Dự báo phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 176 - 185)

PHẦN THỨ II: DỰ BÁO PHÁT TRIỂN

3. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN

3.1 Dự báo phát triển kinh tế - xã hội

Dựa trên thực trạng tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng, cơ hội và thách thức trong tương lai, đặc biệt là các chủ trương theo Nghị quyết 43-NQ/TW, 03 kịch bản được định hướng như sau:

- Kịch bản 1: dựa trên cơ sở số liệu thống kê kết quả thực hiện giai đoạn 2015- 2020 của thành phố Đà Nẵng. Dự báo GRDP, giá trị tăng thêm của các khu vực kinh tế và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giai đoạn 2021-2030 với giả định duy trì tốc độ tăng và tỷ trọng đóng góp của các khu vực kinh tế như giai đoạn 2015-2020. Khi tính toán xu hướng không tính đến biến động trong năm 2020 do đại dịch bệnh Covid- 19, để đảm bảo mô hình dự báo xu hướng là ổn định; Sau đó sử dụng phương trình tốc độ tăng theo xu hướng này với dự báo tăng trưởng năm 2020 có tính đến biến động trong năm 2020 do đại dịch bệnh Covid-19 để xác định số liệu trong kịch bản;

- Kịch bản 2: dựa trên cơ sở tập trung bám sát định hướng tại Nghị quyết 43- NQ/TW ngày 24/01/2019 với một số chỉ tiêu cụ thể cho giai đoạn 2021-2030 như:

Tốc độ tăng bình quân GRDP trên 12%/năm. Trong đó: dịch vụ 12,5-13,5%/năm;

công nghiệp và xây dựng 11,5-12,5%/năm; và thủy sản - nông - lâm 4-5%/năm;

- Kịch bản 3: Kịch bản này được tính toán dựa trên việc kết hợp giữa kết quả thực hiện giai đoạn 2016-2020 (giả định duy trì tốc độ tăng và tỷ trọng đóng góp của các khu vực kinh tế như giai đoạn 2016-2019) và chủ trương đẩy mạnh phát triển theo Nghị

quyết 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 với các chỉ tiêu cụ thể cho giai đoạn 2021 - 2030.

Đại dịch Covid-19, cũng cho thấy cần xem xét ý tưởng cân đối cơ cấu các khu vực kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, hạn chế phần nào tác động khi khu vực dịch vụ chịu tác động quá lớn từ những cú sốc kinh tế. Điều này cũng khá phù hợp với quy hoạch đất phục vụ cho công nghiệp trên địa bàn thành phố trong thời gian đến.

(Chi tiết các Kịch bản trong tóm tắt Chiến lược phát triển kinh tế Đà Nẵng xem tại Phụ lục 3.2)

Cách thức xây dựng kịch bản 3:

- Dựa trên các số liệu đã tính toán ở kịch bản 1 và kịch bản 2 (đã tính đến biến động trong năm 2020 do đại dịch bệnh Covid-19) để tính toán các chỉ tiêu cụ thể cho giai đoạn 2021-2030.

- Định hướng phương án kết hợp nhằm mục tiêu đảm bảo tính hợp lý của việc kết hợp giữa kết quả thực hiện giai đoạn 2016-2019 và chủ trương theo Nghị quyết 43-NQ/TW thông qua việc sử dụng tỷ lệ áp dụng cho từng chỉ tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021-2030. Do tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế trong kịch bản 1 tốt hơn

179 kịch bản 2 nên kết quả tăng trưởng các chỉ tiêu trong kịch bản mới này sẽ cao hơn kịch bản 2 và thấp hơn kịch bản 1 theo một tỷ lệ hợp lý nhất định.

- Đối với quy mô GRDP giá hiện hành (theo 3 khu vực kinh tế và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm) cho giai đoạn 2021-2030 sẽ được tính toán dựa trên GRDP hàng năm (giá so sánh 2010) nhân với chỉ số giảm phát theo GRDP năm tương ứng (theo 3 khu vực kinh tế và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm).

Dựa trên cơ sở giả định duy trì tốc độ tăng và tỷ trọng đóng góp của các khu vực kinh tế như giai đoạn 2016-2019 và chủ trương đẩy mạnh phát triển theo Nghị

quyết 43-NQ/TW, từng bước tăng tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng của khu vực công nghiệp - xây dựng, kịch bản định hướng phương án kết hợp các kịch bản 1 và 2 như sau:

Khu vực dịch vụ: thực hiện khoảng 10-15% theo kịch bản 1 và 85-90% theo kịch bản 2.

Khu vực công nghiệp và xây dựng: thực hiện khoảng 85-90% theo kịch bản 1 và 10-15% theo kịch bản 2.

Khu vực thủy sản - nông - lâm và Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm:

50% theo kịch bản 1 và 50% theo kịch bản 2.

Nội dung chính của kịch bản

Bảng II.1: Một số chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2021-2025 (Kịch bản 3)

TT CHỈ TIÊU ĐVT 2021 2022 2023 2024 2025

1 Tốc độ tăng GRDP (giá SS

2010) % 8,56 9,24 9,62 9,84 10,04

- Dịch vụ '' 5,01 9,35 9,53 9,60 9,58

- Công nghiệp - xây dựng '' 13,79 9,85 10,69 11,21 11,96

- Thủy sản - nông - lâm '' 3,60 2,81 2,77 2,74 2,74

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản

phẩm '' 20,57 8,49 9,03 9,37 9,55

2 GRDP (giá SS 2010) Tỷ đồng 68.029 74.313 81.463 89.478 98.460

- Dịch vụ '' 43.005 47.024 51.506 56.451 61.860

- Công nghiệp - xây dựng '' 15.769 17.321 19.172 21.322 23.872

- Thủy sản - nông - lâm '' 1.289 1.325 1.362 1.399 1.437

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản

phẩm '' 7.967 8.643 9.423 10.306 11.291

2.1 Điểm phần trăm đóng góp

vào tăng trưởng 8,56 9,24 9,62 9,84 10,04

- Dịch vụ 3,27 5,91 6,03 6,07 6,05

- Công nghiệp - xây dựng 3,05 2,28 2,49 2,64 2,85

- Thủy sản - nông - lâm 0,07 0,05 0,05 0,05 0,04

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản

phẩm 2,17 0,99 1,05 1,08 1,10

180

TT CHỈ TIÊU ĐVT 2021 2022 2023 2024 2025

2.2 Tỷ trọng đóng góp vào tăng

trưởng % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

- Dịch vụ '' 38,22 63,96 62,68 61,69 60,22

- Công nghiệp - xây dựng '' 35,61 24,71 25,89 26,82 28,39

- Thủy sản - nông - lâm '' 0,83 0,58 0,51 0,47 0,43

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản

phẩm '' 25,33 10,76 10,91 11,02 10,96

3 Quy mô GRDP (giá hiện

hành) Tỷ đồng 112.544 125.593 140.637 157.785 177.318

- Dịch vụ '' 71.872 80.480 90.273 101.321 113.702

- Công nghiệp - xây dựng '' 25.240 28.116 31.558 35.590 40.407

- Thủy sản - nông - lâm '' 2.364 2.497 2.636 2.782 2.936

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản

phẩm '' 13.067 14.500 16.171 18.091 20.273

4 Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

- Dịch vụ " 63,86 64,08 64,19 64,21 64,12

- Công nghiệp - xây dựng " 22,43 22,39 22,44 22,56 22,79

- Thủy sản - nông - lâm " 2,10 1,99 1,87 1,76 1,66

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản

phẩm " 11,61 11,55 11,50 11,47 11,43

Bảng II.2: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội giai đoạn 2026-2030 (Kịch bản 3)

TT CHỈ TIÊU ĐVT 2026 2027 2028 2029 2030

1 Tốc độ tăng GRDP (giá SS

2010) % 10,15 9,88 9,73 9,53 9,31

- Dịch vụ '' 9,50 9,36 9,19 9,00 8,79

- Công nghiệp - xây dựng '' 12,54 11,74 11,54 11,28 10,97

- Thủy sản - nông - lâm '' 2,74 2,75 2,76 2,78 2,80

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản

phẩm '' 9,60 9,54 9,40 9,20 8,96

2 GRDP (giá SS 2010) Tỷ đồng 108.450 119.165 130.754 143.215 156.546

- Dịch vụ '' 67.734 74.074 80.882 88.158 95.905

- Công nghiệp - xây dựng '' 26.865 30.018 33.484 37.261 41.349

- Thủy sản - nông - lâm '' 1.477 1.517 1.559 1.602 1.647

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản

phẩm '' 12.374 13.555 14.829 16.194 17.644

2.1 Điểm phần trăm đóng góp

vào tăng trưởng 10,15 9,88 9,73 9,53 9,31

181

TT CHỈ TIÊU ĐVT 2026 2027 2028 2029 2030

- Dịch vụ 5,97 5,85 5,71 5,56 5,41

- Công nghiệp - xây dựng 3,04 2,91 2,91 2,89 2,85

- Thủy sản - nông - lâm 0,04 0,04 0,04 0,03 0,03

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản

phẩm 1,10 1,09 1,07 1,04 1,01

2.2 Tỷ trọng đóng góp vào tăng

trưởng % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

- Dịch vụ '' 58,80 59,17 58,74 58,39 58,11

- Công nghiệp - xây dựng '' 29,96 29,43 29,90 30,31 30,67

- Thủy sản - nông - lâm '' 0,39 0,38 0,36 0,35 0,34

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản

phẩm '' 10,85 11,02 11,00 10,95 10,88

3 Quy mô GRDP (giá hiện

hành) Tỷ đồng 199.434 223.772 250.713 280.384 312.918

- Dịch vụ '' 127.496 142.787 159.663 178.215 198.543

- Công nghiệp - xây dựng '' 46.112 52.250 59.102 66.694 75.053

- Thủy sản - nông - lâm '' 3.099 3.271 3.452 3.645 3.849

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản

phẩm '' 22.727 25.464 28.496 31.830 35.474

4 Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

- Dịch vụ " 63,93 63,81 63,68 63,56 63,45

- Công nghiệp - xây dựng " 23,12 23,35 23,57 23,79 23,98

- Thủy sản - nông - lâm " 1,55 1,46 1,38 1,30 1,23

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản

phẩm " 11,40 11,38 11,37 11,35 11,34

Bảng II.3: Tốc độ tăng bình quân một số chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2021-2030 (Kịch bản 3)

TT CHỈ TIÊU

Tăng bình quân 2016-

2020

Tăng bình quân 2021-

2025

Tăng bình quân 2026-

2030

Tăng bình quân 2021-

2030 1 Tốc độ tăng GRDP (giá SS 2010) -

% 3,96 9,46 9,72 9,59

- Dịch vụ 4,72 8,60 9,17 8,88

- Công nghiệp - xây dựng 2,41 11,49 11,61 11,55

- Thủy sản - nông - lâm 3,17 2,93 2,77 2,85

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 2,90 11,31 9,34 10,32

2 Điểm phần trăm đóng góp vào tăng

trưởng 3,96 9,46 9,72 9,59

182

- Dịch vụ 3,02 5,52 5,70 5,61

- Công nghiệp - xây dựng 0,56 2,65 2,92 2,81

- Thủy sản - nông - lâm 0,06 0,05 0,04 0,04

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 0,32 1,24 1,06 1,13

3 Tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng-

% 100,00 100,00 100,00 100,00

- Dịch vụ 76,34 58,40 58,61 58,53

- Công nghiệp - xây dựng 14,06 27,98 30,09 29,28

- Thủy sản - nông - lâm 1,62 0,54 0,36 0,43

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 7,97 13,08 10,94 11,76

Đánh giá

Kịch bản này là kết hợp giữa kết quả thực hiện giai đoạn 2016-2020 và chủ trương đẩy mạnh tăng trưởng theo Nghị quyết 43-NQ/TW, dựa trên góp ý của một số chuyên gia (có tính biến động do đại dịch bệnh Covid-19, trong năm 2020). Do vậy, kịch bản này được đánh giá vừa phù hợp với việc đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 43- NQ/TW, tốc độ tăng trưởng GRDP phần nào đáp ứng được kỳ vọng và nỗ lực của thành phố.

Kịch bản này có tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021-2030 là 9,59% (giai đoạn 2026-2030 là 9,72%; giai đoạn 2021-2025 là 9,46%), tốc độ tăng của các khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, thủy sản - nông - lâm lần lượt là 8,88%;

11,55%; 2,85% giai đoạn 2021-2030 (8,60%; 11,49%; 2,93% giai đoạn 2021-2025).

Theo kịch bản, cơ cấu của các khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, thủy sản - nông - lâm bình quân cho cả giai đoạn 2021-2030 lần lượt là 63,89%; 23,04%;

1,63% (64,12%; 22,79%; 1,66% tại năm 2025 và 63,45%; 23,98%; 1,23% tại năm 2030). Về cơ bản cũng như những kịch bản trước, cơ cấu này được xem là chuyển dịch theo hướng phù hợp hơn và ổn định trong nhiều năm qua.

Có thể thấy trong kịch bản 3, GRDP năm 2030 tăng 2,23 lần so với năm 2021 (10 năm từ năm 2021 là 68.029 tỷ đồng đến năm là 2030 là 156.546 tỷ đồng, giá so sánh 2010), với số tăng tuyệt đối là khoảng 88,5 ngàn tỷ đồng là khá cao so với thực trạng của thành phố trong giai đoạn vừa qua. Năm 2021, dự báo kinh tế đã bắt đầu phục hồi ở mức tương đương với năm 2019 (do năm 2020 tăng trưởng âm đến 9,26%), trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng được dự báo là phục hồi nhanh hơn khu vực dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng GRPD trong kịch bản này mặc dù chưa đạt được với mục tiêu theo Nghị quyết 43-NQ/TW, tuy nhiên đã đáp ứng cơ bản được kỳ vọng và thể hiện nỗ lực rất lớn của thành phố trong 10 năm tới.

Điều kiện để có tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021-2030 là 9,59% là tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế, đặc biệt là dịch vụ và công nghiệp phải đột phá đáng kể so với giai đoạn 2016-2020, cụ thể:

183 + Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ trong thời gian tới phải tăng nhanh gấp 1,12 lần (từ 7,80% chưa tính biến động do đại dịch bệnh Covid-19 lên 8,8,8%) tương đương với 1,08 điểm phần trăm so với giai đoạn 2016-2019.

+ Tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng trong thời gian tới phải tăng nhanh khoảng 2 lần (từ 5,7% chưa tính biến động do đại dịch bệnh Covid-19 lên 11,55%) tương đương với 5,85 điểm phần trăm so với giai đoạn 2016-2019.

Hình II.2: Dự báo GRDP (giá so sánh 2010) giai đoạn 2021-2030 theo 3 kịch bản

Kịch bản này chỉ có thể đạt được khi tốc độ tăng trưởng các khu vực kinh tế tăng nhanh, giá trị của các khu vực kinh tế thay đổi rất lớn; Giá trị khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng (giá so sánh 2010) tăng lần lượt là 2,23 và 2,62 lần tại năm 2030 so với năm 2021. Để có được kết quả này, thành phố phải nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Trung ương về cơ chế chính sách, với các cơ chế chính sách vượt trội nhằm triển khai tối đa Nghị quyết 43-NQ/TW, phát huy tối đa tiềm năng và thúc đẩy phát triển 5 lĩnh vực kinh tế mũi nhọn với những đặc thù về phân cấp, phân quyền về quản lý đô thị, quản lý tài chính, đầu tư nhà nước, phát hành trái phiếu địa phương, thu hút đầu tư,… Đồng thời cũng cần có những đột phá của chính thành phố về hạ tầng, công nghệ, đổi mới sáng tạo, cải thiện TFP, năng suất lao động, tăng nhanh diện tích đất phục vụ công nghiệp…

Kịch bản 3 được đánh giá tính khả thi hơn kịch bản 1, bên cạnh việc tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế thấp hơn kịch bản 1, mức độ đột phá và nỗ lực của thành phố có thể đáp ứng được, thì tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế (dịch vụ, công nghiệp và xây dựng) cũng phù hợp hơn, đặc biệt trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của thành phố đầu giai đoạn 2021-2025 đang bị đánh giá là có nhiều khó khăn với tác động từ dịch bệnh Covid-19.

3.1.2 Mục tiêu cơ bản

Phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, đạt được:

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000

2015 201620172018 20192020 202120222023 2024 2025 20262027 2028 2029 2030 Kịch bản 3 Kịch bản 2 Kịch bản 1

184 - Tốc độ tăng bình quân GRDP (giá so sánh năm 2010) đạt 9,5÷10,5%/năm (trong đó phấn đấu một vài năm tăng trưởng đột phá trên 12%/năm); tốc độ tăng bình quân các khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, thủy sản - nông - lâm lần lượt khoảng 9,5÷10,0%; 11,5÷12,0%; 2,5÷3,0%. Khi có điều kiện thuận lợi, phấn đấu:

tốc độ tăng bình quân GRDP (giá so sánh năm 2010) trên 12%/năm;

- Cơ cấu của các khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, thủy sản - nông - lâm bình quân giai đoạn 2021-2030 lần lượt chiếm 63÷65%; 22÷25%; 1÷2% trong GRPD toàn thành phố.

- Thu ngân sách trên địa bàn và tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn bình quân tăng tương đương với tốc độ tăng bình quân GRDP trong năm tương ứng.

- Tỷ lệ vốn đầu tư/ GRDP khoảng 30÷33%. Tỷ lệ vốn đầu tư ngoài Nhà nước và FDI/Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 80%. Chỉ số ICOR duy trì ở mức khoảng 5,5÷5,7.

- Dự báo dân số đến 2030 khoảng 1,79 triệu người (bao gồm dân số thường trú, tạm trú, quy đổi khách vãng lai, lưu trú). Trong đó dự báo dân số thường trú, tạm trú khoảng 1,56 triệu người.

- Tỷ lệ việc làm tăng thêm đạt 5÷5,5%/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70% vào năm 2030.

- Chỉ số đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp TFP (phần giá trị tăng trưởng do hoạt động khoa học và công nghệ) vào tăng trưởng GRDP đạt trên 45% vào năm 2030.

- Năm 2030, GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt trên 7.000 USD.

- Tỷ trọng tổng sản phẩm trên địa bàn của thành phố Đà Nẵng so với cả nước đạt khoảng 1,8÷2,2%.

3.2 Dự báo phát triển các ngành, lĩnh vực 3.2.1. Khu vực dịch vụ

Tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, nhất là du lịch, thương mại, dịch vụ logistics, tài chính - ngân hàng, giáo dục - đào tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh và kết nối cao với các trung tâm dịch vụ quốc tế trong khu vực ASEAN và thế giới.

3.2.1.1 Phát triển du lịch

- Phát triển du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng;

Xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến du lịch, dịch vụ hàng đầu, tầm khu vực. Tạo sự khác biệt về tính sáng tạo, hấp dẫn và chất lượng sản phẩm dịch vụ phục vụ cho điểm đến du lịch Đà Nẵng. Phát triển du lịch gắn với hình ảnh “thành phố đáng sống”, năng động, văn minh và thành phố lễ hội, sự kiện, đồng thời bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa lịch sử, gìn giữ cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường đăng cai tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế và khu vực, đưa Đà Nẵng trở thành thành phố sự kiện, trung tâm hội nghị quốc tế. Phát huy vai trò hạt nhân và cửa ngõ du lịch Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

185 + Các nhóm sản phẩm du lịch chính: Du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp; du lịch mua sắm, hội nghị hội thảo (MICE); du lịch văn hoá, lịch sử, tâm linh, sinh thái, làng quê, làng nghề và du lịch đô thị gắn với thành phố trung tâm của cả khu vực; đa dạng hóa các sản phẩm bổ trợ gồm: Du lịch ẩm thực, du lịch chữa bệnh – làm đẹp, du lịch cưới.

+ Tập trung đầu tư 04 nhóm du lịch trọng tâm: Tập trung đầu tư các nhóm du lịch trọng tâm: Phát triển Bán đảo Sơn Trà trở thành khu du lịch quốc gia theo hướng du lịch sinh thái cao cấp, gắn với bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; Vịnh Đà Nẵng thành “đô thị biển” mang tính chất độc đáo, tạo nên điểm nhấn về kiến trúc và dịch vụ; Trung tâm thành phố với khu bảo tàng sống và trung tâm đô thị mới, CBT (An Đồn); các trung tâm thương mại quốc tế, khu phi thuế quan và outlet, phố đi bộ kết hợp mua sắm và nhà hàng truyền thống; và các dự án vui chơi, giải trí, điểm du lịch sinh thái cộng đồng và liên kết vùng, đặc biệt chú trọng các dịch vụ du lịch về đêm.

- Định hướng tăng số lượng khách quốc tế thuộc phân khúc chất lượng cao, có khả năng chi trả cao, hạn chế phụ thuộc vào một số thị trường, thu hút khách du lịch từ các nước phát triển: Tăng cường khai thác và mở rộng các thị trường quốc tế gồm Nga, Ấn Độ, Úc, Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Trung Đông… ; tiếp tục khai thác thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Đông Nam Á.

- Đẩy mạnh hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa ba địa phương Đà Nẵng - Quảng Nam - Thừa Thiên Huế, giữa vùng du lịch trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên, giữa các địa phương trong nước, khu vực và quốc tế.

3.2.1.2 Phát triển cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics

- Hướng đến hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại khu vực miền Trung, trong đó, lấy Đà Nẵng là trung tâm logistics với hệ thống cảng biển (Tiên Sa, Liên Chiểu) và cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là cửa ngõ giao nhận, vận chuyển với các địa phương, các quốc gia trong khu vực ASEAN và quốc tế. Phát triển cảng biển Đà Nẵng thành cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối tại khu vực; đảm nhận tốt vai trò cảng cửa ngõ quốc tế ở khu vực miền Trung.

- Hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, liên thông, kết nối thuận lợi giữa hệ thống cao tốc, quốc lộ với đường vành đai, trục giao thông chính của thành phố đến cảng biển (Tiên Sa, Liên Chiểu) và cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.

- Phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, đặc biệt nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, chi phí hợp lý, an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và thế giới.

- Phát triển và cải thiện chất lượng dịch vụ hiện có để tăng cường cung cấp dịch vụ chuyên biệt; ưu tiên hình thức hợp tác công-tư đối với hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng trung tâm logistics theo quy hoạch tại cảng Liên Chiểu, trung tâm logistics Hòa Nhơn...

3.2.1.3. Phát triển các ngành dịch vụ từng bước trở thành trung tâm tài chính-ngân hàng, giáo dục-đào tạo chất lượng cao, y tế chuyên sâu

- Phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính lớn, đẳng cấp quốc tế tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên, cả nước và khu vực.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 176 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(425 trang)