Đánh giá chung về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ubnd cấp xã trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 109)

Chương 3 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.5. Đánh giá chung về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

3.5.1. Những kết quả đạt được

Công tác quy hoạch, chuẩn bị đội ngũ công chức chính quyền kế cận được quan tâm, từng bước thực hiện trẻ hóa đội ngũ công chức cấp xã nên tỷ lệ công chức chính quyền trẻ tuổi ngày càng tăng. Công tác quy hoạch cán bộ được quy định cụ thể về quy trình, đối tượng, thẩm quyền, thời gian phê duyệt,….là cơ sở cho việc thực hiện được rõ ràng, thống nhất. Trong giai đoạn nghiên cứu, có 392 người được quy hoạch vào các chức danh như Bí thư/Phó Bí thư ĐU xã, thị trấn, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND xã, thị trấn, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND xã, thị trấn. Số lượng đưa vào quy hoạch đều đạt hệ số so với số lượng đương nhiệm theo quy định.

Công tác tuyển dụng ngày càng được thực hiện khách quan và hiệu quả. Hàng năm, căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao, tình hình biên chế hiện có cũng như nhu cầu biên chế trong thực hiện nhiệm vụ, UBND huyện xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã đúng theo quy định để bổ sung cán bộ công chức cho phù hợp với thực tế ở địa phương. Các xã, thị trấn căn cứ vào quy định về số lượng, chức danh người HĐKCT và căn cứ vào thực trạng đội ngũ người HĐKCT ở địa phương để xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng người HĐKCT.

Công tác sử dụng NNL cấp xã được thực hiện đúng quy định về định mức biên chế các chức danh CBCC cấp xã. Đã thực hiện việc luân chuyển, điều động cán bộ từ huyện về xã, từ xã về huyện và luân chuyển ngang giữa các xã, thị trấn. Từ đó, góp phần tạo môi trường, điều kiện cho cán bộ luân chuyển, điều động, biệt phái phát huy năng lực, sở trường, chuyên môn, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn; đồng thời, tăng cường quản lý, đánh giá, giám sát đối với cán bộ luân chuyển, điều động, biệt phái.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cấp xã ngày càng được quan tâm.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng được triển khai và thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau (trực tiếp, trực tuyến) phù hợp với điều kiện thực tiễn từng giai đoạn. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phong phú, đa dạng, đáp ứng yêu cầu công việc của từng khối như:

các lớp dành cho khối Đảng, các lớp khối Đoàn thể, các lớp khối chính quyền. Công

tác bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp xã ngày càng được coi trọng.

Công tác đánh giá cán bộ, công chức được thực hiện đúng quy định về quy trình, thời gian, thành phần, tiêu chí đánh giá,…Bên canh đó, các địa phương đã sử dụng kết quả đánh giá, phân loại để phục vụ cho công tác quy hoạch cán bộ, lãnh đạo quản lý, công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng,…

Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với CBCC và người HĐKCT của UBND cấp xã được thực hiện đầy đủ, theo đúng quy định hiện hành. Bên cạnh đó, huyện Đại Từ cũng như các địa phương trong huyện thường xuyên phát động các phong trào thi đua, khen thưởng, lập thành tích nhằm khuyến khích, động viên CBCC và người HĐKCT cấp xã nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 3.5.2.1 Tồn tại, hạn chế

* Công tác quy hoạch cán bộ

Hàng năm, huyện Đại Từ đều có xây dựng kế hoạch sử dụng biên chế để bố trí cán bộ kế thừa, cán bộ nòng cốt, có năng lực và trình độ chuyên môn. Huyện đã đưa nguồn cán bộ trẻ, có kiến thức, trình độ chuyên môn vào quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để bố trí vào vị trí tương xứng. Tuy nhiên, công tác quy hoạch, lập kế hoạch vẫn chưa thực sự được coi trọng, không có kế hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ trong danh sách quy hoạch. Việc xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ chưa căn cứ chủ yếu vào đánh giá cán bộ, chưa xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và năng lực thực tiễn của cán bộ, chưa gắn quy hoạch với đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ. Chất lượng quy hoạch cán bộ chưa cao, chưa đồng đều chưa bảo đảm cơ cấu 3 độ tuổi. Cơ cấu cán bộ trong quy hoạch chưa cân đối, ít cán bộ trẻ, cán bộ nữ.

* Công tác tuyển dụng

Công tác tuyển dụng công chức cấp xã vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ này. Việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã còn chưa sát với yêu cầu nhiệm vụ. Việc tuyển dụng chưa thực sự căn cứ vào nhu cầu công việc và vị trí công tác. Một bộ phận cán bộ, công chức phụ trách công việc liên quan đến tuyển dụng công chức còn bị chi phối bởi các quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè thân hữu và các động cơ cá nhân khác như động cơ xử lý các mối quan hệ công tác.

* Công tác bố trí, sử dụng

Trong công tác bố trí, sắp xếp, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm CBCC còn nhiều bất cập dẫn tới chất lượng nguồn nhân lực cấp xã bị hạn chế. Việc bố trí CBCC và người HĐKCT cấp xã của một số xã, thị trấn chưa đúng với chuyên môn đào tạo, sắp xếp sai vị trí chức danh công việc, vẫn còn tình trạng có chức danh thiếu người...

* Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cấp xã chưa theo kế hoạch, tiêu chí rõ ràng, nhiều nơi việc đào tạo, bồi dưỡng chỉ chú ý để công chức hoàn thành các tiêu chuẩn công chức, chú trọng bằng cấp, chứng chỉ mà chưa thực sự chú trọng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và phù hợp với nhu cầu, yêu cầu sử dụng trong thực tế, do đó, chưa khuyến khích ý thức tự đào tạo của CBCC và người HĐKCT theo công việc cụ thể. Việc đào tạo, bồi dưỡng đã có những cải tiến về nội dung, chương trình nhưng vẫn còn nặng về lý thuyết, việc rèn luyện các kỹ năng thực hành còn ít, đặc biệt là kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc.Việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC và người HĐKCT cấp xã không được xây dựng thành chương trình, kế hoạch dài hạn. Công tác đào tạo bồi dưỡng chưa gắn duy hoạch và sử dụng nên còn mang tính hình thức, chưa sát với đòi hỏi của thực tiễn, còn tình trạng có nơi cử người đi học cho đủ chỉ tiêu số lượng.

* Công tác đánh giá, phân loại

Qua thực tế cho thấy việc đánh giá xếp loại CBCC và người HĐKCT chưa gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo để đánh giá công chức, chưa có những tiêu chí rõ ràng, việc đánh giá hiệu quả công vụ của công chức còn lúng túng, chưa chú ý đến vị trí công việc và năng lực thực tiễn của công chức, chưa đánh giá đúng năng lực trình độ; Công tác nhận xét, đánh giá CBCC và người HĐKCT chưa thực sự nghiêm túc, khoa học, thậm chí bị xem nhẹ.

Hiện tượng “dĩ hòa, vi quý”, bè phái, bao che dẫn đến nhận xét công chức sai lệch trong quá trình đánh giá, phê bình công chức.

* Chế độ đãi ngộ

Mặc dù chính sách cán bộ đã có đổi mới, nhưng nhìn chung hệ thống chính sách còn nhiều bất cập. Chính sách tiền lương chậm đổi mới mà chưa thực sự là đòn bẩy

khuyến khích CBCC và người HĐKCT hoàn thành nhiệm vụ, đạt hiệu quả công tác cao, vấn đề tham nhũng hiện vẫn còn xuất hiện ở đội ngũ này, điều này có thể là do nguyên nhân xuất phát từ việc thu nhập quá thấp, không đảm bảo cuộc sống. Chế độ chính sách không khuyến khích, thu hút được người tài, người năng động, sáng tạo, người làm việc có chất lượng hiệu quả, còn chủ nghĩa bình quân, cào bằng, thậm chí còn nâng đỡ người yếu kém.

Công tác khen thưởng còn chậm đổi mới, còn mang bệnh thành tích, khen thưởng tràn lan, chưa thực chất, ít tác dụng, chưa thực sự trở thành động lực khuyến khích sự phấn đấu vươn lên của đội ngũ công chức.

3.5.2.2 Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

- Việc tổ chức triển khai xây dựng, hoàn thiện thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và quản lý CBCC và người HĐKCT cấp xã còn chậm.

Một số quy định của Trung ương chưa có hướng dẫn cụ thể dẫn đến những khó khăn nhất định trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác cán bộ.

- Đại Từ là một huyện vùng cao miền núi, một số khu vực còn khó khăn với một bộ phận dân tộc thiểu số sinh sống, thời tiết và địa hình khó phát triển nông nghiệp nên kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế. Chính vì điều kiện của một số xã trên địa bàn huyện còn khó khăn nên để có thể phát triển được đội ngũ nguồn nhân lực cấp xã thì cần hỗ trợ rất lớn từ phía huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và nhà nước.

- Những tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường cũng có ảnh hưởng đến công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Do bản thân đội ngũ CBCC và người HĐKCT vẫn còn không ít người có tư tưởng bảo thủ, trì trệ, thiếu sáng tạo, chưa chịu khó học tập, rèn luyện, phấn đấu.

- Việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa kịp thời, đầy đủ; việc triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cấp cơ sở còn chậm; nhiều sai sót, dẫn đến nhiều đơn thư, khiếu nại...

- Một bộ phận cán bộ lãnh đạo chủ chốt, cán bộ, công chức xã, thị trấn, đa số trưởng thành ở cơ sở, tuy có nhiều kinh nghiệm nhưng chưa được qua đào tạo một cách bài bản. Nhiều đồng chí vừa học, vừa làm để hoàn thiện chuyên môn, nghiệp vụ nên

tầm nhìn còn hạn chế chưa đưa ra được những giải pháp tháo gỡ khó khăn của địa phương để có thể nâng cao được chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực cấp cơ sở.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBCC và người HĐKCT cấp xã còn thiếu sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các phòng ban chuyên môn cấp huyện.

- Một số cấp ủy Đảng, thủ trưởng cơ quan chưa thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ và quy trình trong công tác cán bộ, chưa chú ý quản lý và rèn luyện cán bộ đảng viên về mặt phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng. Chưa xử lý kỷ luật nghiêm minh và kịp thời những cán bộ, đảng viên có sai phạm, không kịp thời thay thế những cán bộ sa sút về phẩm chất, yếu kém về năng lực.

- Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát nguồn nhân lực cấp xã còn chưa được chú trọng, chưa kiểm tra, giám sát chặt chẽ để kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm của nguồn nhân lực cấp xã.

- Chất lượng tham mưu của một số bộ phận, cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ còn hạn chế, chủ yếu mới chỉ thực hiện các nhiệm vụ hành chính, sự vụ, thiếu cán bộ nghiên cứu sâu, chưa tham mưu được các nội dung của công tác cán bộ có tính chiến lược, dài hạn.

Chương 4

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ubnd cấp xã trên địa bàn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)