CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM NHẰM HẠN CHẾ NHẬP SIÊU VỚI TRUNG QUỐC
2.3 Đánh giá sự đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2002-2016
2.3.1 Hiệu quả trong hoạt động thương mại Việt Nam-Trung Quốc
Sự đổi mới trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2002-2016 chưa theo hướng tận dụng triệt để lợi thế so sánh của Việt Nam.
Bảng 2.4 Lợi thế so sánh trong một số nhóm hàng của Việt Nam và các nước ASEAN
Nhóm hàng Việt Nam Malaysia Philippines Singapore Thái Lan Indonesia
Thực phẩm X X X X X X
Nguyên liệu thô X X X X
Khí đốt X X X
Khai khoáng X X
Máy móc, phương
tiện vận tải X X X X
Thiết bị văn phòng
và viễn thông X X X X
Dệt X X X
May X X X X X X
Nguồn: Từ Thúy Anh (2013) Các ngành Việt Nam có lợi thế so sánh là thực phẩm, nguyên liệu thô chưa xuất khẩu sang Trung Quốc được khối lượng lớn theo chính ngạch mà chỉ nhỏ lẻ qua con đường tiểu ngạch. Đây cũng là nhóm hàng giá trị không cao, không mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn để giúp cải thiện cán cân thương mại. Khí đốt là nhóm hàng có xu hướng bị hạn chế xuất khẩu. Dệt và may là các sản phẩm Trung Quốc không có nhu cầu nhập khẩu nhiều từ Việt Nam vì đây cũng là sản phẩm thế mạnh của họ. Như vậy, lợi thế của Việt Nam lại không thể hiện được tác dụng trong cơ
cấu hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Khi các mặt hàng chủ lực của một quốc gia không phải sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang nước đối tác, kim ngạch xuất khẩu của nước đó đương nhiên sẽ không cao. Trung Quốc thể hiện sức cạnh tranh áp đảo và khả năng giành thị trường quốc tế rất mạnh trong các ngành máy tính, thiết bị viễn thông, đồ gỗ, thuộc da, may mặc và dệt. Ngay cả nhóm hàng rau củ quả là thế mạnh của Việt Nam nhưng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc còn cao hơn cả kim ngạch xuất khẩu.
Nói tóm lại, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước Việt-Trung phản ánh rất rõ mối quan hệ thương mại Bắc-Nam, trong đó Việt Nam dùng sản phẩm nguyên liệu thô-sơ chế để đổi lấy hàng chế biến và máy móc thiết bị nguyên liệu đầu vào sản xuất. Cơ cấu này trong một khoảng thời gian dài hầu như không có đổi mới rõ rệt đẩy Việt Nam vào thế nhập siêu ngày càng lớn với thị trường Trung Quốc.
2.3.1.2 Góp phần nâng cao kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Tác giả vẽ lại theo số liệu trích xuất từ cơ sở dữ liệu UN Comtrade 2017 Hình 2.8 Tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa
Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2002-2016
Hình 2.8 cho thấy giai đoạn 2002-2016, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều liên tục tăng trưởng, trong đó kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc tăng nhanh hơn kim ngạch xuất khẩu. Năm 2002, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương mới đạt khoảng 3,3 tỷ USD, đến năm 2016 đạt mức 98,3 tỷ USD, tăng 30 lần trong vòng 15 năm. Điều này cho thấy những thay đổi trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu song phương tuy chưa lớn nhưng cũng đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường giàu tiềm năng này.
2.3.1.3 Chưa có tác dụng giảm nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc
Việt Nam luôn ở vị thế nhập siêu và mức nhập siêu ngày càng lớn, tốc độ tăng trưởng nhập siêu tăng nhanh trong quan hệ với Trung Quốc. Tỷ trọng nhập siêu với Trung Quốc trong GDP thực tế của Việt Nam tăng mạnh. Nếu như năm 2002, nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc mới ở mức hơn 1 tỷ USD, chiếm khoảng 2,8% GDP theo giá thực tế thì sau 13 năm, con số này là 43,8 tỷ USD, chiếm gần 25% GDP. Giá trị nhập siêu với Trung Quốc mỗi năm tăng trung bình khoảng 33%.
Nguồn: Tác giả vẽ theo số liệu trích xuất từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam 2017 (Số liệu về GDP) và UN Comtrade 2017 (Số liệu nhập siêu Việt Nam) Hình 2.9 Tỷ trọng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc trong GDP
2.3.1.4 Chưa tận dụng được các ưu đãi trong ACFTA
Giai đoạn 2002-2016, đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc đã tuân thủ theo các quy định trong các cam kết về hội nhập thương mại quốc tế song phương giữa hai nước cũng như đa phương mà hai nước tham gia. Tuy nhiên, từ phía Việt Nam, cơ cấu này chưa được đổi mới để thích ứng và tận dụng được các ưu đãi về thuế và hạn ngạch trong các hiệp định thương mại đã ký kết với Trung Quốc
Để thực hiện cam kết trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan của 90% số dòng thuế trong vòng 10 năm. Việt Nam được giữ lại 456 dòng thuế gồm những mặt hàng nhạy cảm và Trung Quốc có khả năng cạnh tranh rất cao như Trứng gia cầm, đường, thuốc lá, động cơ, phương tiện vận tải, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, một số mặt hàng liên quan đến an ninh quốc phòng. Trung Quốc đã cắt giảm cho Việt Nam 7845 dòng thuế, chiếm 95,35% tổng số dòng thuế và chiếm 91,59% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam. Số dòng thuế còn lại sẽ được cắt giảm về 5-50% vào cuối năm 2018. Trong năm 2018 sẽ có 588 dòng thuế được cắt giảm từ mức 5% năm 2017 về 0%, chủ yếu là các mặt hàng sắt thép và sản phẩm sắt thép, máy móc thiết bị điện, điện tử, nguyên liệu dệt, vải may mặc, quần áo, cà phê, chè nguyên liệu, chế biến thực phẩm…(Trung tâm WTO và hội nhập, 2016). Một số mặt hàng Trung Quốc vẫn duy trì thuế suất gồm ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc, cà phê, gia vị, xăng dầu, phân bón, nhựa nguyên liệu, vải may mặc, nguyên liệu dệt may, da giày, động cơ, máy móc thiết bị, ô tô, động cơ, bộ phận phụ tùng ô tô, đồ nội thất...
Với việc cắt giảm thuế của hai nước như đã nói ở trên, xét về tổng quan, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế hơn khi xuất khẩu vào Trung Quốc. Theo số liệu từ Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan ACFTA (bằng tổng giá trị kim ngạch hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi trên tổng giá trị hàng xuất đi) của Việt Nam không ổn định và ở mức thấp, chỉ cao hơn tỷ lệ tận dụng của FTA với khu vực ASEAN. Số liệu năm 2016 cho thấy tỷ lệ này là 32% ưu đãi từ ACFTA, nghĩa là mới gần 1/3 hàng Việt xuất sang Trung Quốc tận dụng được những ưu đãi thuế quan này (Thanh Huyền, 2018).
Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu song phương chưa đổi mới để phù hợp với xu thế tự do hóa thương mại giữa hai nước là một vấn đế đáng lo ngại, vì nó càng đẩy tình trạng nhập siêu nặng nề thêm. Khi hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ, hàng Trung Quốc đủ chủng loại càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam mạnh mẽ hơn. Trong khi đó, cơ cấu hàng xuất khẩu sang nước bạn chưa có sự đổi mới căn bản và phù hợp khiến khoảng cách giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lớn thêm, cán cân thương mại song phương mất cân bằng nghiêm trọng và khó điều chỉnh.