PHẦN THỨ I: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG
5. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
5.1 Hiện trạng sử dụng đất
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.284,88 km2 (trong đó huyện Hoàng Sa chiếm tới 305 km2). Đà Nẵng bao gồm 6 quận nội thành là Hải Châu, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu và Sơn Trà; 1 huyện ngoại thành là Hòa Vang và 1 huyện đảo là Hoàng Sa.
Bảng I.8: Bảng cân bằng sử dụng đất hiện trạng
STT Loại đất
Hiện trạng (1.134.310 người) Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
Chỉ tiêu (m2/ng)
A Đất dân dụng 8.191 44,53 72,21
1 Đất đơn vị ở 7.686 41,78 67,76
3 Đất dịch vụ - công cộng cấp đô thị 175 0,95 1,54
4 Đất trường THPT 43 0,23 0,38
5 Đất cây xanh công cộng cấp đô thị 287 1,56 2,53
B Đất ngoài dân dụng 10.205 55,47 89,97
72 1 Đất Công nghiệp – Công nghệ cao 2.588 14,07 22,82
2 Đất kho tàng 185 1,01 1,63
3 Đất trung tâm nghiên cứu, đào tạo 279 1,52 2,46
4 Đất cơ quan 33 0,18 0,29
5 Đất trung tâm y tế 69 0,38 0,61
6 Đất du lịch 1.325 7,20 11,68
7 Đất tôn giáo, di tích 83 0,45 0,73
8 Đất công trình đầu mối HTKT 1.676 9,11 14,78
- Đất giao thông 1.361 7,40 12,00
- Đất công trình đầu mối HTKT17 315 1,71 2,78
9 Đất cây xanh 722 3,92 6,37
- Đất cây xanh chuyên đề 68 0,37 0,60
- Đất trung tâm TDTT 548 2,98 4,83
- Đất cây xanh cách ly 106 0,58 0,93
10 Đất an ninh, quốc phòng (chưa bao
gồm huyện Hoàng Sa) 2.392 13,00 21,09
11 Đất nghĩa trang 853 4,64 7,52
C Đất khác 79.592
1 Đất ở làng xóm 4.331
2 Đất nông nghiệp 6.879
3 Đất lâm nghiệp 63.948
- Rừng đặc dụng 31.081
- Rừng phòng hộ 8.938
- Rừng sản xuất 23.929
4 Đất mặt nước 3.231
5 Đất bằng chưa sử dụng 1.203
Tổng đất xây dựng đô thị (A+B) 18.396 100,00 162,18 Tổng cộng đất tự nhiên chưa kể
huyện Hoàng Sa (A+B+C) 97.988
Huyện Hoàng Sa 30.500
Tổng diện tích đất 128.488
17 Chưa kể Sân bay quốc tế Đà Nẵng với diện tích 784 ha đang được thống kê là Đất an ninh, quốc phòng – Đang thể hiện Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật trong bản vẽ
73
* Liên quan đến địa giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng
Giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng còn tồn tại một khu vực chưa được xác định về địa giới hành chính là phần diện tích của hai nửa bên Bắc và bên Nam của núi Hải Vân tính từ đỉnh cao 691,5m của núi Hải Vân chạy đến mũi Cửa Khẻm và hòn Sơn Trà con (hòn đảo nhỏ, nằm ngoài biển, về hướng Đông, cách mũi Cửa Khẻm khoảng 600m, nằm ngay cửa vịnh Đà Nẵng. Diện tích hòn Sơn Trà con:
151,9 ha). Hiện nay, Bộ Nội vụ đang xây dựng phương án trình Chính phủ xác định địa giới hành chính tại khu vực này.
Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế đều có ý kiến định hướng giải quyết khác nhau đối với khu vực chưa thống nhất về địa giới hành chính nêu trên;
trong đó Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trước đây và Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng qua các thời kỳ đều thống nhất quan điểm định hướng khu vực Nam núi Hải Vân và hòn Sơn Trà con thuộc thành phố Đà Nẵng quản lý (tổng diện tích khu vực này là 760,8). Từ trước đến nay, việc lập các Đồ án Quy hoạch, các kế hoạch về phát triển rừng, phát triển khu vực đều thực hiện theo quan điểm của Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng qua các thời kỳ.
Do đó, trong quá trình lập đồ án Quy hoạch chung vẫn giữ nguyên phạm vi nghiên cứu theo Quyết định phê duyệt 2357/QĐ-TTg, tiếp tục đưa khu vực Nam núi Hải Vân và hòn Sơn Trà con vào khu vực quy hoạch thuộc thành phố Đà Nẵng quản lý để thống nhất với đồ án đã phê duyệt.
* Liên quan đến huyện Hoàng Sa
Huyện Hoàng Sa là đơn vị hành chính cấp huyện đặc biệt của thành phố Đà Nẵng, được thành lập vào ngày 11 tháng 12 năm 1982, thay mặt nhà nước Việt Nam thực thi quyền quản lý lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa. Trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa còn có tên là “Bãi cát vàng”. Tên quốc tế thường được thể hiện trên các hải đồ là Paracels. Quần đảo Hoàng Sa có 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác, nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km2, cách bờ biển thành phố Đà Nẵng 170 hải lý (khoảng 315km), với diện tích toàn bộ phần nổi của quần đảo khoảng 10 km2 trong tổng số 305 km2 diện tích tự nhiên của huyện Hoàng Sa quản lý, chiếm khoảng 23,77% diện tích thành phố.
Huyện Hoàng Sa có vị trí địa lý cụ thể như sau:
Bảng I.9: Vị trí địa lý của huyện Hoàng Sa
Vị trí các cực của huyện đảo Vỹ độ Bắc Kinh độ Đông Cực Bắc: đảo Đá Bắc 17o 06' 0" 111o 30' 8"
Cực Nam: Bãi ngầm Ốc Tai Voi 15o 44' 2" 112o 14' 1"
Cực Đông: Bãi cạn Gò Nổi 16o 49' 7" 112o 53' 4"
Cực Tây: đảo Tri Tôn 15o 47' 2" 111o 11' 8"
74 Cùng với Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa là một trong hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam được nhà nước Việt Nam chiếm hữu, khai thác, xác lập chủ quyền trên thực tế, một cách thực sự, liên tục và hòa bình từ trước thế kỷ 17 khi 02 quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Quần đảo Hoàng Sa đã bị quân Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép vào năm 1956 và ngày 19 tháng 01 năm 1974.
Đây là hành động xâm lược, phi nghĩa, bất chấp sự thật, chân lý và luật pháp quốc tế.
Hiện nay, UBND huyện Hoàng Sa có 17 công chức, viên chức và người lao động, 01 đơn vị sự nghiệp công lập là Nhà Trưng bày Hoàng Sa (thành lập ngày 08 tháng 8 năm 2017), không có đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Trụ sở của UBND huyện Hoàng Sa hiện đóng trên đường Hoàng Sa, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. UBND huyện Hoàng Sa là đơn vị hành chính đặc thù, là đầu mối thực thi các hoạt động đấu tranh, bảo vệ và khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.