Hạ tầng xã hội

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 86 - 95)

PHẦN THỨ I: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG

7. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI

7.2 Hạ tầng xã hội

a. Điều kiện hiện tại

- Về diện tích nhà ở: Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố đạt 27,4m2/người (tại khu vực đô thị: 27,2m2/người, tại khu vực nông thôn: 28,9m2/người) cao hơn mức bình quân của cả nước là 23,5m2/người (tại khu vực đô thị: 24,9m2/người, tại khu vực nông thôn: 22,7m2/người).

- Về chất lượng nhà ở: Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố và bán kiên cố toàn thành phố đạt 99,5% (tại khu vực đô thị: 99,6%, tại khu vực nông thôn: 98,8%) cao hơn mức bình quân của cả nước là

89 93,1% (tại khu vực đô thị: 98,2%, tại khu vực nông thôn: 90,3%); tỷ lệ hộ có nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ toàn thành phố đạt 0,5% (tại khu vực đô thị: 0,4%, tại khu vực nông thôn: 1,2%) thấp hơn mức bình quân của cả nước là 6,9% (tại khu vực đô thị: 1,8%, tại khu vực nông thôn: 9,6%)

- Tại khu vực đô thị cũ, chủ yếu là nhà phố thấp tầng với diện tích xây dựng và chất lượng nhà ở không đồng nhất, đặc biệt là nhà ở trong các kiệt, hẻm; nhà chung cư có số lượng ít, quy mô nhỏ, nằm rãi rác trong các khu dân cư.

- Tại các khu đô thị mới, chủ yếu là nhà ở chia lô liền kề với diện tích xây dựng và chất lượng nhà ở khá tương đồng; nhà chung cư được quy hoạch tại các khu đất có diện tích lớn, nằm tại các trục đường chính của đô thị.

- Tại khu vực nông thôn, tập trung tại huyện Hòa Vang, chủ yếu là nhà ở độc lập với kiến trúc truyền thống xen lẫn kiến trúc hiện đại, nằm dọc theo các tuyến đường làng, đường liên thông, liên xã tạo thành các tuyến dân cư.

- Về phát triển nhà ở xã hội: Thành phố đã phê duyệt và triển khai Đề án có nhà ở cho nhân dân giai đoạn 2005÷2010, tiếp theo là Đề án xây dựng 7.000 căn hộ phục vụ Chương trình có nhà ở cho nhân dân, Đề án phát triển nhà ở công nhân các khu công nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Hiện nay, thành phố phê duyệt và triển khai Chương trình phát triển nhà ở thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Tính đến hết tháng 6/2020, thành phố đã đưa vào sử dụng hơn 13.300 căn hộ chung cư nhà ở xã hội và 1.146 phòng ký túc xá sinh viên. Việc triển khai các Đề án, Chương trình có nhà ở đã giải quyết một phần nhu cầu nhà ở cho người dân thuộc diện giải toả, chính sách, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người thu nhập thấp tại khu vực đô thị và học sinh, sinh viên; góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của thành phố trong thời gian qua.

Hình I.50: Các loại hình nhà ở hiện trạng

90 b. Vấn đề và thách thức

- Phần lớn các khu đất có tiềm năng xây dựng với hệ số sử dụng đất cao nhưng chỉ được phát triển mật độ thấp và trung bình. Xu hướng phát triển theo hệ số sử dụng đất trung bình và thấp hiện nay không bền vững về lâu dài.

- Diện tích đất ở còn lại tại khu vực trung tâm không nhiều, cần có phương án đầu tư khai thác hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Cần thực hiện di dời, cải tạo xây dựng lại các khu chung cư, tập thể xuống cấp và tái thiết đô thị một số khu vực không đảm bảo điều kiện hạ tầng, yêu cầu phòng cháy chữa cháy tại trung tâm thành phố.

- Giá bất động sản đang ở mức cao, ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận nhà ở của người dân.

- Nhu cầu nhà ở xã hội của người dân cao, công tác phát triển nhà ở xã hội chưa theo kịp nhu cầu.

c. Nguyên nhân

- Quy hoạch hiện trạng nhiều đất ở chia lô, thiếu diện tích đất để xây dựng chung cư cao tầng.

- Thiếu các định hướng về nâng cao hiệu quả hệ số sử dụng đất và quy định về chỉ tiêu kiểm soát phát triển để thúc đẩy môi trường sống phù hợp và khai thác tiềm năng phát triển khu vực.

- Người dân đã quen ở nhà ở liền kề thấp tầng, chưa quen ở nhà chung cư cao tầng.

7.2.2 Giáo dục đào tạo

Đà Nẵng là một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Mạng lưới trường, lớp được xây dựng và phát triển theo quy hoạch, kịp thời điều chỉnh, bổ sung theo hướng chuẩn hóa và xã hội hóa.

Đến đầu năm học 2019 - 2020, toàn ngành có 4 trường mẫu giáo, có 213 trường mầm non, trong đó có 143 trường ngoài công lập; có 99 trường tiểu học, trong đó có 2 trường ngoài công lập; có 60 trường THCS, trong đó có 2 trường ngoài công lập; có 32 trường THPT, trong đó có 11 trường ngoài công lập; có 3 Trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 06 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 13 trường Cao đẳng gồm 7 trường công lập và 6 trường ngoài công lập.

Hệ thống giáo dục Đại học có 17 trường, gồm 12 trường công lập và 5 trường ngoài công lập. Trong đó, Đại học Đà Nẵng có 6 trường đại học thành viên và 2 viện, khoa có đào tạo Đại học; 2 trường Đại học thuộc bộ và 4 trường tư thục. Ngoài ra, còn có 7 trường Đại học có cơ sở đặt tại thành phố Đà Nẵng.

91

Hình I.51: Mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo hiện trạng

Các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang đào tạo theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có các ngành, lĩnh vực thành phố có thế mạnh và ưu tiên phát triển trong thời gian tới như: du lịch, ngành công nghệ thông tin; ngành công nghệ cao; ngành logistics - kinh doanh quốc tế…

Bên cạnh đó, đến nay thành phố Đà Nẵng có 2 hệ thống trường quốc tế, đó là:

Hệ thống Trường Quốc tế Singapore đào tạo từ bậc mẫu giáo đến dự bị đại học, Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus (PIC) tại Đà Nẵng được thành lập vào năm 2014.

Phần lớn các khóa học tại PIC được thiết kế phù hợp với nội dung và tiêu chuẩn chất lượng của khung và sau khi hoàn tất chương trình học tại PIC, học viên sẽ có cơ hội tham gia các chương trình chuyển tiếp tại các trường học hàng đầu và được cấp những chứng chỉ được công nhận trên thế giới.

Hệ thống Trường Quốc tế Hoa Kỳ (APU) cung cấp hệ thống giáo dục từ mẫu giáo đến bậc THPT theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ và bậc đại học. Tại Đà Nẵng, trường đại học APU đào tạo 4 chuyên ngành đó là quản trị kinh doanh, du lịch, khoa học máy tính và truyền thông.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được chuẩn hóa; công tác quản lý giáo dục, cơ sở vật chất trường học được tăng cường, tạo sự chuyển biến cả về giáo dục chất lượng cao và giáo dục đại trà. Hoạt động đào tạo nghề được chú trọng, từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Đặc biệt, việc thực hiện đột phá về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đạt kết quả tích cực cả về thu hút, đào tạo và bồi dưỡng, nhất là trong khu vực công. Chất lượng giáo dục, đào tạo ngày càng được nâng lên. Hiện nay 100% xã, phường duy trì phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục

92 THCS đúng độ tuổi, 100% xã, phường đạt chuẩn phổ cập bậc trung học. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị trường học thường xuyên được đầu tư, nâng cấp, 100%

học sinh tiểu học được học 02 buổi/ngày. Nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế.

Đối với mục tiêu “không có người mù chữ trong cộng đồng” được ngành giáo dục chú trọng thực hiện. Ngành tiếp tục duy trì thành tích chống mù chữ, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi; đẩy nhanh tốc độ phổ cập giáo dục bậc trung học được 56/56 xã, phường. Từ năm 2010 đến nay, thành phố đã có 100% xã, phường đạt chuẩn xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ mù chữ vẫn còn bởi vì tình trạng tái mù và do những trường hợp riêng biệt. Theo kết quả điều tra biến động dân số 2015, vẫn còn 2,2% dân số từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, viết.

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn thiếu các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của các lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao và thiếu các chuyên gia, tư vấn hỗ trợ công tác đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

* Vấn đề và thách thức:

- Một số khu vực lân cận ở phía Nam trung tâm thành phố thiếu trường trung học để phục vụ học sinh sống trong khu vực.

- Thiếu quỹ đất dành cho giáo dục trong quy hoạch sử dụng đất.

7.2.3 Y tế và chăm sóc sức khỏe

Hình I.52: Mạng lưới các cơ sở y tế hiện trạng

93 - Số lượng bệnh viện đa khoa trên địa bàn thành phố là 13 bệnh viện, trong đó bệnh viện do Trung ương quản lý là 4 bệnh viện (Bệnh viện C, Bệnh viện C17, Bệnh viên Giao thông Vận tải 5, Bệnh viện Công an 199), thành phố quản lý là 2 bệnh viện (Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và Bệnh viện Y học Cổ truyền) và 8 bệnh viện tư nhân (Bệnh Hoàn Mỹ, Bệnh viện Nguyễn Văn Thái, Bệnh viện Vĩnh Toàn, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Phụ Nữ, Bệnh viện Tâm Trí, Bệnh viện Gia Đình và Bệnh viện Vinmec).

- Số lượng bệnh viện chuyên khoa là 9 bệnh viện, trong đó bệnh viện do Trung ương quản lý là 1 bệnh viện (Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng), thành phố quản lý là 8 bệnh viện (Bệnh viện Phụ sản Nhi, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Da Liễu, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Phổi và Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Phụ Nữ).

- Hiện nay trên địa bàn thành phố có 1 bệnh viện đa khoa quốc tế (Bệnh viện Vinmec), 3 bệnh viện có khoa quốc tế là Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Hoàn Mỹ và Bệnh viện Gia Đình.

- Số lượng nguồn nhân lực của ngành y tế: Tính đến cuối năm 2017, tổng số bác sĩ trên địa bàn thành phố là 1.824 bác sĩ, trong đó bệnh viện công có 1.504 bác sĩ chiếm 82,5% (thành phố quản lý là 1.271 bác sĩ và Trung ương, ngành quản lý là 233 bác sĩ), bác sĩ ngoài công lập là 320 bác sĩ chiếm 17,5%.

- Năm 2018, tuổi thọ trung bình của người dân tại Đà Nẵng đạt 76 tuổi, cao hơn so với 74 tuổi theo định hướng đến năm 2020.

Bảng I.12: Tiêu chuẩn cho các cơ sở y tế theo định hướng

Loại cơ sở Phân cấp Yêu cầu tối thiểu Diện tích tối thiểu Trạm y tế Khu vực 1 trạm/1.000 người 500 m2 mỗi cơ sở Phòng khám đa khoa Đô thị 1 phòng/1.000 người 3.000 m2 mỗi cơ sở Bệnh viện đa khoa Đô thị 4 giường/1.000 người 100 m2 mỗi giường Bệnh viện phụ sản Đô thị 0,5 giường/1.000 người 30 m2 mỗi giường

94 7.2.4 Văn hóa

Hình I.53: Mạng lưới cơ sở thể thao, tôn giáo, văn hóa hiện trạng

a. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

Đến nay trên địa bàn thành phố có 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 17 di tích cấp quốc gia, 55 di tích cấp thành phố22 và 40 di tích nằm trong danh mục kiểm kê.

Nghề đá mỹ nghệ Non Nước, nghệ thuật Tuồng xứ Quảng ở Đà Nẵng, lễ hội Cầu ngư đều đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các lễ hội đình làng, lễ hội cầu ngư truyền thống... tại các quận, huyện đều được duy trì và tổ chức theo định kỳ hàng năm.

Hiện nay, thành phố cũng đã đầu tư xây dựng nhiều bảo tàng lớn để phục vụ nhu cầu văn hóa cho nhân dân như: Bảo tàng Chăm, Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Mỹ thuật,…

b. Các hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp

Ở Đà Nẵng hiện tồn tại 03 cơ sở hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp là nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, nhà hát Trưng Vương, Cung văn hóa thiếu nhi Đà Nẵng.

22 Sở Văn hóa và Thể thao

95 Trong đó nhà hát Trưng Vương hiện nay đã trở thành đơn vị tổ chức sự kiện có uy tín và mang tính chuyên nghiệp cao trên địa bàn thành phố, được nhiều cơ quan, đơn vị tin tưởng, phối hợp tổ chức các sự kiện văn hóa, liên hoan nghệ thuật ca, múa, nhạc cấp quốc gia và quốc tế.

c. Thư viện

Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố là cơ sở được đầu tư hiện đại bao gồm 11 kho sách và một nguồn dữ liệu online độc lập với 25 máy được kết nối với máy chủ và hệ thống truy cập băng thông rộng với khoảng 248.558 tài liệu/82.000 tên.

Hệ thống phòng đọc của thư viện cho phép đón tiếp và phục vụ 2.500 độc giả.

Đối với các thư viện cấp quận, huyện không có trụ sở riêng mà được xây dựng hoặc bố trí một số phòng trong Trung tâm văn hóa thể thao hoặc phòng Văn hóa thể thao quận, huyện, do vậy, diện tích các thư viện còn nhỏ hẹp.

7.2.6 Công viên cây xanh

Hiện tại, có rất ít không gian xanh nằm trong khu vực đô thị. Những không gian xanh đô thị này hầu hết nằm dọc theo sông Hàn.

Phần lớn các không gian mở hiện có là các khu vực bảo tồn và rừng, cũng như những khu vực mặt nước mà người dân khó tiếp cận.

Thiếu sự kết nối tự nhiên với thành phố.

Thiếu không gian xanh trong các khu vực phát triển để góp phần vào cuộc sống của thành phố và các khu dân cư

Nguyên nhân: Diện tích đất hạn chế cho không gian xanh do áp lực đô thị hóa.

Hình I.54: Mạng lưới cây xanh, mặt nước hiện trạng

96

Bảng I.13: 11 Khu thể thao lớn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

STT Công trình Vị trí Diện tích

(m2) 1 Khu Liên hợp Thể dục thể

thao Hòa Xuân Phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ 1.295.389 2 Nhà thi đấu TDTT thành phố

Đà Nẵng

Phường Hòa Cường Bắc, quận Hải

Châu 10.482

3 Câu lạc bộ Bơi Lặn Phường Hòa Cường Bắc, quận Hải

Châu 8.871

4 Câu lạc bộ Đua thuyền Hồ Đồng Xanh Đồng Nghệ, xã

Hòa Khương, huyện Hòa Vang 30.992 5 Nhà tập võ Taekwondo Phường Hòa Cường Bắc, quận Hải

Châu 1.000

6 Sân tập golf tại Công viên Thanh Niên

Đường Cách mạng tháng 8,

phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ 26.597 7 Câu lạc bộ Phan Châu Trinh

(Thọ Nhơn)

405 Phan Châu Trinh, Phường

Bình Thuận, quận Hải Châu 1.473 8 Trung tâm Huấn luyện thể

thao quốc gia Đà Nẵng

Đường Dũng Sĩ Thanh Khê, quận Thanh Khê

9 Trung tâm Huấn luyện bóng

đá SHB Đà Nẵng Khu vực Đà Sơn, quận Liên Chiểu 200.000 10 Trung tâm Thể dục thể thao

Quốc phòng 3 Đường Duy Tân, quận Hải Châu 11 Làng thể thao Tuyên Sơn Phường Hòa Cường Bắc, quận Hải

Châu

12 Sân golf BRG Hoà Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng 13 Sân golf Bà Nà An Sơn, Hoà Ninh, Hòa Vang, Đà

Nẵng

Ngoài ra còn có các cơ sở thể thao khác do các doanh nghiệp, đoàn thể, các trường Đại học, các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn thành phố quản lý...23

Phong trào TDTT quần chúng trong thời gian qua đã phát triển sâu rộng đến mọi đối tượng, địa bàn với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đến năm 2015 có đến 30% dân số, 22% số hộ gia đình tham gia tập luyện TDTT thường xuyên; và cả thành phố hiện có trên 548 CLB TDTT đơn môn và đa môn, 100% số trường học duy trì hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên, 100% số cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

23 Sở Văn hóa và Thể thao

97 Thể thao thành tích cao của thành phố Đà Nẵng đã có những bước phát triển rõ rệt, từ đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên các môn thể thao đến cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo, huấn luyện. Số lượng huy chương đạt được từ các giải thi đấu trong nước đến các giải thi đấu quốc tế ngày càng tăng cao, đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên từng bước nâng cao được trình độ chuyên môn và có những bước phát triển mạnh cả về chất lượng và số lượng.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 86 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(425 trang)