Thực trạng nhập siêu hàng hóa Việt Nam- Trung Quốc giai đoạn 2002-2016

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với trung quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM NHẰM HẠN CHẾ NHẬP SIÊU VỚI TRUNG QUỐC

2.1. Thực trạng nhập siêu hàng hóa Việt Nam- Trung Quốc giai đoạn 2002-2016

2.1.1 Nhập siêu Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2002-2010

Trong giai đoạn 2002-2010, có một mốc thời gian quan trọng là Viêt Nam gia nhập WTO năm 2005. Tuy nhiên, việc gia nhập WTO không giúp Việt Nam giảm nhập siêu với Trung Quốc mà ngược lại kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc tăng mạnh, giá trị nhập siêu ngày càng lớn.

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Tác giã vẽ theo số liệu trích xuất từ Cơ sở dữ liệu ITC 2017 Hình 2.1 Nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2002-2010

Theo hình 2.1, trong giai đoạn 2002-2010, giá trị nhập siêu của Việt Nam với trung Quốc tăng từ 1,03 tỷ USD lên 16,1 tỷ USD, tức là tăng 15,6 lần. Trong giai đoạn này, kim ngạch nhập siêu tăng trung bình khoảng 40%/năm. Các năm 2005, 2006 và 2007 có mức tăng nhập siêu lớn nhất giai đoạn này.

2.1.2 Nhập siêu Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2011-2016

Giai đoạn 2011-2016 tính từ sau khi hiệp định ACFTA chính thức ký kết. Kim ngạch nhập siêu hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn này có nhiều biến động.

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Tác giã vẽ theo số liệu trích xuất từ Cơ sỡ dữ liệu ITC 2017 Hình 2.2 Nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2010-2016

Hình 2.2 cho thấy, trong hai năm 2011, 2012, giá trị nhập siêu hầu như không tăng, Năm 2013, giá trị nhập siêu tăng mạnh, đạt 31,7 tỷ, năm 2014 đạt mức kỷ lục 43,8 tỷ USD. Nhập siêu đang có xu hướng giảm trong năm 2015 và 2015, kim ngạch lần lượt là 36,1 tỷ USD và 23,9 tỷ USD.

Tuy trong hai năm 2015, 2016, kim ngạch nhập siêu hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc đã có dấu hiệu giảm nhưng không phải là nhờ sự đổi mới trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Nguyên nhân là do nhu cầu nhập khẩu giảm ở hầu hết các thị trường khiến các nhà xuất khẩu tích cực giảm giá để kích cầu làm kim ngạch nhập khẩu suy giảm mạnh. Bên cạnh đó, kinh tế trong nước không tăng trưởng cao như dự báo, sản xuất của doanh nghiệp khó khăn khiến nhu cầu nhập khẩu giảm. Các doanh nghiệp Việt cũng đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, giảm phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống. Tuy nhiên, việc giảm nhập siêu từ Trung Quốc hiện nay được

đánh giá chỉ mang tính tạm thời. Với vị trí địa lý gần gũi, hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao, hàng Trung Quốc vẫn sẽ là một trong những lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp Việt. Trong hoàn cảnh kinh tế ảm đạm, mức nhập siêu có thể suy giảm, nhưng khi kinh tế tăng trưởng trở lại, doanh nghiệp lấy lại đà sản xuất thì kim ngạch nhập khẩu sẽ tăng trở lại, nhập siêu có khả năng gia tăng với thị trường Trung Quốc.

2.1.3 Nhâp siêu của Việt Nam-Trung Quốc trong cán cân thương mại chung Xét trong quan hệ thương mại tổng thể, Việt Nam không chỉ nhập siêu với Trung Quốc mà còn nhập siêu với nhiều quốc gia và khu vực tại châu Á (như với ASEAN, Hàn Quốc, Đài Loan). Do nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc nên tổng nhập siêu của Viêt Nam với châu Á rất lớn.

Bảng 2.1 Cán cân thương mại Việt Nam với một số khu vực/quốc gia Đơn vị: Tỷ USD Khu vực/Quốc gia 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016

Thế giới -3 -5,5 -5 -18 -12,6 0,76 2,4 1,6 Châu Âu 2.8 4,1 7,1 10,9 11,9 20,9 28,2 32

Mỹ 2,1 4,1 7,2 10 10,8 15,3 23,8 36

Châu Á -6,7 -11,6 -18,2 -34,0 -42,0 -37,4 -66,9 -58,8 ASEAN -2,0 -4,0 -6,0 -9,2 -10,4 -9,1 -10,7 -11,7 Trung Quốc -1,0 -1,7 -5,0 -10,8 -16,1 -18,0 -43,8 -23,9 Hàn Quốc -1,7 -2,6 -3,0 -5,7 -6,7 -10,2 -14,5 -20,1 Đài Loan -1,3 -2,2 -3,6 -5,8 -5,5 -6,5 -8,8 6,8

Tác giả thống kê theo số liệu trích xuất từ cơ sở dữ liệu ITC 2018 Nếu xem xét tương quan giữa cán cân thương mại Việt-Trung Quốc với cán cân thương mại chung của Việt Nam với thế giới, có thể thấy từ năm 2010 trở đi, nhập siêu từ Trung Quốc bắt đầu vượt xa mực nhập siêu chung. Thậm chí có những năm cán cân thương mại tổng thế của Việt Nam là thặng dư ở mức thấp thì cán cân thương mại riêng với Trung Quốc vẫn thâm hụt nặng nề. Điều này cũng có nghĩa,

Việt Nam đang phải dùng thặng dư thương mại với các khu vực/quốc gia khác để bù đắp cho thâm hụt thương mại với các nước châu Á, mà trong đó nặng nề nhất là với Trung Quốc. Giá trị nhập siêu với Trung Quốc thường chiếm gần 50% trong tổng giá trị nhập siêu với toàn châu Á, cá biệt năm 2014 còn tăng lên đến 65,4%, vượt xa mức thâm hụt với ASEAN, Hàn Quốc hay Đài Loan.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với trung quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(223 trang)