Thực trạng cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Việt-Trung

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với trung quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu (Trang 70 - 74)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM NHẰM HẠN CHẾ NHẬP SIÊU VỚI TRUNG QUỐC

2.2 Vai trò của cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu trong cán cân thương mại Việt-Trung giai đoạn 2002-2016

2.2.1 Thực trạng cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Việt-Trung

2.2.1.1 Cơ cấu xuất nhập khẩu theo mục đích sử dụng của hàng hóa

Để xem xét cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa Việt-Trung theo mục đích sử dụng, tác giả sử dụng cách phân loại hàng hóa BEC. Hàng hóa được phân thành bảy nhóm hàng là Thực phẩm, đồ uống; Nghiên liệu và dầu bôi trơn; Phương tiên vận tải, Vật tư công nghiệp; Tư liệu sản xuất, Hàng tiêu dùng; Hàng hóa khác.

Đơn vị: %

Việt Nam xuất khẩu Việt Nam nhập khẩu

Hình 2.3 Cơ cấu xuất nhập khẩu theo mục đích sử dụng của hàng hóa Nguồn: Tác giả vẽ lại từ số liệu của UN Comtrade 2017

Hình 2.2 cho thấy trong cơ cấu hàng hóa Việt nam xuất khẩu sang Trung Quốc, giai đoạn 2002-2016, nhóm Nhiên liệu và dầu bôi trơn có sự sụt giảm rất mạnh. Nhóm Thực phẩm, đồ uống và Vật tư công nghiệp tuy có dao động nhưng về cơ bản khá ổn định về tỷ trọng. Nhóm hàng có sự tăng trưởng lớn và ổn định về tỷ trọng chính là nhóm Tư liệu sản xuất. Kể từ năm 2012, nhóm này luôn chiếm tỷ trọng khoảng 30% trong tổng kim ngạch hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc.

Ở chiều ngược lại, có thể thấy trong giai đoạn 2002-2016, tỷ trọng 7 nhóm hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc khá ổn định. Nhóm hàng duy nhất có xu hướng giảm tỷ trọng cũng là nhóm Nhiên liệu và dầu bôi trơn, đến năm 2016 chỉ chiếm khoảng 2%. Nhóm vật tư công nghiệp chiếm tỷ trọng áp đảo, trung bình hàng năm giai đoạn này luôn giữ ở mức khoảng 45% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Nhóm hàng tư liệu sản xuất cũng có tỷ trọng ổn định và tăng dần từ năm 2006 trở lại đây. Hàng tiêu dùng cũng là nhóm hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc.

2.2.1.2 Cơ cấu xuất nhập khẩu theo hàm lượng công nghệ trong hàng hóa

Để xem xét cơ cấu hàng xuất nhập khẩu theo hàm lượng công nghệ trong hàng hóa, luận án sử dụng cách phân loại của UNCTAD chia hàng hóa thành sáu nhóm chính là: hàng hóa sơ cấp, hàng hóa thậm dụng lao động và tài nguyên, hàng hóa thâm dụng kỹ năng lao động và công nghệ thấp, hàng hóa thâm dụng lao động và công nghệ trung bình, hàng hóa thâm dụng kỹ năng lao động và công nghệ cao, hàng hóa không phân loại.

Việt Nam nhập khẩu Việt Nam xuất khẩu

Nguồn: Tác giả vẽ theo số liệu trích xuất từ cơ sở dữ liệu của UNCTAD 2017 Hình 2.4: Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Việt-Trung theo yếu tố hàm lượng

các năm 2002, 2008, 2016

Nếu xem xét yếu tố hàm lượng trong hàng hóa, có thể thấy trong cơ cấu hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, nhóm hàng thâm dụng kỹ năng lao động và công nghệ trung bình năm 2008 đạt tỷ trọng khá cao 27% nhưng năm 2016 giảm còn khoảng 24%. Nhóm hàng thâm dụng kỹ năng lao động và công nghệ cao liên tục được cải thiện, năm 2016 đang chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Cơ cấu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc giai đoạn này cho thấy nhóm Hàng hóa sơ cấp vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo với 85% năm 2002, 70% năm 2008 và 65% năm 2016. Tỷ trọng tuy có giảm dần nhưng giảm chậm và vẫn ở mức rất cao. Nhóm hàng thâm dụng tài nguyên có xu hướng tăng khi năm 2016 chiếm đến 12%. Nhóm hàng hóa thâm dụng kỹ năng lao động và công nghệ cao đang tăng dần nhưng khá chậm, từ 4% năm 2002 lên 15% năm 2016.

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Tác giả vẽ lại từ số liệu trích xuất trên cơ sở dữ liệu của ITC 2017 Hình 2.5 Xuất nhập khẩu nhóm hàng thiết bị điện-điện tử (HS85) giữa

Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2002-2016

Hình 2.5 cho thấy tình hình xuất nhập khẩu nhóm hàng thiết bị điện-điện tử (HS85) giai đoạn 2002-2016. Có thể thấy, tốc độ tăng kim ngạch nhóm hàng này khá nhanh kể từ năm 2006 đến nay. Việt Nam có xu hướng nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều hơn là xuất khẩu nhóm hàng này. Đến năm 2014, giá trị nhập khẩu thường bằng khoảng trên 60% giá trị nhập khẩu. Tuy nhiên đến năm 2015 giá trị xuất khẩu đã gần với mức nhập khẩu và sang năm 2016 thì vượt lên trên với giá trị 12,97 tỷ USD (kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 12 tỷ USD).

Khi nghiên cứu 15 nhóm hàng thiết bị điện, điện tử (theo mã HS cấp độ 4 chữ số) Việt Nam xuất khẩu và nhập khẩu nhiều nhất với Trung Quốc, kết quả cho thấy 11 trong số 15 nhóm hàng này là trùng nhau như HS8517- Thiết bị điện tử cho đường dây điện thoại; HS 8504- Biến thế điện, chuyển đổi điện tĩnh; HS 8542-Mạch tích hợp điện tử; HS 8544-Dây/cáp cách điện; HS 8518-Microphone, loa, tai nghe, bộ khuếch đại âm thanh; HS 8507-Ắc quy điện; HS8529-Các bộ phận dùng riêng/chung với TV; HS 8534-Mạch in; HS 8525-Camera truyền hình, ứng dụng đường truyền cho điện thoại;

Hs 8541-Điốt/transistor và các thiết bị bán dẫn sim; HS 8532-Tụ điện cố định, biến hoặc điều chỉnh. Tính tổng giá trị trong cả giai đoạn 2002-2015, hầu hết các nhóm hàng này Việt Nam đều nhập siêu. Về số lượng nhóm hàng (chi tiết đến HS 4 chữ số) của

nhóm HS 85, Trung Quốc cũng xuất khẩu sang Việt Nam nhiều hơn Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc (Tham khảo phụ lục 5)

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với trung quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(223 trang)