Thông tin liên lạc

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 117 - 121)

PHẦN THỨ I: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG

8. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

8.5 Thông tin liên lạc

8.5.1 Hiện trạng bưu chính thành phố Đà Nẵng Kết quả đạt được

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có hơn 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát. Một số doanh nghiệp đã ứng dụng thương mại điện tử, tham gia vào phát hộ kết quả dịch vụ công, phát lương hưu, mở rộng phạm vi chuyển phát nhanh đến cấp xã.

Mạng bưu chính công cộng rộng khắp, bảo đảm mỗi xã có 01 điểm phục vụ; chỉ tiêu bán kính phục vụ bình quân và số dân phục vụ bình quân cao hơn bình quân cả nước và cao hơn mức quy định của Tiêu chuẩn ngành (Bán kính 600m - 800m cho dịch vụ bưu chính công ích và 1,3km - 1,5km cho dịch vụ bưu chính chuyển phát)

Mạng đường thư sử dụng xe ôtô chuyên dùng, tàu hỏa, máy bay, xe máy, .. bảo đảm chuyển phát thư, bưu phẩm theo tiêu chuẩn ngành. Mạng đường thư cho cơ quan nhà nước (bưu điện hệ I) và cho lực lượng vũ trang được tổ chức riêng, bảo đảm phục vụ công ích.

Hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 135 bưu cục, chi nhánh phục vụ bưu chính, chuyển phát.

+ Hệ thống điểm bưu điện văn hoá xã: Hiện thành phố Đà Nẵng có 11 điểm bưu điện văn hóa xã, tất cả các điểm bưu điện văn hoá xã đều được trang bị thiết bị

phục vụ cho việc hoạt động. Hoạt động chính của các điểm bưu điện văn hóa xã gồm dịch vụ bưu chính công ích, bưu chính chuyển phát và phát hành báo chí, tài chính bưu chính (dịch vụ đại lý ngân hàng, Chuyển tiền trong nước, Chuyển tiền Quốc tế, thu hộ, chi hộ, Điện hoa, Tiết kiệm bưu điện), dịch vụ an sinh xã hội (chi trả lương hưu, người có công, bảo trợ xã hội, bảo hiểm xã hội y tế tự nguyện), dịch vụ phân phối truyền thông (đại lý sim thẻ, hàng tiêu dùng, sách vở, văn phòng phẩm). Tổng doanh thu các điểm bưu điện văn hóa xã đạt 2,33 tỉ đồng trong năm 2019.

+ Phát triển hoạt động thương mại điện tử, kinh tế số, bưu chính số: Hiện tại Đà Nẵng là địa phương phát triển mạnh mẽ về thương mại điện tử, kinh tế số, và bưu chính số, sản lượng bưu chính ước tính trong năm 2019 đạt khoảng 9 triệu thư, kiện hàng. Mạng lưới chuyển phát rộng khắp địa bàn Thành phố, nhiều đơn vị liên kết với các doanh nghiệp bán lẻ (Bưu điện, Bưu chính Viettel, Giao hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm, J&T Express, Tiki Express, Lazada Express) đều có văn phòng đại điện, các điểm phục vụ, kho vận trên địa bàn thành phố. Các doanh nghiệp đều hỗ trợ người dùng tra cứu vận đơn trực tuyến.

8.5.2 Hiện trạng viễn thông thành phố Đà Nẵng a) Về hệ thống điện thoại cố định

Hệ thống chuyển mạch nội hạt hiện nay có 110 điểm chuyển mạch (tổng đài chuyển mạch nội hạt theo công nghệ ghép kênh theo thời gian TDM). Tổng số lượng luồng trung kế E1 vào khoảng 530 luồng, chủ yếu của hai nhà mạng Viettel (250 kênh) và Viễn thông Đà Nẵng (180 kênh) và 100 kênh khác.

120 Tính đến năm 2019 trên địa bàn thành phố có khoảng 55.696 thuê bao điện thoại cố định, mật độ 4,9 máy/100 dân. Theo xu hướng phát triển, số lượng thuê bao điện thoại cố định và cả doanh thu giảm dần do trên điện thoại cố định không có dịch vụ gia tăng kèm theo ngoài thoại và do tiện dụng của điện thoại di động.

b) Về thông tin di động

- Về mạng lưới thông tin di động, trên địa bàn Thành phố hiện nay có 13 tổng đài chuyển mạch điện thoại di động quản lý toàn mạng (MSC), 54 tổng đài di động cục bộ BSC, 8 tổng đài chuyển mạch dữ liệu SGSN. Các tổng đài được tổng hợp ở bảng thông tin năng lực hạ tầng chuyển mạch thông tin di động trên địa bàn Thành phố (tại Phụ lục 2.3)

- Hiện trạng mạng lưới trạm BTS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Tính đến nay trên toàn thành phố có 1.566 vị trí lắp đặt trạm BTS, được phân bố theo bảng sau:

Theo địa bàn hành chính

Bảng I.16: Mạng lưới trạm BTS theo địa bàn hành chính

Địa bàn hành chính Tổng trạm Loại 1a Loại 1b Loại 2b Trong công trình

Hải Châu 316 10 150 128 28

Cẩm Lệ 180 17 77 86 0

Sơn Trà 264 23 123 107 11

Ngũ Hành Sơn 181 28 57 82 14

Thanh Khê 200 3 112 77 8

Liên Chiểu 199 38 107 54 0

Hòa Vang 226 165 41 18 2

Tổng cộng 1566 284 667 552 63

Theo chủ sở hữu:

Thực trạng hạ tầng dùng chung

- Việc dùng chung hạ tầng trạm BTS giữa các doanh nghiệp viễn thông hiện nay còn nhiều hạn chế do phần lớn các trạm không đáp ứng nhu cầu dùng chung (như không đảm bảo về thiết kế, sức chịu lực của công trình hiện hữu). Do đó, dẫn đến việc doanh nghiệp hạn chế chia sẻ sử dụng hạ tầng đã đầu tư với doanh nghiệp khác. Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp viễn thông đã tập trung đầu tư xây dựng trạm BTS theo hướng chia sẻ, trao đổi và sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật của nhau. Tỷ lệ sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng di động nhờ đó có tăng; tuy nhiên mức độ vẫn còn khiêm tốn. Trên địa bàn Thành phố, hiện nay có khoảng 108 trạm BTS sử dụng chung, tương đương khoảng 8% trên tổng số lượng trạm BTS hiện hữu.

c) Hạ tầng viễn thông đường trục Tuyến truyền dẫn quốc tế, quốc gia

121 Trạm cáp quang cập bờ Hòa Hải là nút truyền dẫn cáp quang quốc tế quan trọng của quốc gia gồm 02 tuyến cáp SWM3 và APG. Dung lượng truyền dẫn toàn tuyến lên đến 40,3Tbps. Về mặt tuyến cáp, trạm cập bờ Hòa Hải được kết nối đến các trung tâm điều hành mạng lưới của VNPT tại Công ty VNPT-Net ở Khu công nghiệp Đà Nẵng, Trung tâm dịch vụ Vinaphone tại 04 Nguyễn Văn Linh, tại Tòa nhà của Viễn thông Đà Nẵng tại 344 đường 2 Tháng 9.

Tuyến truyền dẫn trục Bắc – Nam của VNPT dọc theo Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh. Lưu lượng truyền dẫn hiện nay đạt 2000Gbps (gồm 3 hệ thống backbone khác nhau Alcatel 330G, Ciena 240G, Ciena 120G). Hiện tuyến trục Bắc – Nam kết nối với tuyến quang cập bờ quốc tế thông qua 03 nút mạng đã kể bên trên theo dọc tuyến đường từ Hầm Hải Vân - dọc Nguyễn Tất Thành; và tuyến từ đường Hồ Chí Minh - dọc Quốc lộ 14B.

Tuyến truyền dẫn trục Bắc – Nam của Viettel gồm 03 tuyến cáp trục chính (tuyến 1C, 1D và 2B) tạo thành vòng ring bảo vệ cho ba khu vực Bắc, Trung và Nam.

Dung lượng tuyến trục này là 4000Gbps, kết nối đến 3 nút mạng chuyển mạch tại thành phố Đà Nẵng gồm Nút - 27 Nguyễn Thành Hãn, Nút – KCN Liên Chiểu, Nút – Trạm cập bờ Hòa Hải.

Các nút mạng này là rất quan trọng đối với an ninh quốc gia. Vì vậy các tuyến cáp kết nối đến các nút mạng này có vai trò rất quan trọng. Mặc dù vậy, hiện nay các đơn vị thi công và người dân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của hệ thống truyền dẫn. Do đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ thi công gây ra sự cố đứt cáp. Trừ nút mạng trạm cập bờ Hòa Hải, các nút mạng quan trọng đã đề cập hiện chưa đưa vào danh mục công trình an ninh quốc gia để bảo vệ mục tiêu.

Vấn đề bảo đảm điện cho hoạt động của nút mạng tại khu công nghiệp Đà Nẵng còn nhiều vướng mắc. Nút mạng An Đồn được cấp nguồn điện AC hạ từ trạm biến áp S4 (bao gồm 02 máy biến áp loại 2MBA/máy) của Công ty TNHH Masda Land với dòng yêu cầu đấu nối 2400A. Điện cung cấp cho Trung tâm mạng lưới VNPT miền Trung hiện đang áp dụng biện pháp chia tải ở 2 biến áp mới đáp ứng yêu cầu. Khi có sự cố ở một biến áp thì không còn đủ năng lực cấp điện lưới đủ công suất cho nút mạng An Đồn.

Tổng số các đơn vị có hạ tầng cáp viễn thông trên địa bàn Thành phố hiện có 13 đơn vị gồm các nhà mạng viễn thông như VNPT, Viettel, FPT-Telecom, CMC, MobiFone, SPT, SCTV, HTC, PITC, các đơn vị của quân đội như Lữ đoàn 572, 575, Công an thành phố, Bộ Công an.

Hệ thống cáp trục viễn thông đã được quang hóa gần như toàn bộ. Hiện trạng mạng truyền dẫn trên địa bàn thành phố có khoảng 3400 km cáp viễn thông (do doanh nghiệp đầu tư). Trong đó, lượng cáp đi treo trên các cột điện lực, cột viễn thông khoảng 3000km.

d) Hệ thống mạng truy nhập Internet, truyền hình cáp

Hệ thống mạng truy nhập Internet và cung cấp tín hiệu truyền hình cáp hiện nay hầu hết (khoảng 90%) là cáp quang FTTH đến tận thuê bao. Duy chỉ còn đơn vị

truyền hình VTV cab (Truyền hình cáp Sông Thu trước đây) vẫn còn hệ thống truyền

122 dẫn cáp thuê bao đồng trục để truyền dẫn tín hiệu tương tự (các tuyến đã có trước đây). Tổng số cổng phân phối FTTH trên địa bàn Thành phố khoảng 450.000 cổng (tương ứng có thể phát triển cho 450.000 thuê bao Internet), chủ yếu của các nhà mạng như Viettel, VNPT, FPT, SCTV.

Hiện nay, trên địa bàn Đà Nẵng đã chuyển hoàn toàn qua Internet băng rộng và đến cấp thôn, tổ dân phố. Internet ADSL giảm dần; Internet cáp quang (cáp quang đến tận nhà/cơ quan FTTx và thuê kênh riêng Leased line), 4G phát triển nhanh, mạnh.

Trên địa bàn Thành phố có nhiều đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ Internet như: VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telcom, SCTV (Internet có dây);

Vinaphone, Mobifone, Viettel, Vietnamobile (Internet 3G).

Tính đến hết năm 2019: trên địa bàn thành phố có tổng số 1.332.507 thuê bao truy cập dịch vụ Internet, trong đó: có 245.059 thuê bao Internet cố định và 1.087.448 thuê bao Internet di động.

e) Mạng Camera công cộng thành phố:

- Hiện tại trên các khu vực trung tâm thành phố, trên các các tuyến phố chính, tuyến phố, các kiệt hẻm đã được lắp đặt hệ thống Camera đáp ứng được yêu cầu đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông, đảm bảo văn minh đô thị.

- Bên cạnh các dự án lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh của Công an thành phố, hệ thống camera điều khiển đèn tín hiệu Sở Giao thông vận tải, Hệ thống camera giám sát của các sở Văn hóa – Thể thao, Du lịch, Hệ thống camera xử lý giao thông đường tránh Nam Hải Vân, hệ thống camera xử lý giao thông của Sở Giao thông vận tải còn có hệ thống Camera tại các kiệt hẻm, các tổ dân phố, nhà riêng, trung tâm thương mại do địa phương cùng người dân lắp đặt.

f) Hạ tầng phát thanh truyền hình

Về hạ tầng truyền hình số mặt đất gồm các hệ thống được tổng hợp trong bảng thông tin về năng lực hạ tầng phát sóng truyền hình mặt đất (tại Phụ lục 2.4)

Thành phố Đà Nẵng cũng là các đài phát thanh Trung ương đặt hạ tầng phát sóng truyền thanh. Về hạ tầng Đài phát thanh VOV hiện có hai trạm phát sóng gồm trạm phát AM tại thôn Tây An, xã Hòa Châu và đài phát FM tại đỉnh núi Sơn Trà.

Xem bảng thông tin về năng lực hệ thống phát thanh (tại Phụ lục 2.5).

Về cơ bản, hạ tầng phát sóng bảo đảm 95% vùng phủ sóng cần thiết. Vùng lõm sóng hiện nay chỉ còn hai thôn Tà Lang và Giàn Bí, thuộc xã Hòa Bắc.

- Hệ thống Truyền thanh cơ sở: Hiện trạng tại các quận: Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, huyện Hòa Vang đã có hệ thống truyền thanh cơ sở. Hệ thống truyền thanh cơ sở tại các phường, xã của các quận, huyện đã được đầu tư lắp đặt từ lâu, sử dụng công nghệ FM để truyền tin đến các cụm loa phường, xã, quận, huyện.

Bằng tần số hoạt động gồm 2 dải tần số: Băng tần thấp, từ 54 MHz đến 68MHz.

Băng tần số cao, từ 87MHz đến 108MHz.

g) Hiện trạng truyền hình thành phố Đà Nẵng Kết quả đạt được

123 Hiện nay, trên địa bàn Đà Nẵng có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền như VNPT (truyền hình IPTV, có tên là MyTV), Viettel (IPTV), FPT Telecom (IPTV), Sông Thu (truyền hình cáp), SCTV (truyền hình cáp); VTV (truyền hình vô tuyến), K+ (truyền hình vệ tinh), VTC (truyền hình vệ tinh), MobiTV (truyền hình vệ tinh); với nhiều kênh chương trình trong nước và quốc tế, công nghệ SD, HD, .. bảo đảm cho nhu cầu sử dụng của người dân.

Đến nay Đà Nẵng cũng đã triển khai chuyển đổi hoàn toàn truyền hình mặt đất tương tự sang truyền số mặt đất để người dân thu, xem truyền hình số mặt đất chất lượng hơn, nhiều kênh hơn. Song song với đó, Đà Nẵng cũng có chính sách hỗ trợ đầu thu cho hộ nghèo để bảo đảm đảm thu xem các kênh chương trình kinh tế- chính trị, xã hội của Quốc gia.

h) Hạ tầng công nghệ thông tin của thành phố Đà Nẵng

- Trung tâm dữ liệu: Sử dụng công nghệ điện toán đám mây, có khoảng 300 máy chủ ảo, dung lượng 150TB; đưa vào sử dụng năm 2013; phục vụ cho các mục đích: lưu trữ, cài đặt nền tảng chính quyền điện tử, các phần mềm, ứng dụng, CSDL dùng chung,… Trung tâm dữ liệu được trang bị hệ thống bảo đảm ATTT như tường lửa, thiết bị IDS/IPS,...

- Mạng đô thị thành phố (mạng MAN): Có tổng chiều dài trên 320km, kết nối 95 cơ quan sở, ban, ngành; quận, huyện, xã, phường; kết nối các cơ quan Đảng qua đầu mối Văn phòng thành ủy, kết nối Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố, một số cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn (Công an thành phố); các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công. Mạng MAN có 14 vòng (RING) cáp quang; băng thông kết nối nối mạng cho từng cơ quan từ 1.000 Mbps đến 20.000Mbps; bảo đảm cho các cơ quan kết nối, sử dụng phần mềm, ứng dụng dùng chung trên Trung tâm dữ liệu và kết nối ra Internet ngoài qua cổng Internet tập trung.

- Mạng Internet không dây: Bao gồm 430 điểm thu phát sóng (AP) chuyên dụng;

phủ sóng các khu vực chức năng quan trọng trong khu vực trung tâm Thành phố, các khu vực công cộng, tại Trung tâm hành chính thành phố và tất cả UBND quận, huyện, phường, xã;... nhằm tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp và cán bộ công chức sử dụng dễ dàng sử dụng dịch vụ công và tiếp cận thông tin của Thành phố.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(425 trang)