Những kinh nghiệm của Malaysia có thể áp dụng cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với trung quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI CƠ CẤU HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU NHẰM HẠN CHẾ NHẬP SIÊU

1.3 Kinh nghiệm đổi mới cơ cấu hàng hóa xuất nhập với Trung Quốc để giảm nhập siêu

1.3.4. Những kinh nghiệm của Malaysia có thể áp dụng cho Việt Nam

(1) Linh hoạt và nhạy bén trong chuyển đổi chiến lược phát triển kinh tế: Chính phủ Việt Nam cần cân nhắc một chiến lược phát triển kinh tế cho quốc gia và thực thi triệt để. Tuy nhiên, nếu nhận thấy chiến lược này không phù hợp, thể hiện ở cán cân thương mại hay các chỉ tiêu kinh tế khác, khiến Việt Nam không phát huy tốt được lợi thế so sánh của mình, cần nhanh chóng chuyển đổi mô hình tăng trường. Việc chuyển đổi cũng cần thực hiện quyết liệt để có được hiệu quả kỳ vọng. Chính phủ cần đảm bảo mọi cách để khu vực chế biến phát triển mạnh và hợp lý. Không thể có một cơ cấu hàng xuất nhập khẩu có lợi nếu khu vực chế biến của nền kinh tế yếu kém.

(2) Xác định rõ ràng những mặt hàng chủ lực cho thị trường Trung Quốc: Để đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu với Trung Quốc, chuyển từ mô hình chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô và nhiên liệu đổi lấy máy móc thiết bị, sang mô hình chủ yếu xuất khẩu hàng chế biến và thiết bị điện-điện tử công nghệ cao, điều này trước tiên cần sự định hướng của chính phủ. Chính phủ cần xác định rõ nhóm hàng nào có thể được coi là hàng xuất khẩu chủ lực ngắn hạn và dài hạn có tác dụng giảm nhập siêu rõ rệt, sau đó có chính sách mạnh đầu tư phát triển những nhóm hàng đó.

(3) Chuẩn bị cơ sở vật chất phù hợp và tương xứng với chiến lược phát triển công nghiệp: Muốn dần nâng cấp vị thế trong chuỗi giá trị, chuyển từ hoạt động lắp ráp sang hoạt động chế tạo, cần có các khu công nghiệp chế tạo điện tử năng suất cao.

Các khu công nghiệp này sẽ chỉ hoạt động hiệu quả nếu chính phủ có chính sách thu hút FDI phù hợp cũng như mức chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển tương xứng. Thiếu FDI và R&D, sẽ không thể phát triển các ngành công nghệ cao. Các

khu công nghệ cao sẽ giúp Việt Nam giảm dần sự phụ thuộc từ nước ngoài, các cơ sở trong nước được nâng cấp có thể tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu thông qua việc liên kết với các trung tâm chế tạo hàng đầu của thế giới, từ đó mở rộng các cơ sở sản xuất ra nước ngoài. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cấp cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Việt-Trung, giúp nâng cao tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị điện tử.

1.3.4.2 Kinh nghiệm dành cho doanh nghiệp

(1) Nhận thức rõ vai trò của thị trường Trung Quốc: Doanh nghiệp Việt Nam rất cần học tập doanh nghiệp Malaysia trong việc đánh giá đúng vai trò của thị trường Trung Quốc. Vị trí địa lý của Việt Nam thuận lợi hơn rất nhiều so với Malaysia vì có chung đường biên giới với Trung Quốc. Đây là lợi thế lớn cần nắm bắt, đặc biệt là khi văn hóa tiêu dùng của người Trung Quốc cũng có nhiều nét tương đồng với người Việt nam. Nhiều loại hàng hóa của Việt Nam có thể dễ dàng được đón nhận và tiêu thụ ở Trung Quốc nếu doanh nghiệp Việt khai thông được thị trường này.

Mọi doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại đều cần coi đây là thị trường phải chinh phục bằng được.

Khi đã chinh phục được thị trường Trung Quốc, lợi ích thương mại dành cho doanh nghiệp sẽ rất lớn và lâu dài.

(2) Đặt mục tiêu kinh doanh lâu dài tại thị trường Trung Quốc: Từ việc xác định đúng vai trò của thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cần tự vạch ra mục tiêu sản xuất và kinh doanh ngắn hạn và dài hạn tại thị trường này. Cần có sự đầu tư tìm kiếm thông tin, khảo sát thị trường kỹ càng. Doanh nghiệp cùng cần xác định để có lợi trong giao thương với thị trường này, cần thâm nhập vào sâu trong nội địa, trao đổi hàng hóa với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn thuộc các thành phố lớn và có mức tiêu dùng cao của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Thâm Quyến, Trùng Khánh, Tô Châu, Hàng Châu, Vũ Hán, Thành Đô, Quảng Châu.

(3) Không ngừng tìm kiếm những sản phẩm mới cho thị trường Trung Quốc: Trung Quốc là thị trường lớn, nhu cầu tiêu dùng của người Trung Quốc cũng phong phú, đa dạng tùy theo vùng, miền, thu nhập và độ tuổi. Ngoài những mặt hàng xuất khẩu chủ lực khai thác được lợi thế so sánh của quốc gia hiện tại, doanh nghiệp Việt Nam

cần tiếp tục khai thác thêm những sản phẩm đặc biệt khác cho một nhóm người tiêu dùng nhất định, vì tuy là một nhóm tiêu dùng nhưng do dân số đông nên tiềm năng xuất khẩu vẫn rất lớn. Đây thường là sản phẩm liên quan đến nhóm hàng thực phẩm chế biến, thực phẩm chức năng.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với trung quốc nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(223 trang)