuyên viên liên tục tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2020 chỉ có 764 chuyên viên nhưng đến năm 2021, con số này đã tăng lên đạt 801 người, tức tăng 4,84%, đến năm 2022 con số này là 839 người, tương ứng tăng 4,74%. Ngược lại, số người chưa qua đào tạo quản lý nhà nước đang ngày càng giảm dần, năm 2020 có 265 người nhưng đến năm 2021 chỉ còn 230 người và năm 2022 là 174 người.
Việc bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước là rất quan trọng đối với công chức xã, bởi vậy sau khi được tuyển dụng phải trải qua lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý nhà nước để làm quen với công việc sẽ đảm nhiệm trong cơ quan nhà nước ở địa phương. Đồng thời, để tích lũy các kỹ năng đáp ứng yêu cầu trong cải cách chính.
Trong thời gian qua, mặc dù số lượng và tỷ lệ CBCC và người HĐKCT cấp xã có trình độ quản lý nhà nước đang dần được nâng lên, tuy nhiên mức tăng còn chậm và tỷ lệ người chưa qua đào tạo vẫn tương đối cao. Do đó, trong thời gian tới, huyện cần chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao trình độ quản lý nhà nước cho nguồn nhân lực cấp xã.
* Kết quả khảo sát về trí lực của nguồn nhân lực cấp xã
Kết quả khảo sát đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, CBCC và người HĐKCT cấp xã về trí lực của nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ được thể hiện qua bảng dưới đây.
Bảng 3.12: Kết quả khảo sát cán bộ về trí lực của nguồn nhân lực cấp xã
STT Tiêu chí Điểm đánh giá
ĐTB Ý
nghĩa 1 2 3 4 5
1 Nguồn nhân lực cấp xã có trình độ
chuyên môn đáp ứng yêu công việc 0 3 134 326 32 3,78 Khá 2 Nguồn nhân lực cấp xã có đầy đủ
kỹ năng nghề nghiệp 0 23 131 295 46 3,74 Khá
3
Kỹ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực cấp xã đáp ứng được yêu cầu công việc
0 35 144 288 28 3,63 Khá (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)
Kết quả khảo sát cho thấy, cả 03 tiêu chí được đưa ra để đánh giá về trí lực của nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ đều được đánh giá cao. Cụ thể, tiêu chí “Nguồn nhân lực cấp xã có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu công việc” được đánh giá với mức điểm trung bình là 3,78. Tiêu chí “Nguồn nhân lực cấp xã có đầy đủ kỹ năng nghề nghiệp” đạt điểm đánh giá trung bình là 3,74 và tiêu chí “Kỹ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực cấp xã đáp ứng được yêu cầu công việc” đạt 3,63 điểm.
Có thể thấy rằng, trong những năm qua, cùng với việc chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, QLNN, tin học, ngoại ngữ và nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng đã góp phần nâng cao trí lực cho đội ngũ nguồn nhân lực cấp xã.
Tỷ lệ CBCC và người HĐKCT cấp có trình độ đại học, chứng chỉ QLNN ngạch chuyên viên trở lên và chứng chỉ ngoại ngữ, tin học ngày càng tăng lên. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của đội ngũ nguồn nhân lực cấp xã, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương.
Để đánh giá khách quan về trí lực của nguồn nhân lực cấp xã, tác giả đã khảo sát người dân về việc tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công việc của nguồn nhân lực cấp xã. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng dưới đây.
Bảng 3.13: Kết quả khảo sát người đân về việc tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công việc của nguồn nhân lực cấp xã
STT Tiêu chí Điểm đánh giá
ĐTB Ý
nghĩa 1 2 3 4 5
1 Tiến độ, thời gian xử lý hồ sơ, yêu
cầu của người dân nhanh chóng 24 39 307 32 4 2,89 Trung bình 2 Giải quyết hồ sơ, yêu cầu của
người dân đúng quy trình 8 22 210 121 45 3,43 Khá 3 Kết quả giải quyết hồ sơ, yêu cầu
của người dân chính xác 11 16 177 184 18 3,45 Khá (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)
Theo kết quả khảo sát, đánh giá của người dân cho thấy, tiêu chí “Giải quyết hồ sơ, yêu cầu của người dân đúng quy trình” và tiêu chí “Kết quả giải quyết hồ sơ, yêu cầu của người dân chính xác” được đánh giá khá cao với mức điểm lần lượt là 3,43 điểm và 3,45 điểm. Tuy nhiên, tiêu chí “Tiến độ, thời gian xử lý hồ sơ, yêu cầu của người dân nhanh chóng” chỉ được đánh giá ở mức bình thường với 2,89 điểm.
Thực tế, hiện nay, việc tiếp nhận và giải quyết yêu cầu của người dân chủ yếu được thực hiện tại Bộ phận một cửa của UBND các xã, thị trấn. Tại đây, quy trình và các thủ tục hành chính đều được công khai, do đó người dân có thể đánh giá được việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, thủ tục của các CBCC cấp xã có thực hiện đúng, chính xác hay không. Qua điều tra, khảo sát cho thấy, việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ của nguồn nhân lực cấp xã về cơ bản đã tuân thủ theo đúng quy định về quy trình tiếp nhận và xử lý, kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục chính xác. Tuy nhiên, tiến độ, thời gian xử lý hồ sơ đôi khi còn chậm trễ. Đây là vấn đề các địa phương cần lưu ý để đảm bảo hồ sơ, yêu cầu của người dân được xử lý nhanh chóng, đảm bảo thời gian theo quy định.