Các nhân tố tác động chung đến đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với trung quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu (Trang 43 - 54)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU NHẰM HẠN CHẾ NHẬP SIÊU

1.2 Quan hệ giữa đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và việc giảm nhập siêu song phương

1.2.2 Các nhân tố tác động chung đến đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương

1.2.2.1 Sáu thành tố thuộc mô hình Kim cương của Michael Porter

Cán cân thương mại hàng hóa và cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của một quốc gia có mối liên quan chặt chẽ, nhưng cả hai vấn đề này đều là kết quả của sự vận hành của nền kinh tế. Do đó, cần thiết phải xác định những “nguyên nhân chung” tác động đến cả hai. Những nguyên nhân này sẽ là căn cứ để xác định hệ thống các giải pháp mà ba chủ thể Nhà nước, Doanh nghiệp và Nhà khoa học cần thực hiện. Khi tác động đến những yếu tố chung này, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa được đổi mới, kéo theo sự cải thiện rõ rệt trong cán cân thương mại hàng hóa song phương.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy sáu thành tố trong mô hình Kim cương của Michael Porter (Porter, 1998) có thể đáp ứng được yêu cầu này. Mô hình này giải thích nguyên nhân tại sao một quốc gia đạt được sự thành công quốc tế trong một ngành cụ thể. Theo Michael E. Porter, năng lực cạnh tranh quốc gia là tổng hợp các thể chế, chính sách và nhân tố quyết định mức độ hiệu quả và tính năng suất của một quốc gia. Cụm từ “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” ở đây được giới hạn trong quan hệ thương mại song phương chứ không phải trong toàn bộ các lĩnh vực.

Điều kiện về các yếu tố sản xuất (Dưới đây gọi tắt là Yếu tố sản xuất): các yếu tố sản xuất dụ như nguồn lao động có kỹ năng hoặc cơ sở hạ tầng cần thiết để cạnh tranh trong một ngành cụ thể.

Các điều kiện về nhu cầu (Dưới đây gọi tắt là Nhu cầu): nhu cầu trong nước đối với hàng hóa hoặc dịch vụ.

Các ngành phụ trợ và liên quan (Dưới đây gọi tắt là Các ngành phụ trợ): sự hiện diện hoặc không sẵn có của các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan.

Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp (dưới đây gọi tắt là Doanh nghiệp): các điều kiện quản lý các công ty được tạo ra, tổ chức, và quản trị…

Cơ hội: Những cơ hội xảy đến có thể tái cấu trúc lại ngành và mang lại cơ hội cho các công ty của một nước vượt lên những công ty khác.

Chính phủ: thông qua các chính sách, chính phủ có thể làm giảm đi hoặc cải thiện lợi thế quốc gia, như các quy định giúp điều chỉnh các điều kiện về cầu, các chính sách chống độc quyền có thể tác động tới mức độ cạnh tranh nội bộ ngành, đầu tư của chính phủ vào giáo dục đào tạo có thể thay đổi điều kiện về các yếu tố sản xuất.

Mỗi một trong số sáu thuộc tính này xác định một điểm trên mô hình Kim cương lợi thế cạnh tranh quốc gia. Ảnh hưởng của một điểm thường tùy thuộc vào trạng thái của các điểm khác.

1.2.2.2 Sự hợp lý trong việc vận dụng Mô hình Kim cương trong nghiên cứu

Trong mục 1.2.2.1, tác giả đã giới thiệu mục đích và các yếu tố cấu thành của Mô hình Kim cương. Tác giả cho rằng sáu nhân tố trên đều tác động đến cả cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa song phương. Muốn đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu để giảm nhập siêu, cần tác động đồng thời đến cả 6 thành tố này. Trong mục này, tác giả đưa ra một số giải thích và chứng minh việc vận dụng Mô hình này làm khung lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa cơ cấu hàng hóa xuất nhập và cán cân thương mại song phương là hợp lý.

 Sáu thành tố của Mô hình Kim cương tương đương với các nhân tố quyết định cơ cấu hàng xuất nhập khẩu song phương. Có nhiều yếu tố quyết định cơ cấu hàng xuất nhập khẩu hàng hóa song phương như lợi thế so sánh quốc gia, khoảng cách địa lý giữa hai nước, Mô hình tăng trưởng, chiến lược kinh doanh

của doanh nghiệp, sức mua và thị hiếu của người tiêu dùng hai nước. Có thể nhận thấy rất rõ, hoàn toàn có thể quy các yếu tố đó vào 6 nhóm tương ứng với 6 thành tố thuộc Mô hình kim cương như bảng 1.1 dưới đây.

Bảng 1.1 Chuyển đổi các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu hàng hóa nhập khẩu sang các thành tố của mô hình Kim cương

STT Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

Thành tố tương ứng trong mô hình Kim cương

1 Lợi thế so sánh quốc gia Yếu tố sản xuất

2 Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia

3 Mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế quốc gia Chính phủ 4 Chính sách thương mại quốc tế

5 Hiệp định thương mại song phương và đa phương 6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài

7 Chiến lược kinh doanh và nỗ lực của doanh nghiệp Doanh nghiệp 8 Mức độ tham gia vào mạng lưới sản xuất khu

vực/toàn cầu của doanh nghiệp

Các ngành phụ trợ

9 Sức mua và thị hiếu tiêu dùng của người dân Nhu cầu 10 Năng lực sản xuất quốc gia: dân số, GDP

11 Năng lực và mức đầu tư cho R&D Cơ hội

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

 Để hạn chế nhập siêu với một quốc gia bạn hàng, các giải pháp có thể sử dụng là hạn chế nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu, các biện pháp liên quan đến tỷ giá…Dù sử dụng giải pháp nào thì cũng đầu tiên cũng cần các chính sách đến từ Chính phủ, sự thực thi của Doanh nghiệp và sự đón nhận của Nhu cầu nội địa.

Như vậy, sử dụng Mô hình Kim cương để phân tích và giải thích nguyên nhân, cũng như đưa giải pháp hạn chế nhập siêu là phù hợp.

 Mô hình Kim cương bao hàm đầy đủ các yếu tố chủ chốt của một nền kinh tế, các yếu tố này tác động rất lớn và quyết định cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa. Khi một quốc gia yếu kém trong cả 6 thành tố này, quốc gia đó sẽ bất lợi trong trao đổi thương mại với một nước đối tác. Khi sáu thành tố này được nâng cấp phù hợp, lợi thế cạnh tranh quốc gia được cải thiện thì theo đó cả cơ cấu hàng xuất nhập khẩu được lành mạnh hóa, cán cân thương mại hàng hóa được cải thiện.

Với những luận giải này, tác giả cho rằng việc lựa chọn Mô hình kim cương về lợi thế cạnh tranh quốc gia của Micheal Porter làm khung lý thuyết cho đề tài này vừa khả thi vừa có tính mới.

1.2.2.3 Quan hệ giữa đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương qua các thành tố tác động chung

Dưới đây tác giả phân tích sự tác động của sáu thành tố của lợi thế cạnh tranh theo mô hình Kim cương của Porter đến cơ cấu xuất nhập khẩu song phương, và tương ứng tác động đến cán cân thương mại song phương.

Bảng 1.2 Tác động của yếu tố Chính phủ đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương

Yếu tố Tác động đến cơ cấu xuất

nhập khẩu song phương

Tác động đến cán cân thương mại song phương Chính

phủ

Năng lực quản lý

Sự yếu kém của chính phủ trong quản lý thương mại song phương giữa hai nước có thể dẫn đến sự phụ thuộc xuất khẩu và nhập khẩu, tác động toàn diện đến cơ cấu xuất nhập khẩu song phương

Sự sai lầm trong chính sách thương mại và yếu kém trong quản lý của chính phủ trong quản lý thương mại song phương giữa hai nước sẽ kéo tụt sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, dẫn đến nhập siêu trong dài hạn.

Cơ cấu kinh tế và mô hình

Quyết định cơ cấu sản xuất, từ đó quyết định kim ngạch

Có xu hướng nhập siêu nếu duy trì mô hình tăng trưởng

tăng trưởng và hàm lượng lao động-tài nguyên-vốn-công nghệ trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu

theo chiều rộng quá lâu, nền kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, không phát triển được công nghệ chế biến Tự do hóa

thương mại (hiệp định thương mại )

Nếu tận dụng tốt các FTA sẽ giúp đa dạng hóa cơ cấu ngành hàng xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu các loại hàng hóa thế mạnh vào các thị trường nước thành viên.

Cơ cấu hàng nhập khẩu trở nên đa dạng hơn cả về chủng loại, hàm lượng do buộc phải giảm thuế nhập khẩu theo cam kết.

Hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên FTA sẽ thâm nhập và cạnh tranh mạnh với hàng hóa trong nước.

Việc tham gia quá nhiều FTA khi nền kinh tế có sức cạnh tranh yếu sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhập siêu.

Chính sách khuyến khích xuất khẩu

Giúp đa dạng hóa hàng hóa cơ cấu hàng xuất khẩu

Giúp tăng kim ngạch xuất khẩu, tác động tích cực đến cán cân thương mại.

Chính sách thu hút FDI

Các doanh nghiệp FDI tác động mạnh đến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua việc nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất phục vụ xuất khẩu

Nếu khu vực FDI hoạt động mạnh hơn hẳn các khu vực khác, cộng thêm công nghiệp phụ trợ kém phát triển, nhu cầu nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu quá lớn sẽ dẫn đến nhập siêu trong dài hạn.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Chính phủ là nhân tố tác động đầu tiên quyết định cơ cấu hàng xuất nhập khẩu vì chính phủ nắm quyền quyết định mô hình tăng trưởng kinh tế quốc gia, nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế, ban hành các chính sách thương mại và đầu tư. Năng lực

quản lý của Chính phủ trong quản lý hoạt động thương mại song phương củng ảnh hưởng rất lớn đến cán cân thương mại giữa hai nước.

Bảng 1.3 Tác động của Yếu tố sản xuất đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương

Yếu tố Tác động đến cơ cấu xuất

nhập khẩu song phương

Tác động đến cán cân thương mại song phương Yếu tố

sản xuất

Các yếu tố cơ bản (nguồn tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý và nhân khẩu học)

Tác động rất lớn đến cơ cấu hàng hóa xuất khẩu về hàm lượng tài nguyên và lao động

Tác động đến cơ cấu hàng nhập khẩu thông qua nhu cầu đối với hàng hóa trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả tăng lên.

Vị trí địa lý của hai quốc gia có thể tác động đến tỷ lệ thương mại nội ngành của một số loại hàng hóa nhất định.

Có thể dẫn đến nhập siêu nếu cơ cấu xuất khẩu là hàng hóa hàm lượng tài nguyên cao, kỹ năng lao động thấp vì tài nguyên là hữu hạn, không thể khai thác lâu dài.

Tỷ lệ thương mại nội ngành cao cho thấy tỷ lệ nội địa hóa thấp, giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu thấp, dễ dẫn đến nhập siêu.

Các yếu tố tiên tiến (cơ sở hạ tầng, hạ tầng thông tin, hạ tầng quản lý, hạ tầng kỹ thuật, lao động có kỹ năng và trình độ cao)

Tác động đến hàm lượng công nghệ, hàm lượng kỹ thuật, hàm lượng vốn trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

Nhập siêu có thể cải thiện nếu các yếu tố tiên tiến được đầu tư phát triển

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Các yếu tố sản xuất bao gồm Các yếu tố cơ bản (nguồn tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý và nhân khẩu học) và Các yếu tố tiên tiến (cơ sở hạ tầng, hạ tầng thông tin, hạ tầng quản lý, hạ tầng kỹ thuật, lao động có kỹ năng và trình độ cao) tác động lớn đến hàm lượng lao động, tài nguyên, công nghệ và giá trị gia tăng trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu. Nếu các yếu tố cơ bản bất lợi và yếu tố tiên tiến bị hạn chế, tình trạng nhập siêu song phương là điều khó tránh khỏi.

Bảng 1.4 Tác động của yếu tố Nhu cầu đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương

Yếu tố Tác động đến cơ cấu xuất

nhập khẩu song phương

Tác động đến cán cân thương mại song phương Nhu

cầu

Quy mô, dung lượng thị trường

Dung lượng thị trường quyết định nhu cầu nhập khẩu lớn hoặc nhỏ.

Thị trường trong nước lớn cũng có thể khiến lượng hàng xuất khẩu giảm bớt

Nhu cầu trong nước quá lớn đối với những loại hàng hóa nhập khẩu nhất định có nguy cơ dẫn đến nhập siêu

Thị hiếu tiêu dùng của người dân nước xuất khẩu/nhập khẩu

Người tiêu dùng trong nước ưa chuộng hàng ngoại hay không tin tưởng hàng hóa trong nước sẽ dẫn đến tình trạng nền sản xuất trong nước kém phát triển, các thương hiệu trong nước không có cơ hội phát triển mạnh và nâng cấp sản phẩm nhằm đẩy mạnh xuất khẩu

Hàng nội địa không được đón nhận trong nước sẽ bị hàng nhập khẩu cạnh tranh mạnh, vừa không bán được không nước vừa không có điều kiện nâng cấp để xuất khẩu, dẫn đến tình trạng nhập siêu.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Nhu cầu trong nước cũng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu hàng nội không được đón nhận bởi người tiêu dùng trong nước, cơ cấu

sản xuất sẽ khó được cải thiện, tác động trực tiếp đến cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung.

Bảng 1.5 Tác động của yếu tố Doanh nghiệp đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương

Yếu tố Tác động đến cơ cấu xuất

nhập khẩu song phương

Tác động đến cán cân thương mại song phương Doanh

nghiệp

Chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp trong nước không có chiến lược kinh doanh nghiêm túc và dài hạn với doanh nghiệp nước đối tác, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu song phương sẽ kém ổn định, không đa dạng

Cán cân thương mại song phương có xu hướng thâm hụt nên các doanh nghiệp thiếu chiến lược kinh doanh hợp lý, hiệu quả.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp quá thấp sẽ dẫn đến việc không xuất khẩu được nhiều hàng hóa sang nước đối tác, ngược lại bị hàng nhập khẩu cạnh tranh trên thị trường nội địa.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước quá yếu thể hiện ra ở việc sản phẩm không có sức cạnh tranh, khó xuất khẩu hoặc kim ngạch thấp, dễ dẫn đến tình trạng nhập siêu.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại) là nhân tố tác động rất lớn đến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu song phương cũng như cán cân thương mại hàng hóa song phương. Nếu có chiến lược sản xuất và kinh doanh phù hợp cho thị trường nước đối tác, doanh nghiệp sẽ góp phần cải thiện kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, từ đó lành mạnh hóa cán cân thương mại song phương.

Bảng 1.6 Tác động của yếu tố Công nghiệp phụ trợ và Cơ hội đến cơ cấu xuất nhập khẩu và cán cân thương mại song phương

Yếu tố Tác động đến cơ cấu xuất

nhập khẩu song phương

Tác động đến cán cân thương mại song

phương Công

nghiệp phụ trợ

Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển dẫn đến việc cần nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu, linh kiện, thiết bị, máy móc phục vụ nhu cầu sản xuất tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Nếu tỷ lệ nội địa hóa trong hàng hóa xuất khẩu thấp, thu nhập từ xuất khẩu không bù đắp nổỉ chi tiêu cho nhập khẩu sẽ dẫn đến nhập siêu.

Phát triển công nghiệp phụ trợ giúp giảm kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu đầu vào sản xuất, qua đó hạn chế các căng thẳng về thâm hụt cán cân thương mại

Cơ hội Nghiên cứu, phát minh, sáng chế

Các nghiên cứu, phát minh, sáng chế quan trọng có thể thay đổi cấu trúc của cả một ngành sản xuất, góp phần đáng kể vào hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu

Nâng cao kim ngạch xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu những hàng hóa tương tự, từ đó làm giảm nhập siêu.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Công nghiệp phụ trợ quyết định tỷ lệ nội địa hóa, đồng nghĩa với giá trị gia tăng trong hàng hóa xuất khẩu. Nếu công nghiệp phụ trợ của một nền kinh tế chậm phát triển, nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu, linh kiện, máy móc thiết bị từ nước đối tác quá lớn trong khi kim ngạch xuất khẩu không cao, tình trạng nhập siêu là khó

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với trung quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(223 trang)