Môi trường đất và đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 146 - 149)

PHẦN THỨ I: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG

9. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

9.3 Môi trường đất và đa dạng sinh học

9.3.1.1 Các nguồn gây ô nhiễm và các tác động ảnh hưởng a) Phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật

Tình trạng sử dụng quá mức trong hoạt động canh tác nông nghiệp, dẫn đến suy thoái chất lượng đất và tồn dư các loại hóa chất bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến hệ sinh thái nông nghiệp.

b) Chất độc hoá học trong chiến tranh để lại

Việc xử lý dioxin ở Đà Nẵng được bộ Quốc phòng Việt Nam và Tổ chức USAID của Mỹ thực hiện. Năm 2016 đã hoàn tất: Rà phá bom mìn; thiết kế, đào xúc, vận chuyển đất và trầm tích ô nhiễm dioxin tới điểm tập kết để xử lý bằng phương pháp nhiệt hủy với tổng khối lượng đất và trầm tích khoảng 73.000 m3.

c) Các chất thải từ các hoạt động công nghiệp và khai thác tài nguyên

Các loại chất thải từ các hoạt động công nghiệp: Sản xuất xi măng, sắt thép, cơ khí, gốm sứ, sửa chữa ôtô, xe máy chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ..., khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng, nếu không có biện pháp quản lý phù hợp sẽ gây ô nhiễm, làm giảm giá trị sử dụng đất tại các khu vực vực xung quanh khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn Khánh Sơn.

9.3.1.2. Hiện trạng và xu thế a) Hiện trạng

Theo nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của thành phố Đà Nẵng, xem bảng phân bổ diện tích đất giai đoạn 2011 – 2015 (tại Phụ lục 2.9).

b) Suy thoái đất do biến đổi khí hậu và xói lở

149 Chưa có điều tra, thống kê về tình hình suy thoái đất trên địa bàn Thành phố, nhất là đất nông nghiệp, lâm nghiệp.

Các khu vực thường xuyên bị sạt lở vào mùa mưa lũ, là: Ven sông Túy Loan, Cu Đê, sông Yên, sông Vĩnh Điện và ven biển đường Nguyễn Tất Thành, đường Trường Sa, Hoàng Sa.

c) Ô nhiễm đất do hóa chất bảo vệ thực vật

Việc xử lý các bao bì, chai lọ thuốc BVTV không theo quy định của nhà sản xuất cũng là tác nhân làm ô nhiễm môi trường. Các loại bao bì, chai lọ thuốc BVTV vẫn còn dính một lượng thuốc, khi vứt bừa bãi trên đồng ruộng sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

d) Ô nhiễm môi trường đất do hoạt động công nghiệp

Hoạt động khai thác đất và đá làm nguyên liệu cho hoạt động xây dựng, không tuân thủ các hồ sơ thiết kế và môi trường. Mức độ phục hồi môi trường chậm, ảnh hưởng đến khả năng trả lại tính nguyên vẹn đối với hệ sinh thái vùng đã khai thác.

Ngoài ra, ô nhiễm do nước thải, chất thải từ các KCN và khai thác vật liệu cũng góp phần gây ô nhiễm cục bộ tại một số địa phương ở Đà Nẵng.

9.3.1.3. Dự báo và quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường đất

Theo quy hoạch, Đà Nẵng sẽ giảm diện tích đất nông nghiệp (5.717 ha), tăng diện tích đất phi nông nghiệp (7.203 ha), để phát triển hạ tầng và đất ở đô thị, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng dịch vụ - du lịch của Thành phố.

Các tác động đến môi trường đất do phát triển kinh tế xã hội là không lớn. Tuy nhiên, việc kiểm soát không chặt chẽ các nguồn thải, việc bố trí quỹ đất đến năm 2020 cho hạ tầng kỹ thuật môi trường nói chung còn thấp hoặc quá trình khai thác khoáng sản phục vụ san lấp, xây dựng nhưng chậm hoàn thổ, phục hồi môi trường,...

tác động tiêu cực đến môi trường đất, tạo sức ép lên môi trường thành phố.

9.3.2 Đa dạng sinh học a) Hiện trạng rừng

Kết quả kiểm kê cho thấy diện tích loại đất, loại rừng theo địa bàn hành chính cấp xã thuộc 05 quận, huyện của thành phố Đà Nẵng (Hòa Vang, Liên Chiểu, Sơn Trà, Cẩm Lệ và Ngũ Hành Sơn) được thống kê tại bảng Tổng hợp diện tích, trữ lượng rừng theo địa bàn hành chính (tại Phụ lục 2.10).

Độ che phủ rừng (2018) khoảng 46,66%, tăng 9,1% so với 2008, cao hơn mức bình quân cả nước (41,45%). Độ che phủ rừng và chất lượng rừng của Đà Nẵng có khả năng duy trì ở mức trên 46% do tăng diện tích rừng trồng và tăng diện tích rừng tự nhiên tái sinh phục hồi, kiểm soát tốt sự chặt phá và cháy rừng. Chất lượng rừng tự nhiên tăng: 18.998 ha rừng giàu và 8.741 ha rừng trung bình chiếm 63,4% tổng diện tích rừng tự nhiên.

Đà Nẵng có 31.081,35 ha rừng và đất rừng đặc dụng, 8.938,3 ha rừng và đất rừng phòng hộ và 17.368,85 ha rừng và đất rừng sản xuất. Trong đó có 62,8% diện tích rừng sản xuất là rừng trồng gỗ nhỏ cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy

150 và ván ép, sản lượng khai thác (2017) khoảng 53.000 m3 gỗ tròn. Diện tích rừng trồng sản xuất chủ yếu là bạch đàn, keo của các tổ chức, hộ gia đình. Từ năm 2017, thành phố khuyến khích chuyển đổi rừng gỗ nhỏ thành gỗ lớn có năng suất, chất lượng và giá trị cao, hỗ trợ vốn trong việc chọn giống, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian kéo dài chu kỳ kinh doanh gỗ nhỏ từ 4 - 5 năm lên gỗ lớn từ 9 - 10 năm.

b) Đa dạng sinh học rừng

Đa dạng thực vật rừng, rừng tự nhiên ở Đà Nẵng thuộc kiểu rừng kín, trong đó rừng mưa nhiệt đới, núi thấp, có độ dốc cao chiếm phần lớn diện tích với trạng thái rừng chủ yếu từ loại IIB đến IVA. Rừng trồng là các loại cây được trồng ở vùng đồi, ven sườn núi với các loại cây: Bạch đàn, thông, keo. Xem bảng hệ thực vật bậc cao ở Đà Nẵng (tại Phụ lục 2.11)

Thực vật rừng ở Đà Nẵng có mức độ đa dạng loài rất cao. Những họ có loài nhiều nhất là họ Đậu, họ Thầu dầu, họ Cà phê, họ Dâu tằm, họ cỏ Roi ngựa, họ Na, họ Cam quýt, họ Dẻ.

Theo đặc tính về công dụng, các loài thực vật được phân bổ ở các vùng rất đa dạng, nhưng sự phong phú đa dạng sinh học về mặt công dụng chưa được khảo sát, đánh giá thường xuyên.

Đa dạng động vật rừng, hệ động vật rừng Đà Nẵng là sự giao thoa, hài hòa giữa các loài thuộc hệ động vật Bắc Trường Sơn như: Tê tê, gà Tiền, Khỉ vàng và mang tính đặc trưng của hệ động vật Nam Trường Sơn như: Khỉ đuôi dài, Chồn dơi, Sóc vàng, Trĩ sao, Gà lôi... Tuy thành phần loài là đa dạng nhưng sự phân bố lại không đồng đều trong các lớp động vật, thể hiện tại bảng Hệ động vật ở Đà Nẵng (tại Phụ lục 2.12)

Thực vật, động vật quý hiếm, số loài quý hiếm ở khu vực Sơn Trà có 22 loài, Bà Nà - Núi Chúa: 19 loài và Sông Nam - Sông Bắc: 14 loài, trong đó khu hệ Bà Nà - Núi Chúa được coi là trung tâm của các loài quý hiếm.

c) Đa dạng sinh học biển

San hô, chất lượng các rạn san hô chỉ xếp vào mức trung bình với độ phủ của san hô cứng dao động từ 1 - 30% chiếm ưu thế và rất ít nơi có độ phủ đạt >30%.

Thảm cỏ biển, tại Vịnh Đà Nẵng có khoảng 10 ha ở phía Nam bán đảo Sơn Trà (Bãi Nồm) có độ phủ trung bình 16 - 30%, nhiều nhất ở vùng nước có độ sâu 3 - 4 m.

Cỏ biển, tại Bãi Nồm đã xác định được 3 loài cỏ biển là Halophila decipiens, Halophila ovailis và Halodule pinipolia. Trong đó loài Halophila ovalis chiếm ưu thế, có độ che phủ từ 10 - 30% tùy theo độ sâu.

Động vật biển, động vật không xương sống trên rạn san hô bao gồm: Thân mềm, giáp xác, da gai và giun. Đã xác định được 81 loài, nhóm thân mềm có số lượng loài nhiều nhất: 53 loài thuộc 36 giống và 27 họ, trong đó Ốc gai Muricidae có số lượng nhiều nhất (6 loài), họ Ốc Nón (4 loài) và nhiều họ khác (Ốc Cối, Trai ngọc…).

Nhóm giáp xác mới xác định được 4 loài, ngoài ra một số loài cua và tôm hùm. Nhóm da gai gồm 23 loài, trong đó họ Cầu gai và họ Hải sâm có số lượng loài nhiều nhất (6 loài).

151 Rong biển, đã xác định 72 loài rong thuộc 39 chi và 4 ngành, trong đó có loài rong Nâu rất phong phú. Tại các vùng nước nông ven bờ từ vùng triền đến độ sâu 5 m có các loài rong Mơ có kích thước lớn. Rong Mơ tập trung tại một số khu vực: Bãi Nhồi, bãi Đá, bãi Sạn, Mũi Nghê, đạt sinh lượng gần 2 kg/m2. Các loại rong Câu, rong Câu rễ tre, rong Đông phân bố dọc theo gành đá.

Đánh giá chung, Đà Nẵng đã hoàn thành quy hoạch 03 loại rừng với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 59.989,5 ha đến năm 2020. Tuy nhiên, hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác rừng và lâm sản trái phép ảnh hưởng nhất định đến chất lượng môi trường, đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 146 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(425 trang)