Giải pháp của chủ thể Nhà nước

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với trung quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu (Trang 121 - 138)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU ĐỂ GIẢM NHẬP SIÊU VỚI TRUNG QUỐC

3.4 Giải pháp đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu để hạn chế nhập siêu với

3.4.1 Giải pháp của chủ thể Nhà nước

3.4.1.1 Đổi mới các chính sách thương mại với Trung Quốc

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, trong bối cảnh tự do hóa thương mại mạnh mẽ cùng những áp lực từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm giảm nhập siêu với Trung Quốc cần đến những quyết sách lớn tầm vĩ mô. Chính phủ cần đưa ra một hệ thống các chính sách thương mại phù hợp với các cam kết FTA, tuân theo các Quyết định về quản lý xuất nhập khẩu giai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quyết định của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án quản lý nhập khẩu đến năm 2020 phù hợp với cam kết quốc tế.

(1) Chính sách quản lý nhập khẩu

Chính phủ cần tiếp tục triển khai các biện pháp quản lý nhập khẩu đối với một số mặt hàng trong nước đã sản xuất được và hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu từ Trung Quốc bằng các biện pháp kỹ thuật như TBT, SPS, nguồn gốc xuất xứ, phòng vệ thương mại. Các hàng rào thương mại nhằm mục đích kiểm soát mặt hàng tiêu dùng trong nước sản xuất được và tập trung nguồn lực cho nhập khẩu máy móc thiết bị chất lượng cao.

Cần có chính sách quản lý nhập khẩu chặt chẽ với các mặt hàng nguyên vật liệu sắt thép, phân bón, hóa chất và các loại phế liệu; các loại thực phẩm như thịt cá, rau

quả; và các loại máy móc công nghệ có khả năng gây ô nhiễm môi trường trong các ngành dệt, in ấn, sản xuất giấy…

(2) Chính sách biên mậu với Trung Quốc

Trong thời gian tới, việc thương mại tiểu ngạch nông sản với Trung Quốc chưa thể giảm ngay. Chính phủ cần cùng phía Trung Quốc xem lại các thỏa thuận giữa hai bên để sửa đổi, bổ sung các giải pháp thích hợp với tình hình mới, tạo sự hợp tác có tính tổ chức giữa các doanh nghiệp trong nước. Cần rà soát lại những hiệp định giữa hai bên để có điều chỉnh phù hợp cũng như nâng cao tính hiệu lực của các điều khoản đã cam kết; điều chỉnh và bổ sung các chính sách giữa Việt Nam và Trung Quốc theo hướng tạo cơ chế mở hơn nữa cho hoạt động thương mại trên các hành lang;

Cần hoàn thiện chính sách thuế, hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật, tạo môi trường thuận lợi cho thương mại và đầu tư như cơ chế xuất, nhập cảnh; áp dụng chính sách ưu đãi tài chính đối với vùng kinh tế cửa khẩu; cải thiện hệ thống thanh toán, tăng cường sự phối hợp, trao đổi định kỳ các biện pháp quản lý và giám sát buôn bán biên giới.

Nhà nước cần quản lý hiệu quả, chính thức hóa thương mại qua biên giới, tập trung vào cửa khẩu chính ngạch, quy mô lớn. Từng bước hạn chế, tiến tới chấm dứt thương mại đường mòn lối mở để kiểm soát tốt thương mại, bảo vệ sản xuất trong nước, kiểm soát chất lượng hàng xuất khẩu.

3.4.1.2 Điều chỉnh chính sách đầu tư liên quan đến Trung Quốc

Thay đổi cơ chế chấm thầu EPC: Chính phủ cần có cơ chế chấm thầu quốc tế một cách minh bạch và sáng suốt hơn, kiên quyết không chấp nhận các nhà thầu Trung Quốc kém uy tín được nhận thầu EPC các dự án trọng điểm của Việt Nam.

Như vậy sẽ giảm nguy cơ máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và nhân công Trung Quốc tràn vào Việt Nam, giúp giảm nhập siêu với nước này. Đồng thời, cũng cần ưu tiên cho các doanh nghiệp Việt Nam đủ năng lực được nhận các công trình trọng điểm của nhà nước. Theo Bộ Công Thương, tổng nguồn vốn đầu tư cho các dự án công nghiệp cơ khí giai đoạn 2013-2025 vào khoảng 289 tỉ USD và Việt Nam có đủ năng lực thiết kế, chế tạo trong nước để đáp ứng 50% thiết bị trong ngành này. Về

thủy điện, Việt Nam đủ năng lực làm tổng thầu, tỷ lệ nội địa hóa thành công đạt 30%. Đến nay, Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ thiết kế, chế tạo thiết bị cơ khí thủ công cho 30 nhà máy thủy điện bao gồm Sơn La, Lai Châu với tỷ lệ nội địa hóa đến 90% (CIEM, 2014).

Tăng cường thu hút FDI Trung Quốc vào các ngành có lợi cho Việt Nam:

Trước mắt cũng như lâu dài, Chính phủ cần có chính sách hợp lý để thu hút nguồn vốn FDI từ các công ty xuyên quốc gia vào các lĩnh vực công nghệ cao, kết cấu hạ tầng và công nghiệp chế biến, các ngành sản xuất tạo ra những sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu. Cần điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư vốn FDI từ Trung Quốc phù hợp với cam kết hội nhập quốc tế và bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Cần đảm bảo công nghệ các dự án Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam phải là công nghệ cao, hiện đại, không ảnh hưởng tới môi trường.

Nhà nước cần tăng cường xúc tiến đầu tư, tuyên truyền về môi trường kinh doanh thuận lợi của Việt Nam để thu hút các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, giảm bớt các doanh nghiệp nhỏ lẻ. Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có uy tín của Trung Quốc vào Việt Nam hợp tác, liên doanh, đầu tư vào những nhóm hàng mà nước ta có tiềm năng và Trung Quốc có nhu cầu cao. Giải pháp này sẽ giúp nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu và ổn định thị trường tiêu thụ. Nếu thực hiện tốt, đây là giải pháp rất hữu hiệu giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, từ đó cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc trong giai đoạn sắp tới..

3.4.1.3 Quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ và sản xuất lương thực lớn nhất thế giới, do vậy trao đổi thương mại với nước này là tất yếu. Giai đoạn 2018-2030, Trung Quốc vẫn sẽ là đối tác thương mại quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam. Công tác quản lý hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc cần sự kết hợp của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương ...Với thị trường này, cần phát triển theo chiều sâu trên cơ sở chính thức hóa, hạn chế trung gian, kết hợp giữa buôn bán và đầu tư để chủ động điều tiết xuất

khẩu nông sản. Thúc đẩy thương mại nông sản với Trung Quốc cần dựa vào xây dựng quan hệ đối tác hoặc liên kết đầu tư dài hạn, tin cậy với người tiêu dùng cuối cùng, xây dựng hệ thống phân phối chính hoặc liên kết đầu tư sản xuất tại Việt Nam nhất là những mặt hàng có quy mô thương mại lớn (lúa gạo, cao su, v.v…) hay dễ hư hỏng (thủy sản, rau quả, v.v…).

Hỗ trợ về kỹ thuật, vốn đầu tư cho người nông dân sản xuất, các nhà máy chế biến và các doanh nghiệp xuất khẩu: Chính phủ cần đầu tư xây dựng các sản giao dịch nông lâm thủy sản, tạo điều kiện để có thể bán với khối lượng lớn và giá cả ổn định sang thị trường các nước ASEAN, đặc biệt là Trung Quốc.

- Liên kết các doanh nghiệp lớn với các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ và các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ phù hợp với các yêu cầu mới từ thị trường Trung Quốc. Nhà nước cũng cần hỗ trợ các địa phương áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến vào sản xuất nông lâm thủy sản, lấy được các chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, GMP, HACCP, ISO... cho các loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao của địa phương mình. Những sản phẩm có tiềm năng này sẽ là cơ sở xây dựng chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản cho địa phương. Cần tổ chức lại các hộ nông dân để hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, áp dụng quy trình sản xuất đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn, có thể giám sát. Hỗ trợ liên kết giữa các doanh nghiệp đầu đàn với các tổ chức nông dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các vùng chuyên canh để xây dựng các thương hiệu mạnh cho nông sản Việt Nam.

Quy hoạch sản xuất theo chuỗi cung ứng với thị trường Trung Quốc: Nhà nước cần quy hoạch việc sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi cung ứng. Các chuỗi cung ứng cần tạo được mối liên kết từ các khâu sản xuất đến sơ chế, chế biến, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm (trong nước hoặc xuất khẩu). Việc sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản Việt Nam cần chấm dứt tình trạng manh mún ở từng công đoạn đơn lẻ, từ khâu sản xuất sau đó trực tiếp ra thị trường tiêu thụ. Xây dựng quan hệ đối tác hoặc liên kết đầu tư dài hạn, tin cậy với người tiêu dùng cuối cùng, xây dựng hệ thống phân phối chính hoặc liên kết đầu tư sản xuất tại Việt Nam nhất là những mặt hàng có quy mô thương mại lớn (lúa gạo, cao su, v.v…) hay dễ hư hỏng (thủy sản, rau

quả, v.v…). Cần thúc đẩy liên kết doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam với doanh nghiệp của Trung Quốc để xây dựng chuỗi giá trị kết nối trực tiếp với nơi tiêu thụ;

3.4.1.4 Tăng cường xúc tiến thương mại tầm vĩ mô

Có thể nói hoạt động xúc tiến thương mại tầm vĩ mô do Nhà nước thực hiện có vai trò rất quan trọng trong việc đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập nói chung và với thị trường Trung Quốc nói riêng. Hoạt động này không chỉ cần hướng đến thị trường Trung Quốc mà với nhiều thị trường tiềm năng khác để giảm thiểu sự phụ thuộc, nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tiến tới giảm nhập siêu.

(1) Xúc tiến thương mại nói chung

Định hướng triển khai hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp: Nhà nước cần triển khai hoạt động xúc tiến thương mại có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tiến trình hội nhập và các FTA. Các hoạt động xúc tiến thương mại cần tập trung vào những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và có cơ hội tăng trường. Các thị trường tiềm năng nhất của từng mặt hàng cần được xác định và đẩy mạnh giới thiệu cho doanh nghiệp, tổ chức các hội chợ, hoạt động khảo sát thị trường và kết nối doanh nghiệp trong nước với đối tác tại các thị trường này. Kế hoạch Phát triển xuất khẩu của các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng cũng cần đảm bảo hỗ trợ mang tính xuyên suốt theo chuỗi hoạt động từ xây dựng chiến lược, phát triển sản phẩm, sản xuất, quảng bá, tiêu thụ, đánh giá kết quả.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp: Cần cung cấp các thông tin liên quan đến thị trường, thực hiện hoạt động khảo sát thị trường nước ngoài và hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu là những hoạt động xúc tiến thương mại mà nhiều doanh nghiệp có nhu cầu cao. Chú trọng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại có quy mô lớn, mang tính định hướng, dẫn dắt thị trường, tạo điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp từng bước làm quen với thị trường và dần chủ động trực tiếp triển khai hoạt động xúc tiến thương mại. Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại giúp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Cần tổ chức nhiều khóa đào tạo và dịch vụ tư vấn đối với doanh về phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm và bao bì, xây dựng chiến lược

thương hiệu cho ngành hàng để thúc đẩy xuất khẩu giá trị cao và bền vững. Để các hoạt động này thực sự mang lại giá trị cho doanh nghiệp, nội dung cần gắn chặt hơn với nhu cầu của doanh. Các thương vụ cần thông tin kịp thời, đầy đủ cho doanh nghiệp về thông tin thương mại, nhu cầu thị trường, rào cản kỹ thuật và những dự báo chính sách. Bộ Công Thương phối hợp với tham tán tổ chức tập huấn chuyên sâu cho doanh nghiệp về các thị trường trọng điểm cũng như thị trường ngách, giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường tốt hơn. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát các thị trường, làm việc với các Hiệp hội, doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, rà soát và thông tin kịp thời về tình hình thị trường để có sự điều chỉnh phù hợp quy mô sản xuất.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế tại Việt Nam: Các hội chợ quốc tế được tổ chức chuyên nghiệp với quy mô lớn sẽ giúp gây dựng hình ảnh thương mại Việt Nam trong mắt đối tác quốc tế. Thông qua đẩy mạnh phương thức đón các đoàn khách quốc tế tới địa phương làm việc và kết nối với doanh nghiệp trong nước, các Trung tâm xúc tiến thương mại địa phương cũng có thể giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm tới thị trường thế giới mà không phải tốn nhiều chi phí.

Tập trung đầu tư về kinh phí, kỹ thuật, nâng cao uy tín, hiệu quả các hội chợ định hướng xuất khẩu tổ chức tại Việt Nam, các hội chợ liên kết Vùng và các hội chợ tổ chức luân phiên định kỳ tại các tỉnh biên giới.

Thực hiện hiệu quả cơ chế dịch vụ hóa xúc tiến thương mại: Có thể nói đây là cơ chế rất có lợi giúp doanh nghiệp có nhu cầu khảo sát thị trường chuyên sâu, tìm kiếm khách hàng hay quảng bá sản phẩm đến các đối tượng tiềm năng trong điều kiện nguồn nhân lực và kinh phí hoạt động của các thương vụ còn hạn chế. Bên cạnh đó, các cơ quan thương vụ cũng cần nên hỗ trợ miễn phí cho doanh nghiệp rong giai đoạn thăm dò thị trường một số thông tin như quy mô thị trường,nhu cầu tiêu thụ, đối tượng dẫn dắt thị trường, danh sách doanh nghiệp đầu mối…

(2) Xúc tiến thương mại với thị trường Trung Quốc

Với lợi thế về địa lý cũng như lợi thế về nhóm hàng nông lâm thủy sản mà Trung Quốc có nhu cầu lớn trong dài hạn, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ Việt Nam là tăng cường xúc tiến thương mại tầm vĩ mô để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường tiềm năng này.

Tổ chức các chương trình nghiên cứu về nhu cầu, quy mô thị trường và chuỗi tiêu thụ hàng nông sản tại Trung Quốc: Nhà nước cần tổ chức hàng loạt chương trình nghiên cứu về các chuỗi tiêu thủ các mặt hàng nông sản chiến lược mà Việt Nam hiện đang xuất khẩu sang Trung Quốc (như cao su, rau quả, lúa gạo…) để nắm được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng cuối cùng. Đây là bước giúp nhà nước chủ động về chính sách và giả pháp xúc tiến phát triển thương mại. Cần đẩy mạnh tiếp cận để kết nối trực tiếp với các tập đoàn xuyên quốc gia, chuỗi siêu thị lớn, hệ thống bán lẻ tại Trung Quốc, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp cận hệ thống bán lẻ tại Trung Quốc về pháp lý, thông tin, tổ chức, kỹ thuật;

Thúc đẩy liên kết giữa hiệp hội lương thức, hiệp hội lúa gạo Việt Nam với các hiệp hội lương thức và lúa gạo cấp tỉnh của Trung Quốc: Nhà nước cần có cơ chế thúc đẩy sự liên kết giữa Hiệp hội lương thức, Hiệp hội lúa gạo Việt Nam với các hiệp hội tương ứng thuộc các tỉnh biên giới Tây Nam của Trung Quốc nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp Việt Nam trong hiệp hội tìm kiếm bạn hàng thuận lợi hơn, giúp các thành viên hiệp hội cũng có thêm thông tin về nhu cầu thị trường phía Trung Quốc.

Tăng cường đàm phán thương mại với phía Trung Quốc: Để xúc tiến xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, Chính phủ cần tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức các đoàn đàm phán với Trung Quốc về các chủng loại nông sản được xuất qua từng cặp cửa khẩu giữa hai nước. Cần đề nghị Cục Giám sát, Kiểm tra chất lượng và Kiểm dịch Trung quốc (AQSIQ) xem xét việc mở thêm các cửa khẩu nhập khẩu rau quả Việt Nam.

Hai đơn vị này cần nhanh chóng phối hợp tháo gỡ rào cản kỹ thuật để xuất khẩu chính thức một số loại trái cây vào thị trường Trung Quốc như bưởi da xanh, sầu

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với trung quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu (Trang 121 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(223 trang)