Chương 3 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Về tăng trưởng và phát triển kinh tế
Nhận thức rõ những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế của huyện, huyện Đại Từ đã tích cực, chủ động phối hợp với các ban ngành liên quan và chủ động đề ra các kế hoạch, giải pháp hành động nhằm duy trì và không ngừng tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2020 - 2022 được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế huyện Đại Từ giai đoạn 2020 - 2022
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2020 2021 2022
Tăng trưởng 2021/2020
Tăng trưởng 2022/2021 - Nông, lâm, thuỷ sản 3,58 4,15 4,4 0,57 0,25 - Công nghiệp -TTCN 26,65 -1,24 8,5 -27,89 9,74 - Thương mại - Dịch vụ 15,18 12,21 17,61 -2,97 5,4
(Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện Đại Từ 03 năm 2020, 2021, 2022) Số liệu trong bảng trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Đại Từ có sự biến động trong giai đoạn 2020 – 2022, đặc biệt là ngành công nghiệp - TTCN.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID – 19 do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện năm 2020 và năm 2021 có sự sụt giảm. Tuy nhiên, đến năm 2022, dịch bệnh COVID- 19 đã giảm, bên cạnh đó, cùng với việc triển khai mạnh mẽ các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế sau đại dịch nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của tất cả các ngành trên địa bàn huyện Đại Từ đều tăng lên.
b. Về giáo dục đào tạo
Huyện Đại Từ đã linh hoạt trong thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dich COVID-19 vừa dạy học, hoàn thành tốt chương trình học các năm. Bên cạnh đó, huyện tăng cường công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục. Triển khai các hoạt động năm học theo kế hoạch. Thực hiện đánh giá ngoài, công nhận trường chuẩn quốc gia đối với 12 đơn vị. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt kế hoạch giao.
Thực hiện xét tuyển dụng bổ sung biên chế ngành giáo dục và đào tạo, năm 2022 tuyển dụng được 169 biên chế, đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu GD&ĐT của huyện.
c. Về y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình
Triển khai các chương trình y tế, đảm bảo công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, hoàn thành chỉ tiêu theo kế hoạch. Thực hiện tốt công tác Chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình và các chương trình Y tế dự phòng; quản lý hoạt động đối với các cơ sở hành nghề y dược, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
trên địa bàn huyện. Duy trì công tác KCB, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viên đa khoa huyện, Trạm Y tế xã, thị trấn và các cơ sở y tế ngoài công lập. Tiếp tục duy trì và hoàn thiện các tiêu chí Quốc gia về y tế tại 30/30 xã, thị trấn.
d. Về văn hóa, thông tin, thể thao, du lịch
Huyện chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền về thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, nhắc nhở các điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao. Tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 100 năm huyện Đại Từ hình thành và phát triển, đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất và Khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao huyện Đại Từ lần thứ VII. Xây dựng Kế hoạch thực hiện chương trình phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 – 2025,… Ban hành và triển khai Kế hoạch chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng. Chỉ đạo thực hiện tốt việc tiếp âm Đài tiếng nói Việt Nam và phát lại các bản tin phát thanh của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, thực hiện các bản tin phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội của huyện.
3.1.3 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đại Từ đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn huyện
Đại Từ là một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên, nơi tập trung rất nhiều các trường đại học, cao đẳng, do đó thị trường lao động đã qua đào tạo là khá lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc lựa chọn, tuyển dụng những CBCC và người HĐKCT có trình độ cao, đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, Thái Nguyên với lợi thế là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực của khu vực trung du và miền núi phía Bắc, là điều kiện thuận lợi cho huyện Đại Từ nói riêng và các địa phương lân cận nói chung trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nguồn nhân lực cấp xã.
Huyện Đại Từ những năm qua có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nguồn thu ngân sách nhà nước đạt được không ngừng tăng lên, đây là điều kiện thuận lợi để huyện có thêm nguồn lực tài chính để thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cấp xã trên địa bàn như đào tạo, bồi dưỡng, có các chế độ, chính sách riêng ngoài các chế độ, chính sách theo quy định.
Công tác văn hóa, thông tin được huyện chú trọng cũng là cơ sở tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBCC và người HĐKCT trong việc tự ý thức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, góp phần đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
Đại Từ là địa phương có truyền thống cách mạng, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua ở nhiều giai đoạn và từng được Bác Hồ về thăm và cũng là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế... đây vừa là thuận lợi nhưng cũng là thách thức đối với đội ngũ cán bộ trên địa bàn huyện nói chung và đội ngũ nguồn nhân lực cấp xã nói riêng. Điều đó đòi hỏi đội ngũ nguồn nhân lực cấp xã phải luôn cố gắng để tiếp tục phát huy thành quả, khai thác thế mạnh, tiềm lực trong Nhân dân để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương.
3.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ