Hướng đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc đến năm 2030

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với trung quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu (Trang 117 - 121)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU ĐỂ GIẢM NHẬP SIÊU VỚI TRUNG QUỐC

3.3 Hướng đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc đến năm 2030

ĐIỀU KIỆN ĐỔI MỚI CƠ CẤU

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Hình 3.2 Phương hướng đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc đến năm 2030

Xuất khẩu nông lâm thủy sản thô giá trị thấp, nhập khẩu nhiều rau hoa quả qua đường tiểu ngạch Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may và da giày để gia công xuất khẩu sang thị trường Âu Mỹ Nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, phục vụ thực hiện các dự án thầu EPC, công nghệ lạc hậu

Nhập khẩu nhiều hàng tiêu dùng trong nước có thể sản xuất

Xuất khẩu tỷ trọng tương đối lớn thiết bị điện-điện tử nhưng kim ngạch chưa cao, hàm lượng công nghệ và trình độ lao động chưa cao

Xuất khẩu nông lâm thủy sản có thương hiệu, hàm lượng chế biến cao Giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày, tự cung cấp khoảng 30%

Lựa chọn nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, hiệu quả sản xuất cao. Tự nghiên cứu sản xuất khoảng 20%

Giảm nhập khẩu máy móc thông qua các gói thầu EPC

Hạn chế tối đa nhập khẩu hàng tiêu dùng trong nước có thể sản xuất Tăng tỷ trọng giá trị xuất khẩu nhóm thiết bị điện-điện tử lên khoảng trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Nhà nước đổi mới định hướng phát triển kinh tế, chính sách thương mại Doanh nghiệp đổi mới chiến lược kinh doanh, đổi mới công nghệ sản xuất

Nhà khoa học đổi mới tư duy nghiên cứu, phát huy vai trò dự báo

CƠ CẤU HIỆN TẠI CƠ CẤU ĐẾN NĂM 2030

3.3.2 Một số nhóm hàng xuất nhập khẩu chủ lực

3.3.2.1 Nhóm hàng cần đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc

Muốn chuyển sang một cơ cấu hàng xuất khẩu mới và có lợi với Trung Quốc, Việt Nam cần xem xét những loại hàng hóa nước bạn có nhu cầu lớn và lâu dài mà Việt Nam có lợi thế so sánh động và tĩnh trong hiện tại và thời gian tới, cũng như các cam kết FTA để có một cơ cấu hàng xuất khẩu có tính đổi mới, có tác dụng giúp điều chỉnh nhập siêu.

Với dân số hơn 1,4 tỷ người, Trung Quốc là thị trường khổng lồ và có nhu cầu hàng hóa rất lớn phục vụ ổn định đời sống người dân và xã hội trước mắt cũng như các nhu cầu dự trữ chiến lược tương lai...Nhu cầu hàng hóa giữa các vùng miền của Trung Quốc có sự khác biệt tương đối lớn. Các tỉnh Đông Bắc và khu vực miền Trung có nhu cầu thường xuyên về rau quả nhiệt đới, thực phẩm đồ uống chế biến từ nguyên liệu hoa quả nhiệt đới. Do không có biển nên các tỉnh miền Tây Nam Trung Quốc có nhu cầu thường xuyên về thuỷ hải sản. Miền Đông và các đặc khu kinh tế cần nhiều loại sản phẩm cao cấp từ các nước láng giềng phía Nam như đồ gỗ cao cấp, thuỷ hải sản tươi sống cao cấp, hoa quả nhiệt đới cao cấp. Các tỉnh phía Nam và giáp biên có nhu cầu về than, khoáng sản do vận chuyển từ phía Bắc xuống không hiệu quả.

Theo quan điểm của tác giả, kết hợp với khả năng cung cấp của Việt Nam, có thể dựa vào những nhóm hàng xuất khẩu sau đây để tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần hạn chế nhập siêu với nước bạn:

Nhóm hàng nông lâm thủy sản tươi, sơ chế: Đây là nhóm hàng thế mạnh của Việt Nam, nhưng cần hướng đến xuất khẩu chính ngạch với thương hiệu được đăng ký. Thịt lợn, ngũ cốc như đậu tương, hạt và quả có dầu, các loại hoa quả nhiệt đới như dưa hấu, thanh long, vải tươi…đều là những nhóm hàng Trung Quốc có nhu cầu rất lớn, cũng là nhóm hàng Việt Nam có thể sản xuất với khối lượng lớn trước mắt. Về thuỷ hải sản, cần đẩy mạnh thuỷ hải sản đông lạnh và thuỷ hải sản khô xuất khẩu chủ yếu vào miền Tây Trung Quốc. Hải sản tươi sống cao cấp có tiềm năng lớn xuất khẩu vào các trung tâm kinh tế, đô thị lớn nằm sâu trong lục địa. Cần đặt

mục tiêu nông lâm thủy sản tươi, sơ chế xuất khẩu sang Trung Quốc đều là hàng được đăng ký thương hiệu Việt Nam.

Nhóm hàng nông lâm thủy sản chế biến chất lượng cao: nông lâm thủy sản chế biến cũng là nhóm hàng Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Rất nhiều đặc sản Việt Nam đã và đang được người Trung Quốc ưa chuộng. Về nông sản, cần tập trung vào sản xuất hoa quả sấy khô, bánh, mứt, kẹo chế biến từ nguyên liệu và hương liệu trái cây nhiệt đới như bánh sầu riêng, kẹo dừa, bánh đậu xanh…. Về lâm sản, cần tập trung vào các sản phẩm đồ gỗ cao cấp như bàn ghế giả cổ, các loại đồ dùng gia đình hàng ngày từ gỗ chất lượng cao như đũa, hộp, lọ hoa đồ gỗ điêu khắc. Về thuỷ hải sản, cần đẩy mạnh thuỷ hải chế biến đóng hộp hoặc dạng túi ăn liền.

Nhóm hàng giầy dép sản xuất từ nguyên liệu cao su: Giày dép từ nguyên liệu cao su những năm gần đây nhận được sự đón nhận từ người tiêu dùng Trung Quốc.

Do Việt Nam là nước có sản lượng cao su tự nhiên lớn, chất lượng tốt nên giày dép cau su, đặc biệt là của các hãng giày nổi tiếng Bitis, Bitas luôn nhận được sự yêu thích của khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam. Trong thời gian tới, đây nên được coi là một nhóm hàng trọng điểm xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nhóm hàng thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm: Dược phẩm cũng là nhóm hàng Trung Quốc nhập khẩu với kim ngạch lớn. Năm 2016, nước này nhập siêu hơn 13 tỷ USD nhóm hàng dược phẩm, chủ yếu là từ các nước phương Tây như Đức, Mỹ, Pháp, Ý, Thụy Sỹ, Anh…( Kantar TNS, 2017). Với sự tương đồng về văn hóa tiêu dùng, cùng với xu hướng sử dụng các loại thực phẩm chức năng nguồn gốc tự nhiên, Việt Nam có thể khai thác thị trường Trung Quốc và xuất khẩu các loại thực phẩm chức năng như dầu gấc, tinh bột nghệ, tỏi đen, mật ong hay các loại dược mỹ phẩm làm đẹp như dầu gội thảo dược, kem dưỡng da đông y…sang thị trường Trung Quốc.

Nhóm hàng thiết bị điện-điện tử: là nhóm hàng thâm dụng lao đông kỹ năng cao, có thể tận dụng được lợi thế về nguồn lao động của Việt Nam. Theo tác giả, đây là nhóm hàng chủ lực có thể giúp Việt Nam tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại song phương. Nhóm hàng máy móc và thiết bị

điện-điện tử cũng luôn là nhóm hàng Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu đứng đầu thế giới. Phát triển các ngành này sẽ làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất và xuất khẩu hàng hóa với Trung Quốc. Trong giai đoạn tới, Việt Nam nên tập trung các nhóm hàng như mạch tích hợp điện tử, thiết bị điện thoại có dây, máy xử lý dữ liệu, điện trở, thiết bị bán dẫn, thiết bị quang học…để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

3.3.2.2 Nhóm hàng cần giảm nhập khẩu từ Trung Quốc

Trong thời gian tới, để thực hiện giảm nhâp siêu song phương, Việt Nam cần có chiến lược nhập khẩu phủ hợp. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, giảm nhập siêu không có nghĩa là nhất thiết phải thắt chặt nhập khẩu từ Trung Quốc, không đồng nghĩa với việc “thoát Trung”- thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Một phần là do sự ràng buộc trong các FTA khiến việc hạn chế nhập khẩu không dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng hơn do Trung Quốc là một thị trường khoảng cách gần, hàng hóa đa dạng và có quan hệ giao thương lâu dài với Việt Nam. Do đó, theo tác giả cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề “chất lượng hàng hóa” nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều hơn là vấn đề “có nhập khẩu hay không”.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, theo quan điểm của tác giả, cơ cấu nhập khẩu hàng hóa Việt Nam từ Trung Quốc giảm tỷ trọng các nhóm hàng sau:

Máy móc công nghệ thấp: Như đã phân tích ở phần trên, một trong những thách thức cho việc đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc là những cam kết về xuất xứ trong các FTA Việt Nam đã ký kết. Việt Nam cần kiên quyết hạn chế tối đa nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu từ nước bạn, tránh biến thành bãi rác công nghiệp của Trung Quốc, ảnh hưởng lâu dài đến năng lực và công nghệ sản xuất, chất lượng và phẩm cấp của hàng hóa xuất khẩu.

Nguyên phụ liệu dệt may, da giày: Bên cạnh nhóm hàng máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu dệt may, da giày cũng là nhóm hàng Việt Nam cần giảm nhập khẩu từ Trung Quốc giai đoạn tới. Với nhu cầu đảm bảo quy tắc xuất xứ trong hàng xuất khẩu quy định trong các FTA mới ký kết, đặc biệt là ACFTA, đây cũng sẽ là điều bắt buộc và không tránh khỏi.

Hàng tiêu dùng: Như đã phân tích trong chương 2, Việt Nam đang nhập khẩu khối lượng lớn hàng tiêu dùng các loại từ Trung Quốc, bao gồm cả thực phẩm thô, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng lâu bền, bán lâu bền và không lâu bền. Lượng hàng tiêu dùng này đang dần chèn ép và “bóp nghẹt” nền sản xuất trong nước, do loại hàng tiêu dùng nào cũng sẵn hàng Trung Quốc với giá cả phải chăng. Hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng Trung Quốc chắc chắn sẽ giúp giảm bớt gánh nặng nhập siêu của Việt Nam thời gian tới.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với trung quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(223 trang)