Giải pháp của chủ thể Nhà khoa học

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với trung quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu (Trang 154 - 157)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU ĐỂ GIẢM NHẬP SIÊU VỚI TRUNG QUỐC

3.4 Giải pháp đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu để hạn chế nhập siêu với

3.4.3 Giải pháp của chủ thể Nhà khoa học

Có thể nói, trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học 4.0, các nhà khoa học đóng vai trò ngày càng lớn. Trong thời đại mới này, các nhà khoa học chính là một nhân tố lớn mang lại sự cải cách trong nền khoa học và kinh tế của mỗi quốc gia. Với sứ mạng quan trọng như vậy, trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, để góp phần đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu với Trung Quốc, tiến tới giảm nhập siêu song phương, các nhà khoa học Việt cần hoàn thành các nhiệm vụ sau:

3.4.3.1 Góp phần thúc đẩy tiêu dùng nội địa

Để góp phần kích cầu nội địa, các nhà khoa học cũng cần thực hiện tốt các nhiệm vụ dưới đây

(1) Nghiên cứu sản phẩm phù hợp với người Việt Nam

Các nhà khoa học Việt cần tập trung nghiên cứu ra các loại sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt với mức chất lượng tốt. Đây là giải pháp hữu hiệu để người tiêu dùng trong nước giảm bớt sự tin tưởng thái quá vào hàng ngoại. Các mặt hàng như dược phẩm, hóa mỹ phẩm cũng như điện cơ, điện tử mang thương hiệu thuần Việt hiện vẫn chưa chiếm được lòng tin và sự đón nhận của đại bộ phần người tiêu dùng. Đây là một áp lực, cũng là động lực để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tiếp tục tìm tòi sáng tạo, liên tục thử nghiệm và cho ra thị trường những sản phẩm được người dân nước mình chấp nhận. Có như thế, vai trò của các nhà khoa học mới được phát huy tối đa và đúng hướng. Người tiêu dùng càng dùng nhiều hàng nội thì cơ hội đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và giảm nhập siêu với Trung Quốc càng lớn.

(2) Phát huy vai trò tuyên truyền, hướng dẫn tiêu dùng

Bên cạnh việc nghiên cứu thử nghiệm và phát minh, sáng chế ra các sản phẩm phù hợp cho người Việt, tiến tới xuất khẩu sang thị trường khu vực và quốc tế, các nhà khoa học Việt trong thời gian tới còn cần phát huy vai trò tuyên truyền, hướng

dẫn tiêu dùng cho người Việt. Là những người có kiến thức chuyên môn sâu, các nhà khoa học có uy tín sẽ dễ dàng có tiếng nói và mức độ thuyết phục cao với người tiêu dùng trong nước. Các nhà khoa học cần thường xuyên phát biểu các kết quả nghiên cứu của mình trên tạp chí chuyên ngành cũng như báo chí truyền thông. Họ cũng cần có những bài viết chuyên sâu về các sản phẩm thương hiệu Việt, phân tích sai lầm trong quan điểm tiêu dùng sính ngoại của người Việt hiện nay. Đây cũng nên được coi là một giải pháp hữu hiệu và phù hợp để kích thích tiêu dùng trong nước, góp phần giảm nhập siêu.

3.4.3.2 Tư vấn phát triển công nghiệp phụ trợ

Muốn phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ, tháo gỡ nút thắt cản trở quá trình đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện tại, không phải chỉ cần đến sự chung tay của nhà nước và doanh nghiệp, mà còn cần đến sự dốc sức của các nhà khoa học trong nước.

Để góp sức phát triển nền công nghiệp phụ trợ, các nhà khoa học Việt cần đẩy mạnh nghiên cứu, đưa ra tư vấn hợp lý cho chính phủ và doanh nghiệp về việc xây dựng cụm liên kết ngành như thế nào và tại đâu cho hiệu quả đối với từng nhóm hàng. Trước mắt, để điều chỉnh được cơ cấu hàng xuất nhập khẩu với Trung Quốc và giảm nhập siêu, các nhà khoa hoc Việt, đặc biệt là các nhà khoa học đang làm việc tại các doanh nghiệp phụ trợ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất rất cần chung sức đẩy mạnh nghiên cứu. Cần có những nghiên cứu đột phá trong các ngành dệt may, da giày, thiết bị linh kiện, công nghiệp chế biến thực phẩm, hóa chất…để có thể tự cung cấp phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước, giảm nhập khẩu.

3.4.3.3 Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ

Các nhà khoa học Việt cần không ngừng sáng tạo và cho ra đời những phát minh, sáng chế, sáng kiến, đổi mới giúp tăng hàm lượng chất xám và công nghệ trong hàng hóa xuất khẩu, trong đó có cả hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Để giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc và các nước châu Á khác, các nhà khoa học cần tập trung nghiên cứu mạnh vể mảng nguyên nhiên liệu và xây lắp máy công cụ. Các nhà khoa học nghiên cứu trong các mảng công nghệ cao như viễn thông, điện tử, vụ trụ,

không gian cũng cần đẩy mạnh nghiên cứu để có được sản phẩm ửng dụng rộng rãi, giúp nâng cao vị thế của nước nhà trong lĩnh vực công nghệ, giúp Viêt Nam tiến cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành thiết bị điện-điện tử, giảm thiểu nhập siêu từ Trung Quốc.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận án chú trọng phân tích một số yếu tố nổi bật tác động đến cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của cả Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới cũng như đưa ra các quan điểm, định hướng cụ thể trong đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung cũng như với Trung Quốc nói riêng. Luận án cũng đưa ra giải pháp đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu với Trung Quốc trong thời gian tới nhằm giảm nhập siêu dựa trên những hạn chế trong cơ cấu xuất nhập khẩu song phương đã được nêu ở chương trước. Các giải pháp này được tách thành ba nhóm tương ứng với ba chủ thể Nhà nước, Doanh nghiệp, Nhà khoa học. Các giải pháp của từng chủ thể đều hướng đến việc giải quyết các vẫn đề còn tồn tại của sáu thành tố Chính phủ, Yếu tố sản xuất, Doanh nghiệp, Nhu cầu, Các ngành phụ trợ và Cơ hội đã được phân tích trong chương 2. Phải đồng thời thực hiện ba nhóm giải pháp này và có sự đồng lòng giữa Chính phủ-doanh nghiệp- nhà khoa học Việt Nam thì mới có thể đổi mới được cơ cấu xuất nhập khẩu bất lợi với Trung Quốc hiện nay, từ đó điều chỉnh cán cân thương mại song phương.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với trung quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu (Trang 154 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(223 trang)