Hiện trạng kinh tế Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 61 - 66)

PHẦN THỨ I: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG

3. HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI

3.3 Hiện trạng kinh tế Đà Nẵng

3.3.1. Tăng trưởng và nguồn tăng trưởng

Trong những năm qua, Đà Nẵng đã có bước phát triển mạnh mẽ, tương đối toàn diện, trở thành một thành phố biển năng động, sáng tạo, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh. Kinh tế thành phố duy trì ở mức tăng trưởng khá cao. Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP, giá so sánh 2010) giai đoạn 2010-2020 ước tăng bình quân 7,75%/năm (chưa ước tính hậu quả đại dịch Covid-19), năm 2019 đạt 69.197 tỷ đồng, gấp khoảng 2 lần so với năm 2010; GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 103 triệu đồng, gấp khoảng 2,6 lần năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp hơn, ước tính khu vực dịch vụ chiếm 64,56%; khu vực công nghiệp-xây dựng chiếm 22,32% (trong đó công nghiệp là 16,57%); khu vực thủy sản - nông - lâm chiếm 1,72%;

thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,39% GRDP. Đà Nẵng đã bước đầu hình thành những ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch, dịch vụ thương mại, vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hạ tầng kinh tế - xã hội, diện mạo đô thị có nhiều thay đổi tích cực và tương đối hiện đại.

Tuy nhiên, quy mô kinh tế trên địa bàn Đà Nẵng còn khá khiêm tốn trong cơ cấu chung của nền kinh tế Việt Nam; tuy dẫn đầu vùng KTTĐMT, nhưng khoảng cách không lớn. GRDP của thành phố Đà Nẵng hiện chiếm 1,4% so với GDP cả nước, tuy

64 xếp đầu ở vùng KTTĐMT nhưng chỉ xếp thứ 04 khi so sánh trong quy mô GRDP của 05 thành phố trực thuộc trung ương.

Đà Nẵng không phải nền kinh tế có quy mô lớn về vốn, lao động và độ mở nền kinh tế nhưng có ưu thế về số lượng doanh nghiệp. Vốn đầu tư, lao động và độ mở của Đà Nẵng chỉ chiếm có tỷ lệ 1,7%, 0,99%, 0,85% của Việt Nam, nhưng lại chiếm vị trí đầu của vùng KTTĐMT.

Đóng góp của các yếu tố vốn chiếm 50,4% trong cơ cấu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020, trong khi đó đóng góp của lao động là 21% và TFP là 28,6%. Tỷ trọng đóng góp của TFP đã có cải thiện đáng kể so với giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2011-2015, cơ cấu tăng trưởng kinh tế tương ứng là 59,5%; 25,4%; và 15,1%.

Trong tổng vốn thực hiện, vốn đầu tư từ nguồn NSNN còn thấp, bình quân 5 năm 2016-2020 ước khoảng 12,8% trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội.

Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng bình quân của vốn đầu tư công tích luỹ là 5,6%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm vào tốc độ tăng GRDP.

Bình quân mỗi năm vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN tăng thêm 1% thì đóng góp khoảng 0,08 điểm phần trăm vào tốc độ tăng GRDP toàn thành phố.

3.3.2. Cơ cấu kinh tế và lĩnh vực

Cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch theo hướng “Dịch vụ - công nghiệp – thủy sản, nông, lâm”, năm 2020 khu vực dịch vụ ước đạt 64,22%; khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 22,78% (trong đó công nghiệp khoảng 16,6%); khu vực nông nghiệp ước đạt 1,93%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước đạt 11,07%.

Cơ cấu các thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các loại hình doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thành phố; năm 2010, trong tổng GRDP thành phố (giá hiện hành), kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng 31,89%, kinh tế ngoài nhà nước chiếm 51,46% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 6,14%; đến năm 2019, kinh tế nhà nước ước chiếm 22,76%, kinh tế ngoài nhà nước ước chiếm 55,32% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước chiếm 10,56%.

3% 15%

2% 18%

1.89% 14.68%

29.40%

33%

32.50%

32%

23.06%

34.23%

55% 41%

53.30% 37%

63.73%

41.12%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Đà Nẵng 2010

Việt Nam 2010

Đà Nẵng 2015

Việt Nam 2015

Đà Nẵng 2018

Việt Nam 2018 Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp -Xây dựng Dịch vụ

Hình I.35: Cơ cấu GDP Đà Nẵng

65 Các lĩnh vực du lịch, thương mại, các ngành dịch vụ chất lượng cao, có lợi thế cạnh tranh, nhất là vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo, y tế phát triển theo chiều sâu, có vị trí ngày càng quan trọng. Trong đó:

- Dịch vụ du lịch phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và quan trọng, bước đầu đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch lớn của khu vực và cả nước, có khả năng cạnh tranh quốc tế và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

- Dịch vụ thương mại phát triển nhanh, dần định hình được vị trí, vai trò trung tâm mua sắm, phân phối, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ khu vực miền Trung.

- Các ngành dịch vụ chất lượng cao, có lợi thế cạnh tranh, nhất là thông tin và truyền thông, vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, giáo dục-đào tạo, y tế được tập trung đầu tư phát triển, từng bước tạo lập vai trò trung tâm của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Các ngành công nghiệp, công nghiệp công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ cao được chú trọng phát triển. Kinh tế biển và cảng biển có bước phát triển, hạ tầng kỹ thuật phục vụ kinh tế biển được đầu tư xây dựng và khai thác hiệu quả. Lĩnh vực nông nghiệp phát triển khá ổn định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tập trung phát triển các sản phẩm hữu cơ phục vụ du lịch và đô thị, chú trọng nông nghiệp công nghệ cao; hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Nhìn chung đóng góp chính cho sự tăng trưởng của kinh tế Đà Nẵng là lĩnh vực sản xuất, thương mại và kinh doanh dịch vụ như được trình bày dưới đây

Nguồn: SJ

Hình I.36: Các lĩnh vực kinh tế Đà Nẵng và các thành phố nổi bật

66 So sánh kinh tế Đà Nẵng với TP. Hồ Chí Minh có thể nhận thấy GRDP bình quân đầu người của Đà Nẵng thấp hơn 2 lần trong khi mức độ tăng trưởng kinh tế tương tự nhau. Nền kinh tế Đà Nẵng bị chi phối bởi sản xuất với tỷ lệ cao là 26%, nhưng một khi nền kinh tế phát triển hơn thì nguồn đóng góp chính cho GRDP cũng sẽ chuyển đổi sang ngành kinh tế bền vững hơn, như Auckland (New Zealand) hoặc Singapore, giảm lĩnh vực sản xuất và tăng công nghệ thông tin, dịch vụ kinh doanh R&D và Thương mại. Sự chuyển đổi này sẽ được hậu thuẫn bởi các phát triển hiện tại là Khu Công nghệ cao và các Khu Công viên phần mềm.

3.3.3. Nguồn nhân lực

Số lượng lao động hiện tại đang hoạt động trong các loại hình hoạt động kinh tế tại Đà Nẵng là 317.725 lao động trong năm 2016 với mức tăng trung bình hàng năm là 6% trong khoảng thời gian 5 năm. Cần lưu ý rằng tổng lao động làm việc hàng năm của Đà Nẵng là 535.850 lao động trong năm 2016 mà chúng tôi giả định là do mức độ cao của các lao động tự do và các hoạt động kinh tế hộ gia đình.

Hình I.37: Lượng lao động của Đà Nẵng theo ngành nghề (Nguồn: SJ)

Mức độ tham gia lao động khoảng 51% và mức thất nghiệp ở khoảng 4%. Nhằm hỗ trợ mức tăng trưởng GRDP hiện tại, cần phải tăng lực lượng lao động và/hoặc tăng năng suất. Xét về tuổi dân số tương đối trẻ của Đà Nẵng, có thể kích thích tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lên 60% thông qua việc tham gia làm việc của các thành viên trong gia đình (tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của Singapore là 68%). Điều đáng lưu ý là có rất nhiều hoạt động kinh tế phi chính thức đang diễn ra, mà không được đưa vào thống kê chính thức của chính phủ.

Năng suất lao động ở Đà Nẵng thấp hơn đáng kể so với các quốc gia phát triển.

Nếu xét rằng đóng góp cao nhất cho GRDP và việc làm là trong lĩnh vực sản xuất thì năng suất trong lĩnh vực này thấp hơn 10 lần so với các quốc gia phát triển. Điều đáng lưu ý là năng suất trong lĩnh vực giáo dục, lưu trú và thực phẩm thấp hơn 2,5 lần so với

67 các thị trường phát triển, nó là đủ cao đối với các nền kinh tế đang phát triển và sẽ đạt đến mức độ phát triển nhanh hơn đối với các quốc gia phát triển.

Lưu ý rằng lĩnh vực tài chính có năng suất cao, nhưng có thể là do sự khác biệt về thống kê trong tính toán giá trị gia tăng của ngành tài chính và bảo hiểm và số lượng nhân viên (chỉ có 237 lao động). Lĩnh vực này được xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Đà Nẵng và có thể thấy được sự gia tăng nhanh hơn nữa của các công ty và nhân viên trong tương lai.

Bảng I.6: Giá trị gia tăng ngành dịch vụ trên mỗi lao động (USD mỗi lao động) Lĩnh vực kinh tế Singapore Australia UK Hong

Kong

New

Zealand Danang Tài chính và bảo hiểm 180,186 123,515 147,297 250,383 175,813 491,370 Thông tin và truyền

thông 92,975 164,284 116,322 102,810 154,631 24,127

Vận chuyển và lưu trữ 88,099 91,006 70,840 108,282 96,610 13,511

Bán sỉ và bán lẻ 80,822 92,581 55,375 83,952 81,757 9,860

Kinh doanh/Các dịch vụ

chuyên nghiệp 79,485 82,828 72,521 79,509 52,535 14,385

Kinh doanh bất động sản - 139,217 688,583 - 387,679 48,237

Thực phẩm và lưu trú 25,730 31,191 32,466 36,295 25,834 10,311

Giáo dục - 50,765 51,187 - 50,612 20,996

Nghệ thuật và giải trí - 44,958 48,113 - 23,749 15,565

Sức khỏe và công tác xã

hội - 53,425 44,046 - 45,707 50,150

Sản xuất 218,053 88,876 129,212 45,795 - 5,954

3.3.4. Tính cạnh tranh của Đà Nẵng theo phân tích SWOT Điểm mạnh Điểm yếu - Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi.

- Thuộc nhóm có trình độ phát triển tốt của Việt Nam; quy mô kinh tế, năng lực sản xuất lớn nhất trong khu vực; Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực và dần ổn định phù hợp.

- Cơ sở hạ tầng đầu tư tương đối đồng bộ và vận hành hiệu quả, nhất là hạ tầng đô thị.

Cảng biển, sân bay và dịch vụ logistics tăng trưởng nhanh.

- Dần hình thành thành phố có bản sắc (môi trường sống tốt và xã hội thân thiện…)

- Tốc độ tăng trưởng đang chậm lại.

- Quy mô đóng góp chung trong cả nước có dấu hiệu giảm sút.

- Cơ cấu kinh tế vẫn dựa trên khai thác lợi thế tĩnh- các ngành có tốc độ tăng năng suất cao; chưa tham gia và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, năng suất lao động thấp.

- Quy mô thị trường còn khiêm tốn.

- Hạ tầng cơ sở vẫn thiếu tính hiện đại.

- Tỷ trọng doanh nghiệp quy mô nhỏ, siêu nhỏ quá cao, năng lực cạnh tranh

68 - Chính quyền luôn nỗ lực trong việc nâng

cao vai trò kiến tạo và phục vụ.

yếu, thiếu doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt.

Cơ hội Thách thức - Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu

hướng hội nhập quốc tế.

- Du lịch thế giới phát triển mạnh, đặc biệt là du lịch chất lượng cao, giá trị gia tăng cao.

- Hệ thống giao thông liên vùng, hành lang kinh tế Đông Tây từng bước hoàn thiện.

- Sự ủng hộ từ các chủ trương của Trung ương trở thành một trong những trung tâm kinh tế-xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á.

- Xu thế liên kết vùng và hoạt động liên kết vùng ở vùng KTTĐMT.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng hội nhập quốc tế đỏi hỏi phải thay đổi mô hình phát triển, cách thức quản lý nền kinh tế, và quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cạnh tranh do tính tương đồng trong các điều kiện phát triển (vị trí địa lý, tiềm năng du lịch…) từ các thành phố khác trong nước và khu vực Đông Nam Á.

- Canh tranh từ các thành phố trực thuộc Trung ương, các đặc khu kinh tế mới trong nước.

- Vấn đề môi trường, tài nguyên, biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(425 trang)