Tác động của cơ cấu hàng xuất nhập khẩu đến tình trạng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2002-2016

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với trung quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu (Trang 74 - 79)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM NHẰM HẠN CHẾ NHẬP SIÊU VỚI TRUNG QUỐC

2.2 Vai trò của cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu trong cán cân thương mại Việt-Trung giai đoạn 2002-2016

2.2.2 Tác động của cơ cấu hàng xuất nhập khẩu đến tình trạng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2002-2016

2.2.2.1 Nhập siêu do Việt Nam chủ yếu chủ yếu xuất “thô“ nhập “tinh“

Nhìn vào cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, có thể nhận thấy hàng hóa có hàm lượng chất xám, giá trị gia tăng cao như máy tính, điện tử, sản phẩm cơ khí chính xác, sản phẩm công nghệ cao còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu hàng xuất khẩu.

chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là hàng nguyên, nhiên liệu thô như nông lâm thủy sản hay khoáng sản. Đây là nhóm hàng giá trị thấp, sản lượng phụ thuộc vào khả năng khai thác nên kim ngạch xuất khẩu không ổn định, thu nhập từ xuất khẩu của Việt Nam với thị trường Trung Quốc không lớn.

Bảng 2.2: Nhập siêu hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc phân theo hàm lượng

Nhóm hàng

2002 2008 2016

Giá trị (triệu USD)

Giá trị (triệu USD)

Tăng so với 2002 (lần)

Giá trị (triệu USD)

Tăng so với 2002 (lần) Hàng thâm dụng tài nguyên (nông sản) 8,8 288,4 32,8 1095,2 124,7

Hàng thâm dụng tài nguyên khác 509,7 994,3 2 4068,5 8,0

Hàng chế biến công nghệ thấp (dệt, may, da giày) 263,2 1567,7 6 10861,1 41,3 Hàng chế biến công nghệ thấp khác 114,6 2672 23,3 7944 69,3 Hàng chế biến công nghệ trung bình (ngành

tự động) 134 808,9 6 1622,5 12,1

Hàng chế biến công nghệ trung bình (dùng

trong quá trình sản xuất) 274,8 1697,7 6,2 5600,5 20,4

Hàng chế biến công nghệ trung bình (ngành cơ khí) 360,8 2634,6 7,3 6707,3 18,6 Hàng chế biến công nghệ cao (thiết bị điện và

điện tử) 74,1 1192 16,1 4699,4 63,4

Hàng chế biến công nghệ cao khác 30,7 230 7,5 1878,7 61,2

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu trích xuất từ cơ sở dữ liệu UNCTAD 2017

Ngược lại, Việt Nam lại nhập khẩu từ Trung Quốc hàng hóa ở mọi mức độ chế biến. Bảng 2.3 xem xét cấu trúc nhập siêu hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc theo hàm lượng công nghệ trong hàng hóa. Có thể thấy hàng hóa dù ở mức độ công nghệ nào, Việt Nam cũng ở thế nhập siêu. Thậm chí cả nông sản là nhóm hàng được coi là thế mạnh của Việt Nam, giá trị nhập siêu cũng không ngừng tăng. Nhóm hàng Việt Nam nhập siêu nhiều nhất là hàng chế biến công nghệ trung bình (tính tổng cộng cả ngành công nghiệp tự động, hàng dùng trong quá trình sản xuất và ngành cơ khí).

Kế tiếp là nhóm hàng chế biến công nghệ thấp (nguyên phụ liệu dệt may, da giày).

Hàng chế biến công nghệ cao (như thiết bị điện-điện tử) cũng ngày càng tăng. Có thể thấy, chi phí nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc quá lớn so với thu nhập xuất khẩu hàng Việt Nam. Mức chênh lệch này dẫn đến tình trạng Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc nặng nề và khó điều chỉnh.

Trong giai đoạn 2002 đến nay, nếu xem xét hàm lượng kỹ năng lao động và công nghệ thì có thể thấy cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc còn lạc hậu khi nhóm hàng hóa sơ cấp còn chiếm tỷ trọng áp đảo. Chiếm tỷ trọng áp đảo từ hơn 10 năm trở lại đây vẫn là nhóm hàng sơ cấp với tỷ trọng có giảm nhưng rất chậm. Nhóm hàng sơ cấp chiếm đến năm 2016 vẫn chiếm đến 65%. Hàng thâm dụng tài nguyên không giảm mà có xu hướng tăng từ 3% lên 12% năm 2016.

2.2.2.2 Nhập siêu do tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng tương đối lớn

Một hạn chế lớn trong cơ cấu hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc là tỷ trọng hàng tiêu dùng có xu hướng tăng nhanh qua từng năm. Hàng tiêu dùng được xếp vào nhóm không khuyến khích nhập khẩu bởi khả năng ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng trong nước. Nhập khẩu hàng tiêu dùng có xu hướng tăng góp phần đẩy kim ngạch nhập khẩu tăng. Trong khi năng lực sản xuất trong nước còn yếu, Việt Nam hầu như ít xuất khẩu được hàng tiêu dùng sang Trung Quốc. Hạn chế này cũng góp phần gia tăng kim ngạch nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2002-2016.

Bảng 2.3: Nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Trung Quốc

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu trích xuất từ cơ sở dữ liệu của UN Comtrade 2017 Bảng 2.3 cho thấy thực trạng nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Trung Quốc giai đoạn 2002 đến nay. Có thể nhận thấy giai đoạn này, hàng tiêu dùng luôn chiếm khoảng 16%, có năm còn chiếm đến 22,6% như năm 2012. Trong số đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng bán lâu bền luôn cao nhất, trung bình giai đoạn này là khoảng 2,4 tỷ USD/năm, hàng tiêu dùng lâu bền trung bình 450 triệu USD/năm, hàng tiêu dùng không lâu bền trung bình khoảng 675 triệu USD/năm. Thực phẩm và đồ uống thô và đã chế biến cũng có kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng, năm 2016 tổng cộng lên đến trên 3 tỷ USD. Trong nhóm hàng thực phẩm thô, hàng rau quả

Nhóm hàng 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016

Thực phẩm và đồ uống thô 58,50 108,60 121,20 303,40 566,30 823,20 1.240,70 1.842,50

Thực phẩm và đồ uống đã

chế biến 20,90 19,50 87,60 120,80 378,50 414,60 914,30 1.181,90

Phương tiện vận tải không

dùng cho sản xuất 50,80 9,20 48,90 95,40 22,50 31,30 117,90 156,60 Hàng tiêu dùng lâu bền 27,20 54,80 88,70 148,40 522,10 986,60 806,10 941,40

Hàng tiêu dùng bán lâu

bền 75,60 122,00 163,50 502,30 1.237,70 4.303,90 7.873,00 4.491,60

Hàng tiêu dùng không lâu

bền 73,50 132,60 181,30 425,40 886,50 1.156,50 1.438,50 1.102,40

Tổng nhập khẩu hàng tiêu

dùng từ Trung Quốc 306,5 446,7 691,2 1595,7 3613,6 7716,1 12390,5 9716,4

Tổng nhập khẩu từ Trung

Quốc 2148,4 4260 7463,4 15122,1 23101,6 34212,6 63730 61094

Tỷ trọng trong tổng nhập

khẩu từ Trung Quốc (%) 14,3 10,5 10 10,5 15,6 22,6 19,4 15,9

chiếm tỷ trọng rất lớn. Trong giai đoạn từ 2002 đến nay, rau quả chiếm tỷ trọng trung bình 71,5% trong tổng lượng nông sản và khoảng 4% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.

2.2.2.3 Nhập siêu do tỷ trọng nguyên phụ liệu nhập khẩu lớn

Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Tác giả vẽ theo số liệu trích xuất từ cơ sở dữ liệu của ITC 2016 Hình 2.6: Nhập siêu nhóm hàng dệt may và da giày trên tổng nhập siêu từ

Trung Quốc giai đoạn 2002-2015

Nếu tính gộp cả nguyên phụ liệu và thành phẩm ngành dệt may và da giày, có thể thấy giá trị nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc ngày càng tăng trong giai đoạn 2002-2015. Dù có xuất khẩu được một lượng nhất định nguyên liệu thô hoặc thành phẩm, nhưng Việt Nam vẫn nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may và da giày với kim ngạch quá lớn từ Trung Quốc nói riêng cũng như một số nước châu Á khác. Năm 2014, giá trị nhập siêu nhóm hàng này từ Trung Quốc đạt mức cao nhất, lên đến gần 14 tỷ USD, chiếm 31,7% trong tổng kim ngạch nhập siêu của Việt Nam từ nước bạn. Giá trị này giảm nhẹ vào năm 2015 nhưng vẫn rất cao (12,3 tỷ USD, chiếm 30% tổng giá trị nhập siêu từ Trung Quốc). Trung bình giai đoạn này, nhập siêu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may và da giày chiếm khoảng 29%

tổng nhập siêu từ Trung Quốc.

Nguồn: Tác giả vẽ theo số liệu trích xuất từ cơ sở dữ liệu của UN Comtrade 2017 Hình 2.7: Thị phần các thị trường xuất khẩu nguyên phụ liệu may mặc

cho Việt Nam năm 2016

Hình 2.7 cho thấy, năm 2016, trong các thị trường xuất khẩu nguyên liệu ngành dệt may chủ yếu mà Việt Nam cần nhập khẩu (bao gồm sợi filement nhân tạo-HS 54, sợi staple nhân tạo-HS55 và sợi len hoặc móc-HS60), 34% là từ Trung Quốc. Nếu tính riêng từng loại hàng thì Trung Quốc chiếm 37% kim ngạch sợi filement nhân tạo, 45% kim ngạch sợi staple nhân tạo, 37% kim ngạch len hoặc móc mà Việt Nam phải nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam nhập khẩu 21% từ Hàn Quốc, 18% từ Đài Loan, 6% từ Nhật Bản, 4% từ Thái Lan, Ấn Độ và Indonesia đều chiếm 2%, Malaysia chỉ chiếm 1%, các nước còn lại chiếm 12%. Tỷ trọng nhập khẩu nguyên phụ liệu quá lớn từ Trung Quốc phục vụ ngành may mặc của Việt Nam hàng năm cũng góp một phần vào việc Việt Nam nhập siêu kéo dài nhiều năm không giảm. Trong ngành da giày, các nguyên liệu quan trọng như da thuộc, da nhân tạo, vải mũ giày, thậm chí cả một bộ phận nhãn mác, khóa kéo, khuy, băng chun hầu như cũng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với trung quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(223 trang)