HIỆN TRẠNG DÂN SỐ, LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 66 - 69)

PHẦN THỨ I: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG

4. HIỆN TRẠNG DÂN SỐ, LAO ĐỘNG

4.1.1 Quy mô

Đà Nẵng hiện là địa phương có tỷ lệ dân cư sống trong khu vực thành thị cao nhất nước đạt 87,7% năm 2018 (dân số thành thị cả nước là 34,7%, TP Hồ Chí Minh là 79,25%, Hà Nội là 55%) nhưng thực chất là kết quả của quá trình xác lập địa giới hành chính, không phải là của luồng di cư nông thôn.

Dân số của Đà Nẵng theo Tổng điều tra năm 2019 là khoảng 1.134.310 người, trong đó dân số nam là 576.000 người (chiếm 50,7%) và dân số nữ là hơn 558.000 người (chiếm 49,3%). Sau 10 năm, quy mô dân số tăng thêm hơn 250.000 người, tốc độ tăng trưởng bình quân 2,45%;

Dân số thành phố Đà Nẵng trong 9 năm qua tăng bình quân 2,54%/năm; từ 937.217 người năm 2010 lên 1.134.310 người năm 2019. Trong đó, dân số thành thị

tăng nhanh hơn: 2,25%/năm, nông thôn tăng 1,98%/năm. Dân số từ 15 tuổi trở lên cũng tăng tương ứng (2,15%/năm) từ 715.748 người năm 2010 lên 866.531 người.15

Với tốc độ phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng tăng bình quân 7,89% GRDP giai đoạn 2010 – 2019 làm cho tốc độ tăng dân số cơ học của thành phố Đà Nẵng tăng bình quân từ 1,0%-1,2%/năm. Đặc biệt những năm gần đây tốc độ một số ngành kinh tế phát triển nhanh như du lịch, công nghệ thông tin... nên tốc độ tăng dân số, lao động cũng tăng nhanh (năm 2019 tăng 2,4%).

15 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

69

Hình I.38: Dân số thành phố Đà Nẵng

4.1.2 Mật độ

Hình I.39: Mật độ dân số hiện trạng

* Điều kiện hiện tại:

- Mật độ dân số của Đà Nẵng khoảng 883 người/km2 với dân số thành thị là gần 990.000 người, nhân khẩu thực tế thường trú là 3,6 người/hộ.

- Dân số đô thị thường tập trung trong trung tâm thành phố, trong khi mật độ dân số càng xa trung tâm càng thấp. Sự chênh lệch lớn về phân bố dân cư dao động từ mật độ thấp nhất 180 người/ km2 ở Hòa Vang đến cao nhất là 8,746 người/ km2 ở Hải Châu và 19,712 người/ km2 ở Thanh Khê.

- Bên ngoài trung tâm thành phố, mật độ dân số thấp hơn, ở các khu đô thị mới Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, khoảng 2.000 đến 3.000 người trên mỗi km2.

70

* Vấn đề và thách thức:

- Dân số dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi trong 25 năm. Để phù hợp với dân số dự kiến, mật độ dân số hiện tại quá thấp, và cần phải tăng đáng kể mật độ dân số bên ngoài trung tâm thành phố hiện tại.

- Theo dự báo Quy mô dân số tại đồ án Quy hoạch chung đã duyệt: Đến năm 2020 dân số Đà Nẵng khoảng 1,6 triệu người; trong đó dân số đô thị khoảng 1,3 triệu. Tuy nhiên, theo tình hình dân số thành phố hiện tại thì đến năm 2020 không đúng theo dự báo dân số.

* Nguyên nhân: Quy hoạch sử dụng đất thiếu chỉ tiêu kiểm soát (bao gồm hệ số sử dụng đất trung bình, chiều cao công trình và mật độ xây dựng) để đáp ứng phù hợp với dự báo về dân số và việc làm.

4.2 Lao động

Hình I.40: Lực lượng lao động thành phố Đà Nẵng

Lực lượng lao động của thành phố Đà Nẵng tăng với tốc độ nhanh hơn dân số;

trong giai đoạn 2010 – 2019 tăng bình quân 2,46%; từ 467.090 người năm 2010 lên 581.400 người năm 2019. 16

Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Đà Nẵng cao hàng đầu cả nước. Số lượng lao động có trình độ có sự chuyển biến lớn, cụ thể năm 2016 lao động công nhân kỹ thuật là 8,21%, trung học 6,1%, cao đẳng - đại học 27,4% và trình độ khác 58,29%.

Năng suất lao động hiện tại của Đà Nẵng chỉ cao gần 1,5 lần so với năng suất lao động bình quân chung của cả nước (126 triệu đồng/năm so với 84,5 triệu đồng/năm).

Cơ cấu lao động đang làm việc theo loại hình kinh tế có sự thay đổi mạnh mẽ và chuyển dịch theo hướng tăng số lượng lao động trong các ngành dịch vụ, giảm lao động trong ngành nông nghiệp theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế thành phố.

Cơ cấu các ngành Dịch vụ - Công nghiệp xây dựng – Nông nghiệp năm 2013 là 62,94% - 24,13% - 2,28% thì cơ cấu lao động là: 66,45 – 29,61 – 3,94; đến năm

16 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

71 2019 cơ cấu GRDP là: 64,35 – 22,41 – 1,88 thì cơ cấu lao động là: 68,20 – 28,48 – 3,32. Một số ngành tốc độ tăng nhanh nên nhu cầu lao động cũng tăng nhanh chóng;

cụ thể như:

- Ngành Du lịch tăng từ 21.108 lao động năm 2014 tăng lên 50.963 lao động năm 2019 (tăng 2,4 lần).

- Ngành Dịch vụ vận tải và logistics: tăng từ 17.740 lao động năm 2014 lên 25.420 lao động năm 2019 (tăng 1,43 lần).

- Ngành Công nghệ thông tin tăng từ 18.880 năm 2014 lên 35.050 lao động năm 2019 (tăng 1,86 lần).

Bảng I.7: Cơ cấu GRDP và Cơ cấu lao động trong giai đoạn 2013-2016-2019

CƠ CẤU GRDP 2013 2016 2019

- Dịch vụ % 62,94 64,15 64,35

- Công nghiệp, xây dựng % 24,13 22,95 22,41

- Thủy sản - nông - lâm % 2,28 2,08 1,88

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm % 10,65 10,82 11,36

CƠ CẤU LAO ĐỘNG

+ Dịch vụ % 66,45 67,42 68,20

+ Công nghiệp – Xây dựng % 29,61 29,09 28,48

+ Nông lâm thuỷ sản % 3,94 3,49 3,32

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(425 trang)