Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ubnd cấp xã trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 104)

Chương 3 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.4.2 Yếu tố chủ quan

- Nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ huyện

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của đội ngũ lãnh đạo huyện Đại Từ có vai trò hết sức quan trọng đối với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn huyện.

Nếu lãnh đạo huyện nhận thức đầy đủ và có sự chỉ đạo sát sao, đúng đắn, kịp thời thì công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cấp xã sẽ đạt được hiệu quả cao và ngược lại.

Kết quả khảo sát về nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo huyện đối với công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ được thể hiện qua bảng 9 Phụ lục 03.

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số đối tượng được khảo sát đánh giá cao tiêu chí

“Đội ngũ cán bộ lãnh đạo huyện nhận thức đầy đủ ý nghĩa, vai trò của công tác nâng cao chất lượng NNL cấp xã”. Điều này cho thấy đội ngũ cán bộ lãnh đạo huyện đã nhận thức tương đối đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng NNL cấp xã, đội ngũ CBCC và người HĐKCT cấp xã là những người trực tiếp đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Do đó, vấn

đề nâng cao chất lượng NNL cấp xã có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần xây dựng hệ thống chính trị, chính quyền vững mạnh từ cơ sở. Đồng thời, đây là vấn đề then chốt để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương, của đất nước.

Tuy nhiên, tiêu chí “Đội ngũ cán bộ lãnh đạo huyện luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác nâng cao chất lượng đội ngũ NNL cấp xã” và tiêu chí “Đội ngũ cán bộ lãnh đạo huyện ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn và kịp thời giải quyết các vướng mắc của các xã, thị trấn trong các hoạt động nâng cao chất lượng NNL cấp xã” không được đánh giá cao, chỉ được đánh giá ở mức bình thường.

Theo một số đối tượng được khảo sát cho biết, thực tế trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBCC và người HĐKCT cấp xã còn thiếu sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo huyện và của các phòng ban chuyên môn cấp huyện. Một số khó khăn, vướng mắc từ cơ sở nếu được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của các phòng ban chuyên môn sẽ được giải quyết nhanh chóng, kịp thời đúng quy định, thông qua hình thức này là cách thức cầm tay chỉ việc, giúp cho nguồn nhân lực cấp xã học tập được kinh nghiệm trong giải quyết công việc.

- Nhận thức của nguồn nhân lực cấp xã

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ thì bản thân đội ngũ CBCC và người HĐKCT cấp xã trên địa bàn huyện phải nhận thức đầy đủ, chính xác về vai trò, ý nghĩa của công tác này. Từ đó mới có ý thức tích cực, chủ động học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện công việc.

Kết quả khảo sát về nhận thức của NNL cấp xã đối với công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ được thể hiện qua bảng 10 Phụ lục 03.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung, đa số CBCC và người HĐKCT cấp xã tại huyện Đại Từ đã nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cấp xã để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, góp phần vào việc hoàn

thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương và của đất nước khi tiêu chí “NNL cấp xã nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của công tác nâng cao chất lượng NNL cấp xã” được đánh giá khá cao với 3,93 điểm.

Tuy nhiên, tiêu chí “NNL cấp xã luôn cố gắng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp” không được đánh giá cao, chỉ được 2,97 điểm vì theo một số đối tượng được khảo sát cho biết, vẫn còn những cán bộ công chức chưa cố gắng phấn đấu học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp hoặc nếu có tham gia đào tạo, bồi dưỡng chỉ mang tính chất đối phó. Điều này đòi hỏi huyện Đại Từ cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực cấp xã, để hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cấp xã thực sự đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, tiêu chí “NNL cấp xã luôn phấn đấu hoàn thành tốt các công việc được giao” cũng được đánh giá khá cao với 3,63 điểm. Theo một số đối tượng được khảo sát cho biết, đội ngũ NNL cấp xã luôn phấn đấu hoàn thành tốt các công việc được giao với mong muốn được ghi nhận bằng các hình thức khen thưởng và được quy hoạch vào các vị trí cao hơn. Như vậy có thể thấy, việc thực hiện tốt công tác quy hoạch và công tác khen thưởng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo động lực phấn đấu hoàn thành nhiệm của của đội ngũ NNL cấp xã, từ đó góp phần nâng cao NNL cấp xã.

- Cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của nguồn nhân lực cấp xã

Để nguồn nhân lực cấp xã thực hiện công việc một cách có hiệu quả đòi hỏi cơ sở vật chất và điều kiện làm việc phải được đảm bảo.

Kết quả khảo sát về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của NNL cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ được thể hiện qua bảng 11 Phụ lục 03.

Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 04 tiêu chí được đưa ra để đánh giá về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của NNL cấp xã có 02 tiêu chí được đánh giá khá cao, 02 tiêu chí chỉ được đánh giá ở mức độ bình thường. Cụ thể như sau:

02 tiêu chí được đánh giá cao gồm: “Cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của NNL cấp xã được trang bị đầy đủ”, “Cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại”.

02 tiêu chí không được đánh giá cao là “Các trang thiết bị, phương tiện làm

việc được khai thác tối đa và mang lại hiệu quả cao”và tiêu chí “Công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ trong thực hiện nhiệm vụ”.

Thực tế, theo các đối tượng được khảo sát cho biết, hiện nay, hầu hết trụ sở UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ, đều được trang bị máy vi tính, máy in, điện thoại cố định, các tài liệu chuyên môn nghiệp vụ, tủ đựng tài liệu chung của phòng ban, bàn làm việc cá nhân; các đồ dùng văn phòng phẩm được cung cấp đầy đủ như: giấy A4, giấy màu, bút chì, bút bi, dập kim, file tài liệu, kẹp giấy... Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số xã có trụ sở xây dựng đã lâu, xuống cấp, hư hỏng một phần, không đảm bảo điều kiện làm việc. Một số xã chưa sắp xếp, bố trí phòng làm riêng cho từng bộ phận, hiệu quả sử dụng trang thiết bị, phương tiện được đầu tư chưa cao, điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng, hiệu quả làm việc của nguồn nhân lực cấp xã. Bên cạnh đó, một số người cho biết, các phương tiện, trang thiết bị làm việc ở một số nơi còn chưa được khai thác tối đa và phát huy hiệu quả cao, điều này gây lãng phí nguồn lực trong khi một số xã khác có cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa đảm bảo.

Ngoài ra, một số người được khảo sát cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay trong ứng dụng CNTT ở cấp xã chính là hệ thống thiết bị vừa không đồng bộ, vừa thiếu thiết bị, nhiều máy tính được trang bị cấu hình thấp, đã xuống cấp nên chỉ sử dụng để soạn thảo văn bản, truy cập Internet, không thể chạy các phần mềm ứng dụng khác. Một số xã không đủ máy tính trang bị cho cán bộ, công chức gây khó khăn trong việc quản lý dữ liệu cũng như xử lý công việc; ở một số bộ phận, việc ứng dụng CNTT cơ bản vẫn chỉ là soạn thảo văn bản, nối mạng Internet để cập nhật, theo dõi tin tức. Bên cạnh đó, thói quen và quy trình quản lý hành chính chậm đổi mới nên các hoạt động tiếp xúc, giải quyết công việc với vẫn chủ yếu theo cách thức truyền thống.

Mặc dù có hệ thống mạng nội bộ, kết nối Internet, nhưng thông tin trao đổi qua mạng chưa nhiều, vẫn phải dùng văn bản giấy để chỉ đạo tổ chức thực hiện, báo cáo công việc. Lãnh đạo một số xã chưa thực sự quan tâm đến việc đầu tư hạ tầng và triển khai việc ứng dụng CNTT. Chất lượng, năng lực về CNTT của cán bộ, công chức, viên chức ở nhiều xã còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ubnd cấp xã trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)