Bối cảnh kinh tế Đà Nẵng trên toàn cầu, trong khu vực ASEAN, trong nước

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 57 - 61)

PHẦN THỨ I: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG

3. HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI

3.2 Bối cảnh kinh tế Đà Nẵng trên toàn cầu, trong khu vực ASEAN, trong nước

Đà Nẵng có một vị trí địa chính trị thuận lợi để trở thành một phần của mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh khai thác Hành lang kinh tế Đông - Tây và kết nối các khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Điều này phụ thuộc vào việc liên kết hàng không và đường biển để tăng cường và đạt hiệu quả. Việc tái định vị Đà Nẵng sẽ cạnh tranh cùng với các trung tâm khác như Thẩm Quyến, Vịnh Subic và Căn cứ không quân Clark ở Philippines, Hồng Kông và Singapore. Để điều này thành công cần phải có một số biện pháp cần thiết bao gồm tự động hóa, công nghệ

12 Nguồn: Dezan Shira & Associates

60 thông minh, kỹ năng mới và các thỏa thuận dịch vụ hàng không phù hợp. Đây là một cơ hội mới cho Đà Nẵng và nó sẽ tác động đáng kể đến việc tạo ra một trung tâm logistics thông qua đẩy nhanh quá trình chuyển đổi lĩnh vực dịch vụ.

Hình I.31: Vị trí của Đà Nẵng trong Châu Á Thái Bình Dương

3.2.2. Trong khối ASEAN

Đà Nẵng đóng vai trò quan trọng trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng với sự phát triển của hành lang kinh tế Đông - Tây nối Việt Nam với Thái Lan, Myanma, Lào khiến dịch vụ du lịch và logistics ngày càng tăng. Nó cung cấp một khu dịch vụ cảng cho Lào là một quốc gia không có biển, cũng như một hành lang kinh tế Đông Tây để hàng hóa được vận chuyển qua Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan.

Nó hoạt động như một định tuyến thứ hai cho các dịch chuyển thương mại giữa Myanmar và Biển Đông. Các cảng của Đà Nẵng và các tỉnh lân cận đóng vai trò quan trọng trong việc trở thành trung tâm giao thương cho khu vực Đông Dương rộng lớn hơn. Những cơ hội này cũng có ý nghĩa với khả năng hình thành một cụm logistics đủ mạnh để phục vụ khu vực ASEAN thông qua các tuyến đường bộ, đường hàng không và đường biển.

Đà Nẵng là thành viên của Mạng lưới thành phố thông minh ASEAN. Mạng lưới này cung cấp các cơ hội học hỏi trong việc lập kế hoạch và triển khai công nghệ thông minh để quản lý và phát triển đô thị và trở thành một trung tâm đô thị tiên tiến ở Đông Nam Á. Mạng lưới này cũng là một nền tảng để tiếp cận và tìm hiểu nền giáo dục công nghệ mới. Đà Nẵng sẽ học hỏi được những bài học kinh nghiệm từ các thành phố ASEAN khác về cách triển khai các công nghệ thông minh và cải thiện sự phát triển đô thị.

61

Hình I.32: Vị trí của Đà Nẵng trong hành lang kinh tế Đông-Tây ASEAN13

Đà Nẵng là một cảng biển du lịch quan trọng trong khu vực. Tàu biển du lịch kết nối Đà Nẵng với các cảng du lịch biển quan trọng khác như Boracay ở Philippines, Kuching ở Malaysia, Singapore, Phuket ở Thái Lan và Sihanoukville ở Campuchia.

15% khách du lịch tàu biển của châu Á đến từ Đông Nam Á và con số này được dự kiến sẽ tăng hơn nữa. Đà Nẵng có cơ hội mở rộng số lượng tàu biển du lịch và thông qua tăng cường liên kết với các thành phố Huế và Hội An để trở thành một phần không thể thiếu của các cảng biển du lịch miền Trung Việt Nam.

Hình I.33: Kết nối tàu biển của Đà Nẵng trong khối Asean14

813 Nguồn: Asian Development Bank (POSTgraphics)

14 Nguồn: Asian Development Bank (POSTgraphics)

Hành lang Đông – Tây Hành lang phía Nam

62 3.2.3. Ở Việt Nam

Đà Nẵng được định vị là một trung tâm kết nối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, và là một trung tâm quan trọng trong khu vực Đà Nẵng mở rộng. Chiến lược Trung Quốc + 1 có lợi ích đáng kể cho Việt Nam và các thành phố. Chiến lược này có nghĩa là các công ty đa quốc gia hoạt động tại Trung Quốc sẽ xem xét các địa điểm khác gần Trung Quốc để đầu tư các nhà máy sản xuất công nghiệp của họ. Điều này rất quan trọng vì các nhà đầu tư có thể đi lại dễ dàng hơn và quản lý các hoạt động ở nước ngoài của họ khi các địa điểm gần với Trung Quốc. Hà Nội đã thụ hưởng sự phát triển này. Đà Nẵng nên tận dụng chiến lược Trung Quốc + 1 và thu hút đầu tư từ các công ty đa quốc gia để sản xuất công nghệ cao. Cả ba thành phố đều có du lịch, dịch vụ thuê ngoài (BPO) và năng lực về Công nghệ thông minh, nhưng Đà Nẵng có nhiều lợi thế hơn. Đà Nẵng có năng lực về Phong cách sống mới, Y tế, Chế biến Thực phẩm và Logistics và đó có thể là những lĩnh vực thích hợp cho tăng trưởng kinh tế. Điều này còn phụ thuộc vào cách Chính phủ đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng và chính sách hữu ích cho khu vực miền Trung. Ví dụ, phát triển ngành du lịch y tế sẽ cần nhiều đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng, thành lập các bệnh viện quốc tế và cho phép các bác sĩ từ nước ngoài đến làm việc trong các bệnh viện này. Đây là những vấn đề chính sách quốc gia và cần được thiết kế cẩn trọng để Đà Nẵng có thể cạnh tranh trong lĩnh vực này với các thành phố khác như Bangkok (Thái Lan), Penang (Malaysia) hay Melaka (Malaysia).

Hình I.34: GDP, Dân số và các lĩnh vực tập trung tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh

Tuy nhiên, việc tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên sẽ yêu cầu thay đổi cấu trúc và phải phù hợp với Nghị quyết 43-NQ/TW.

- Công nghệ thông minh (Công nghệ cao) cần được áp dụng và triển khai chặt chẽ;

- Du lịch và các dịch vụ liên quan cần được phân khúc và gia tăng mạnh mẽ;

63 - Dịch vụ ICT và kỹ thuật số cần được mở rộng, chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cung cấp dịch vụ tài chính và thương mại;

- Năng lực Logistics cần được tăng cường với công nghệ thông minh và sự tích hợp của các cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, sân bay và cảng biển;

- Việc ứng dụng công nghệ cao cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản (Kinh tế biển) cần được triển khai, và tăng cường với công nghệ thông minh. Điều này có nghĩa là công nghệ mới sẽ giúp canh tác tốt hơn, sản xuất giống mới, cải thiện đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, và công nghệ thông minh sẽ dự báo thời tiết và quản lý thu hoạch được tốt hơn.

Điều này còn phụ thuộc vào việc xây dựng và triển khai các chính sách. Việc sử dụng công nghệ thông minh đòi hỏi đầu tư vào cơ sở hạ tầng với các hình thức khác nhau. Do đó, một môi trường chính sách nhất quán là rất cần thiết. Một số khoản đầu tư sẽ đòi hỏi thời gian dài, chính sách phải mạnh mẽ và có tính khả thi, như đã nêu trong Nghị quyết 43-NQ/TW.

* Các lĩnh vực chính sách ưu tiên:

- Truy cập băng thông rộng - Phát triển du lịch

- Tích hợp năng lực công nghiệp công nghệ cao, kỹ thuật số, CNTT và truyền thông (ICT)

- Tập trung đổi mới để hình thành trung tâm logistics

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(425 trang)