PHẦN THỨ I: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG
7. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI
7.1 Hạ tầng kinh tế
7.1.1 Thương mại dịch vụ
* Điều kiện hiện tại:
- Trung tâm thành phố hiện tại ở Hải Châu (1) là nút thương mại chính ở Đà Nẵng.
- Mô hình phát triển thương mại hiện có cho thấy sự tăng trưởng tập trung của các hoạt động thương mại dọc theo sông Hàn và bờ biển từ trung tâm thành phố về phía Nam.
- Những phát triển thương mại này bao gồm các văn phòng (chủ yếu ở trung tâm thành phố hiện tại, dọc theo sông Hàn), khách sạn (dọc bờ biển), nhà hàng...
(Danh mục các công trình hạ tầng thương mại xem tại Phụ lục 2.1)
* Vấn đề và thách thức:
- Không có nút phụ bên ngoài trung tâm thành phố, đặc biệt là để phục vụ nhu cầu địa phương của cư dân.
Hình I.47: Các nút thương mại hiện tại
84 - Quy hoạch sử dụng đất hiện tại không phản ánh được thương mại và các chức năng hỗn hợp tại Đà Nẵng, điều này gây khó khăn cho việc xác định phân phối các trung tâm thương mại ở Đà Nẵng.
* Nguyên nhân: Cấu trúc đơn tâm dẫn đến một trung tâm đô thị mạnh nhưng thiếu các nút thương mại thứ cấp.
7.1.2 Công nghiệp
* Điều kiện hiện tại:
Hiện nay trên địa bàn thành phố có 01 Khu công nghệ cao, 01 Khu công nghệ thông tin tập trung (131 ha), 07 khu công viên phần mềm, 06 khu công nghiệp (tổng diện tích 1.066,52 ha) và 01 cụm công nghiệp (diện tích 29,6 ha) đang hoạt động; 03 khu công nghiệp mới (tổng diện tích 880,14 ha) đang được triển khai công tác đấu thầu dự án có sử dụng đất để việc lựa chọn nhà đầu tư; 01 khu (102 ha) đang làm thủ tục chuyển đổi thành khu công nghiệp hỗ trợ.
Khu công nghệ cao Đà Nẵng có diện tích 1.128,4 ha (trong đó gần 50% là diện tích đất đồi núi, mặt nước), được quy hoạch xây dựng theo mô hình một khu đô thị
khoa học, đến nay đã cơ bản hoàn thành 80% công tác đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ lấp đầy 32,73% (riêng khu sản xuất, tỷ lệ lấp đầy là 42,26%).
Hình I.48: Các nút công nghiệp hiện tại
85 Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đến nay, ngành công nghiệp thông tin của Đà Nẵng đã thu hút gần 900 doanh nghiệp công nghệ thông tin, tạo ra 25.000 việc làm cho người lao động, trong đó, dịch vụ phần mềm và gia công phần mềm công nghệ thông tin chiếm 43%.
Trong lĩnh vực công nghiệp, 03/06 khu công nghiệp đã được lấp đầy, diện tích đất công nghiệp còn lại có thể cho thuê không nhiều, chỉ khoảng 109,4 ha. Riêng cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng có diện tích 29,6 ha đã đạt tỷ lệ lấp đầy 100%. Ngoài ra, 03 khu công nghiệp mới (tổng diện tích 880,14 ha) đang được triển khai công tác đấu thầu dự án có sử dụng đất để việc lựa chọn nhà đầu tư; 01 khu (102 ha) đang làm thủ tục chuyển đổi thành khu công nghiệp hỗ trợ.
(Danh mục hiện trạng hệ thống các kho tàng tiếp nhận và phân phối xăng dầu tại thành phố Đà Nẵng xem tại phụ lục 2.2)
* Vấn đề và thách thức:
- Cần phải củng cố và tích hợp phát triển công nghiệp, cũng như di dời các khu công nghiệp gần trung tâm thành phố.
* Nguyên nhân: Thiếu cơ cấu sử dụng đất rõ ràng, dẫn đến sự phát triển đô thị
rải rác toàn thành phố.
7.1.3 Du lịch
Hình I.49: Bản đồ không gian du lịch Đà Nẵng hiện tại
86
* Điều kiện hiện tại:
Thời gian qua, du lịch Đà Nẵng có sự phát triển nhanh chóng với sản phẩm đặc trưng, môi trường an toàn, người dân thân thiện, mến khách, tạo dựng được thương hiệu để cạnh tranh quốc tế, làm động lực lan tỏa thúc đẩy nhiều ngành khác cùng phát triển.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 – 2019 đạt 20,66%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân khách quốc tế đạt 27,34%/năm, khách nội địa đạt 17,68%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng thu du lịch giai đoạn này đạt 29,11%/năm20. Chi tiêu bình quân khách năm 2019 đạt hơn 3,5 triệu đồng, tăng hơn 2,8 triệu đồng so với năm 2010. Ngày lưu trú năm 2019 đạt 2,68 ngày, tăng 0,61 ngày so với năm 2010. Theo kết quả điều tra khảo sát du lịch năm 2019, tỷ trọng đóng góp trực tiếp của ngành du lịch trong GRDP thành phố năm 2019 đạt 13,6%, gián tiếp đạt 17,7%. Xét về thị phần, lượng khách du lịch phổ thông tại Đà Nẵng vẫn cao hơn nhiều so với khách có khả năng chi trả cao.
- Ngành du lịch Đà Nẵng tạo được thương hiệu du lịch trong nước và quốc tế, được bình chọn, đánh giá với danh hiệu ấn tượng.
- Việc đầu tư phát triển du lịch đã cơ bản được thực hiện, đảm bảo đúng định hướng trong Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013, thu hút nhiều nguồn đầu tư vào các dự án du lịch khu vực, mang lại lợi ích kinh tế, nhưng tiềm năng và tài nguyên du lịch chưa được khai thác và phát huy đầy đủ.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được đầu tư tương đối hiện đại, đồng bộ, tuy nhiên, trước sự tăng trưởng nóng của ngành du lịch, những năm gần đây đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu quá tải như tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, ùn tắc giao thông tại một số tuyến đường trung tâm thành phố, thiếu bãi đỗ xe, hạ tầng thu gom và xử lý nước thải cũng đang chịu áp lực lớn, đặc biệt là khu vực ven biển phía Đông... Hạ tầng giao thông phục vụ du lịch đường thủy nội địa còn chưa hoàn thiện, chưa có cảng biển chuyên dụng phục vụ du lịch.
- Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch được đầu tư, nâng cấp về chất lượng, quy mô, đa dạng về loại hình từ bình dân đến cao cấp với hàng loạt thương hiệu nổi tiếng thế giới như: Hilton, Accor, Marriott, Sheraton...21 Tuy nhiên, việc phát triển nhanh về
20 Năm 2019: Tổng khách tham quan, du lịch: 8.692.421 lượt (tăng 13,4% so với 2018) + Khách quốc tế: 3.522.928 lượt (tăng 22,5% so với 2018) + Khách nội địa: 5.169.493 lượt (tăng 8% so với 2018) Năm 2020: Lũy kế 7 tháng đầu năm Tổng khách tham quan, du lịch 7 tháng 2020 ước đạt 2.625.336 lượt, giảm 49,6% so với cùng kỳ năm 2019; + Khách quốc tế ước đạt 687.727 lượt, giảm 67,4% so với cùng kỳ 2019, + Khách nội địa ước đạt 1.937.609 lượt, giảm 37,5% so với cùng kỳ 2019..
21 Tốc độ tăng trưởng bình quân cơ sở lưu trú du lịch tại Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2019 đạt 19,2%/năm. Tổng số cơ sở lưu trú du lịch năm 2019 là 943 cơ sở với 40.074 phòng, tăng 762 cơ sở với 33.985 phòng so với năm 2010, trong đó, cơ sở lưu trú 4-5 sao và tương đương là 89 cơ sở với 16.451 phòng, tăng 83 cơ sở với 15.317 phòng so với năm 2010.
87 số lượng phòng đã dẫn đến tình trạng “cung” vượt “cầu”. Hiện nay, tại thành phố có một số khu điểm tham quan, du lịch đặc sắc như SunWorld Bà Nà Hills, SunWorld Đà Nẵng Wonders, Khu suối khoáng nóng Núi Thần Tài, Khu du lịch Hòa Phú Thành, Khu di tích quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm, Bảo tàng Đà Nẵng..., tuy vậy, phần lớn các cơ sở tham quan, vui chơi, giải trí, mua sắm vẫn nằm ở quy mô nhỏ, thiếu sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm du lịch mới chậm hình thành để có thể tạo sức hấp dẫn, cạnh tranh với các điểm đến khác.
- Đà Nẵng còn nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm du lịch mới, giúp nâng khả năng chi tiêu và thời gian lưu trú, hướng đến dòng khách cao cấp như du lịch sinh thái, cộng đồng, du lịch thủy nội địa, du lịch đô thị, M.I.C.E, chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng cao cấp... Đặc biệt, kinh tế ban đêm là lĩnh vực có thể mang lại nguồn thu không nhỏ, nhất là với các điểm đến du lịch. Vì vậy, cần thiết phải quy hoạch các khu tổ hợp giải trí ban đêm riêng biệt, hạn chế ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, đồng thời ưu tiên dành quỹ đất cho các dự án tạo sản phẩm du lịch quy mô lớn, chất lượng cao.
* Vấn đề và thách thức:
- Sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú nhưng chưa có những sản phẩm đặc thù, nổi trội. Hoạt động du lịch mang tính mùa vụ cao.
- Nguồn nhân lực không đủ, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.
- Phát triển nhanh, nhưng chậm đổi mới, hiện một số điểm du lịch đã bão hòa về khách.
- Hoạt động du lịch chủ yếu tập trung khu vực trung tâm thành phố, trong tương lai có thể gây quá tải, tạo áp lực lên môi trường, cảnh quan.
* Nguyên nhân:
- Sự tăng trưởng nhanh về cơ sở lưu trú du lịch, các nhà hàng, cơ sở ăn uống trong thời gian qua, đòi hỏi nhu cầu về lượng lao động lớn, trong khi lượng lao động hiện tại không đủ đáp ứng. Tính liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, các địa phương khác trong vùng còn hạn chế, chưa có tính đồng bộ.
- Sự tăng trưởng về khách du lịch, đặc biệt là vào dịp tổ chức các sự kiện, lễ hội quy mô lớn, số lượng khách du lịch đến thành phố một cách ồ ạt.
- Chiến lược phát triển các công ty lữ hành hướng đến lợi ích trước mắt, thiếu tính bền vững.
7.1.4 Nông, lâm nghiệp, thủy sản
- Đất nông nghiệp khoảng 6.879 ha, chiếm 5,4 % diện tích tự nhiên, bình quân 60m2/người.
Nhiều khu vực trồng lúa có diện tích nhỏ, rải rác nên việc giữ ổn định diện tích đất lúa là khó khăn, đồng thời do định hướng phát triển đô thị, nhiều dự án phát triển kinh tế xã hội làm cho diện tích đất lúa bị thu hẹp là khó tránh khỏi.
- Diện tích đất lâm nghiệp thành phố Đà Nẵng khoảng 63.948 ha, chiếm 49,8%
diện tích tự nhiên. Bao gồm 03 loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.
88 Thực hiện công tác xã hội hóa bảo vệ rừng, trong các năm qua rừng Đà Nẵng đã được bảo vệ tốt, diện tích rừng tự nhiên phục hồi tăng trưởng từ 41.000 ha lên 44.000 ha, rừng giàu tăng lên trên 19.000 ha.
- Theo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thì diện tích rừng phòng hộ ven biển của thành phố có 414,4 ha tập trung ở quận Liên Chiểu, cụ thể:
+ 62,4 ha diện tích rừng tự nhiên;
+ 306,3 ha diện tích rừng trồng;
+ 45,7 ha diện tích đất chưa có rừng;
Đối với diện tích rừng phòng hộ ven biển này có tác dụng bảo vệ môi trường biển, cố định cát bay, chắn gió, tạo nơi trú ẩn an toàn cho tàu thuyền của ngư dân quận Liên Chiểu khi có bão xảy ra. Ngoài ra nó còn có tác dụng cảnh quan môi trường, điều hòa tiểu khí hậu tại khu vực.
- Ngành thủy sản của Đà Nẵng chủ yếu ở lĩnh vực khai thác hải sản và chế biến thủy sản, hậu cần nghề cá… trong đó đã tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá như: Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Thọ Quang, Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang, Khu công nghiệp và chế biến thủy sản Thọ Quang và Cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền nghề cá. Khai thác hải sản phát triển cơ bản về chất lượng và hiệu quả, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong đó cơ cấu tàu thuyền chuyển dịch theo đúng định hướng quy hoạch, tổng số tàu thuyền khai thác giảm nhưng tàu công suất 90 Cv trở lên khai thác xa bờ tăng cao. Chế biến thủy sản theo hướng giá trị gia tăng, công suất chế biến 60.000 tấn/năm, giá trị xuất khẩu 200 triệu USD/
năm, hàng năm thu hút 130.000 tấn nguyên liệu vừa phục vụ chế biến vừa phục vụ nhu cầu thiết yếu.
Đối với nuôi trồng thủy sản chủ yếu ở quy mô nhỏ và ngày càng giảm dần do đô thị hóa, tập trung chủ yếu nuôi cá nước ngọt với diện tích 250 ha ở địa bàn huyện Hòa Vang, nuôi lồng bè và nuôi tôm nước lợ chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng với diện tích 50ha.