Giải pháp đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Malaysia

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với trung quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu (Trang 57 - 64)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU NHẰM HẠN CHẾ NHẬP SIÊU

1.3 Kinh nghiệm đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập với Trung Quốc để giảm nhập siêu

1.3.3 Giải pháp đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Malaysia

(1) Linh hoạt và nhạy bén trong chuyển đổi chiến lược phát triển kinh tế

Từ những năm 50- 60, Malaysia đã thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, trong đó đáng chú ý nhất là việc Chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp máy móc thiết bị và các ưu đãi thuế. Đây là chiến lược mấu chốt đưa Malaysia trở thành nền kinh tế đa ngành, giảm thiểu sự phụ thuộc quá mức vào hàng tiêu dùng nhập khẩu, tận dụng được một số nguồn lực tự nhiên, tạo công ăn việc làm và góp phần tăng trưởng kinh tế (Yue, 2011).

Chính sách kinh tế mới (New Economy Policy-NEP) được Malaysia triển khai ngày từ năm 1970. NEP hướng mạnh vào Chiến lược công nghiệp hóa phục vụ xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng nhanh nền kinh tế, giảm thất nghiệp và đặc biệt là mang đến cơ hội mở doanh nghiệp cho người dân bản địa. Hai ngành dệt may và điện tử có sự tăng trưởng đáng kể, từ đó giúp sản xuất hàng chế biến của nước này được mở rộng với sự hỗ trợ từ các Khu thương mại tự do (Free trade Zone). Tuy nhiên chính phủ Malaysia nhận thấy xuất khẩu hàng chế biến chỉ giới hạn ở một số loại sản phẩm và tăng trưởng không đáng kể trong khu vực hàng chế biến. Do đó, nước này chuyển sang Chiến lược công nghiệp hóa phục vụ xuất khẩu giai đoạn hai, tập trung chủ yếu là thúc đẩy công nghiệp nặng thông qua sự can thiệp trực tiếp của chính phủ trong nửa đầu những năm 80. “Chính sách học tập các nước Đông Á”

(Look East Policy) được đưa ra trong giai đoạn này do Chính phủ Malaysia rất khâm phục thành công trong lĩnh vực công nghiệp nặng của Nhật Bản và Hàn Quốc (Tong, Seng, 2009).

(2)Thực hiện công nghiệp hóa quyết liệt, thoát khỏi “Lời nguyền tài nguyên“

Malaysia là một quốc gia điển hình về một nền kinh tế tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên có thể thoát khỏi "Lời nguyền tài nguyên" và trở thành một nền kinh tế công nghiệp hóa trong khoảng 20 năm. Quá trình chuyển đổi cơ cấu thông qua đa dạng hóa, với các sản phẩm chế biến ngày càng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu toàn cầu được quốc gia này thực hiện không ngừng nghỉ. Các ngành công nghiệp sản xuất dựa vào tài nguyên như cao su và dầu cọ ban đầu là sản phẩm chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu nói chung cũng như với Trung Quốc nói riêng của Malaysia, nhưng quốc gia này đã lựa chọn sự chuyển đổi theo hướng di chuyển lên các sản phẩm thích hợp trong các chuỗi giá trị gia tăng phức tạp, và điều này cũng đúng đối với các lĩnh vực sản xuất (Yoeh, Ooi, 2007).

Ngay từ năm 1996, khi Malaysia bắt đầu triển khai “Kế hoạch làm chủ công nghiệp lần thứ hai”, nước này thể hiện rõ các mục tiêu là từ bỏ các hoạt động lắp ráp, tiến thẳng vào hoạt động chế tạo làm phong phú thêm chuỗi giá trị dựa vào các khu công nghiệp chế tạo điện tử năng suất cao. Mục tiêu này dựa vào hai yếu tố cơ bản là đẩy mạnh các hoạt động chế tạo và thành lập các khu công nghiệp điện tử quy mô lớn. Nước này đã xây dựng 4 khu công nghiệp điện tử là Penang, Selangor, khu vực phía Nam Ihor và Multimedia Super Corridor xung quanh Kualalumper (Yean, 2001, tr18).

Từ năm 2001, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn thứ 4 của Malaysia.

Quan hệ thương mại giữa hai nước đã phát triển mạnh kể từ khủng hoàng tài chính năm 1997-1998 (Kwek, Tham, 2005). Sự phát triển mạnh mẽ trong hợp tác thương mại giữa hai nước là do việc Trung Quốc hội nhập thành công vào mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu. Trong giai đoạn 1995-2004, Trung Quốc đã di chuyển từ

“ngoại vi“ vào “trung tâm“ của mạng lưới, có nghĩa là Trung Quốc đã có một mối liên hệ rất chặt chẽ với các nước khác thông qua trao đổi hàng hóa đầu vào trung gian và nguyên liệu sản xuất.

(3)Thành lập Hiệp hội xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc

Hiệp hội các nhà xuất khẩu và nhập khẩu hàng Trung Quốc của Malaysia (The China Goods Importers and Exporters Association of Malaysia), tiền thân của Phòng Thương mại Malaysia-Trung Quốc, được thành lập đặc biệt để "phục vụ cho lợi ích của các nhà nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc và để tận dụng lợi thế lớn trong thương mại với Trung Quốc sau khi chính phủ Malaysia bãi bỏ hạn chế đi du lịch đến Trung Quốc và tạo môi trường kinh doanh thông thoáng" (Jongwanich, William, 2009). Đây có thể nói là một bước tiến quan trọng cho thấy chính phủ Malaysia ý thức rõ tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc. Hiệp hội này giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp Malaysia trong việc xúc tiến xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

(4)Tận dụng tốt nguồn vốn FDI

Ưu tiên thu hút FDI vào những ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu: Ngay từ những năm 50-60 của thế kỷ trước, Malaysia khuyến khích thu hút FDI vào những ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu bằng việc giảm thuế thu nhập tới 3 năm cho các doanh nghiệp đầu tư vào những ngành được lựa chọn. Tuy nhiên, từ năm 1996, Malaysia đã khuyến khích đầu tư cho các dự án công nghệ cao, công nghệ sinh học, quang điện tử, công nghệ không dây và vật liệu tiên tiến. Để thu hút các công ty công nghệ đẳng cấp thế giới (cả trong nước và ngoài nước) và khuyến khích phát triển ngành công nghệ thông tin, công nghệ cao, Chính phủ Malaysia đề ra sáng kiến phát triển công nghệ thông tin quốc gia, gọi là khu công nghệ thông tin (Jongwanich,William, 2009). Đây là một khu vực có vị trí địa lý xác định, có môi trường kinh doanh thuận lợi với hệ thống sinh thái tốt để thu hút các nhà đầu tư và hỗ trợ phát triển cho các công ty trong nước trở thành những công ty đẳng cấp quốc tế. Hiện tại Malaysia có 30 khu công nghệ thông tin và có gần 3000 công ty đã được công nhận đạt tiêu chuẩn kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Các công ty này thuộc đối tượng được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư như miễn 100%

thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 10 năm, tiếp cận nguồn vốn không hoàn lại về nghiên cứu và phát triển (Devadason, 2009).

Kết nối với các công ty đa quốc gia thông qua FDI: FDI có thể coi là sợi dây kết nối các doanh nghiệp trong nước với các tập đoàn lớn trên thế giới. Liên kết chặt chẽ với các MNCs hoặc TNCs là chìa khóa để Malaysia thành công trong mạng lưới sản xuất toàn cầu, tăng cường xuất khẩu hàng hóa ra các nước, trong đó có Trung Quốc. Malaysia rất nỗ lực thu hút đầu tư để sản xuất chuyên môn hóa tại các khu công nghiệp điện tử. Hoạt động liên kết trở thành nhân tố quan trọng cho quá trình phát triển công nghiệp điện tử nước này. Những năm gần đây, trong tiến trình tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, khu công nghiệp điện tử Penang đã hợp tác sản xuất máy tính cá nhân với hãng Dell của Hoa Kỳ, đĩa cứng với Quantum, chip máy tính với Intel và phần mềm với Motorola (Trần Văn Tùng, Vũ Đức Thanh, 2007).

(5)Chú trọng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ công nghệ cao

Công nghiệp phụ trợ (Supporting industries) là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính.

Phát triển thành công ngành công nghiệp phụ trợ là một bước căn bản giúp Malaysia đổi mới cơ cấu sản xuất, từ đó đổi mới cơ cấu xuất nhập khẩu nói chung cũng như với Trung Quốc nói riêng. Dưới đây là một số kinh nghiệm của Malaysia trong phát triển ngành công nghiệp phụ trợ:

Chú trọng thu hút FDI từ Nhật vào ngành công nghiệp phụ trợ công nghệ cao:

Với mục tiêu phát triển ngành sản xuất thiết bị điện và điện tử, Malaysia rất chú trọng thu hút FDI, đặc biệt từ Nhật Bản vào ngành công nghiệp phụ trợ công nghệ cao. Ủy ban phát triển công nghiệp Malaysia (Malaysia Industrial Development Authority-MIDA) với ITA (Invesment Tax Allowance)-trợ cấp thuế đầu tư vào các ngành sản xuất máy móc phụ tùng, phương tiện vận chuyển, công nghiệp phụ trợ, thiết bị điện, điện tử và linh kiện của chúng, các sản phẩm bằng plastic (trích dẫn Ernst&Young, 2012).

Đưa ra hàng loạt chương trình phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Bộ thương mại và công nghiệp quốc tế Malaysia có nhiệm vụ đưa ra và thực hiện một loạt các chương trình như: Chương trình phát triển các nhà cung cấp (Vendor Development Program- Chương trình marketing công nghiệp nhằm mục đích phát

triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Malaysia thành các nhà sản xuất và cung cấp linh kiện, máy móc, thiết bị công nghiệp và các dịch vụ công nghiệp liên quan đáng tin cậy cho các doanh nghiệp và MNCs lớn. Chương trình còn tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn, MNCs và các tổ chức tài chính); Chương trình trao đổi hợp đồng phụ (Subcontract exchange scheme- cơ sở dữ liệu được máy tính hóa cung cấp thông tin về các doanh nghiệp vừa và nhỏ với tư cách là nhà cung cấp, các MNCs với tư cách là người mua trong các lĩnh vực được khuyến khích như ô tô, thiết bị điện và điện tử, cao su, plastic); Triển lãm quốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ và Hội chợ công nghiệp; Nghiên cứu phân khúc thị trường và sản phẩm... (Devadason, 2009).

Sớm thành lập Hiệp hội phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Một bước rất quan trọng nữa là chính phủ Malaysia quyết định thành lập Hiệp hội phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 1996 với mục đích tạo ra một tổ chức chuyên môn hóa mang đến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dịch vụ tư vấn và hỗ trợ tài chính (Das, 1998). Hiệp hội này trong thực tế cũng đã tạo ra được những doanh nghiệp mạnh đủ sức cạnh tranh trên thị trường tự do. Từ sự thành lập của hiệp hội này, Malaysia đã có được hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ mang tầm cỡ thế giới, tham gia trong mạng lưới sản xuất toàn cầu mà vị trí quan trọng trong đó chính là Trung Quốc.

(6)Thúc đẩy hoạt động R&D

Bảng 1.7 Mức chi cho hoạt động R&D và số bằng phát minh sáng chế

Giai đoạn 1996-2000 2001-2005 2006-2008

Nước

Chi cho R&D (%GDP)

Số bằng phát

minh sáng chế

Chi cho R&D (%GDP)

Số bằng phát

minh sáng chế

Chi cho R&D (%GDP)

Số bằng phát

minh sáng chế

Malaysia 0.37 637 0.65 1851 0.64 5043

Thái Lan 0.18 628 0.25 839 0.25 1012

Philippines - 691 0.13 1296 - 1274

Nguồn: Jongwanich, Kohpaiboon (2010)

Từ bảng trên có thể nhận thấy Malaysia là quốc gia đặc biệt chú trọng và đầu tư cho hoạt động R&D. Giai đoạn 2001 đến nay, số lượng bằng phát minh sáng chế của nước này tăng vọt. Mức chi cho nghiên cứu phát triển của nước này ngay từ giai đoạn 1996-2000 đã là 0,37% GDP và ngày càng tăng lên. Giai đoạn từ 2008 đến nay, tỷ lệ này duy trì ở mức 1,1-1,2% GDP (Jongwanich, Kohpaiboon, 2010).

Malaysia là nước có mức chi nghiên cứu phát triển thuộc loại cao ở Đông Nam Á.

Đây là một chiến lược đúng đắn của chính phủ cũng như doanh nghiệp Malaysia.

Nghiên cứu phát triển mạnh càng giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất linh kiện thiết bị điện và điện tử của nước này nâng cấp công nghệ, tạo vị thế trong chuỗi giá trị ngành điện tử khu vực châu Á và tăng cường xuất khẩu mạnh nhóm hàng này sang Trung Quốc.

1.3.3.2 Về giải pháp của doanh nghiệp Malaysia

(1) Có chiến lược rõ ràng trong kinh doanh với thị trường Trung Quốc

Các doanh nghiệp Malaysia luôn coi Trung Quốc là một cơ hội kinh doanh tiềm năng to lớn. Với sự nối lại quan hệ ngoại giao giữa Malaysia và Trung Quốc năm 1974 và Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, con đường hướng tới thị trường khổng lồ này càng rõ ràng hơn với các doanh nghiệp Malaysia. Ba mươi năm trước khi phương Tây đổ đến Trung Quốc, Malaysia đã xác định Trung Quốc là một đối tác thương mại quan trọng của mình. Lợi thế người đi đầu cũng là một động lực mạnh mẽ cho cuộc đua của các doanh nghiệp Malaysia đến Trung Quốc (Jongwanich, Kohpaiboon, 2010).

(2) Không để mất lợi thế cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc

Một số công ty sản xuất trong nước còn rời đến Trung Quốc để tiếp tục phục vụ khách hàng của mình là các công ty đa quốc gia khi các công ty này đến Trung Quốc. Trong sản xuất, một số doanh nghiệp Malaysia đã chuyển hoạt động thâm dụng lao động của họ như sản xuất linh kiện và bộ phận, thiết bị điện cấp thấp và hàng may mặc sang Trung Quốc để tận dụng lợi thế về chi phí lao động thấp. Có nhiều lý do để sản xuất ở Trung Quốc ngoài yếu tố chi phí. Thêm vào đó, khi nhiều tập đoàn đa quốc gia đặt chân đến Trung Quốc, các doanh nghiệp Malaysia lúc đó

đang là nhà thầu phụ cho họ cũng chuyển một phần hoạt động sản xuất của mình sang Trung Quốc để có thể tiếp tục phục vụ họ các tập đoàn này (Devadason, 2009).

(3) Chú trọng xuất nhập khẩu chính ngạch với các thành phố lớn của Trung Quốc Nhiều doanh nghiệp Malaysia tập trung tại các thành phố ven biển như Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu để dễ tiếp thị, phân phối, tìm nguồn cung ứng nhân lựcvàhỗ trợvề cơ sở hạ tầng. Thượng Hải là trung tâm thương mại tài chính lớn nhất của Trung Quốc, cũng là thị trường quan trọng đối với Malaysia. Thượng Hải chủ yếu xuất khẩu sang Malaysia rau củ và thực phẩm, đồng thời nhập khẩu ngũ cốc, sản phẩm ngũ cốc, dầu cọ, đường, thức ăn gia súc, cao su tự nhiên và cao su chế biến. Malaysia cũng xuất khẩu một lượng khá ổn định máy móc thiết bị và linh phụ kiện từ Thượng Hải. Ngay từ năm 2000, Malaysia đã xuất khẩu sang Thượng Hải 8,4 tỷ USD máy móc thiết bị và 1,9 tỷ USD linh phụ kiện máy móc (Yoeh, Ooi, 2007)

Bảng 1.8 Kim ngạch thương mại giữa Malaysia với Thượng Hải

Đơn vị: Triệu USD Năm 1978 1990 1995 2000 2005 2010 2015

Nhập khẩu 38.07 39 123 259 1120 4252 6501 Xuất khẩu 1 28 96 649 1545 10775 1890

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Thượng Hải năm 1978-2015 (4)Khai thác sản phẩm mới cho thị trường Trung Quốc

Do cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước là tương đồng và cạnh tranh nên Malaysia rất tích cực tìm kiếm mảng thị trưởng còn bỏ ngỏ tại Trung Quốc mà Malaysia có thế mạnh. Ví dụ như trong trường hợp sản phẩm nông nghiệp, nước này đang tập trung vào dòng “Sản phẩm cho người theo đạo Hồi” để xuất khẩu sang Trung Quốc (Teng, Yean, 2005). Trung Quốc là quốc gia có số lượng người theo đại Hồi khá lớn (khoảng 150-200 triệu người). Với đặc trưng ăn uống riêng của nhóm người này, các sản phẩm Halal (theo ngôn ngữ Hồi giáo, “Halal” có nghĩa là hợp pháp, không bị cấm) cũng có nhu cầu lớn tại thị trường Trung Quốc. Các doanh

nghiệp Malaysia nắm bắt được nhu cầu này và đang cung cấp ngày càng nhiều cho người theo đạo Hồi tại Trung Quốc. Thậm chí Malaysia còn trở thành nước cung cấp thực phẩm Halal cho cả khu vực châu Á. Tại Malaysia, Cục Phát triển Hồi giáo Malaysia (JAKIM) đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất thực phẩm Halal từ năm 1974. Nguyện vọng trở thành trung tâm Halal của khu vực được Thủ tướng Badawi khẳng định trong lễ phát động Tuần lễ phát triển kinh tế Hồi giáo năm 2003.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với trung quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(223 trang)