Môi trường không khí và tiếng ồn

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 141 - 146)

PHẦN THỨ I: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG

9. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

9.2 Môi trường không khí và tiếng ồn

9.2.1.1. Nguồn gây ô nhiễm, các tác động và ảnh hưởng

Tại các khu vực đô thị, các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là do hoạt động giao thông, hoạt động xây dựng và ô nhiễm mùi từ các hồ ô nhiễm và kênh mương thoát nước.

a) Nguồn thải từ hoạt động giao thông

Các nút giao thông trọng điểm, hoạt động giao thông là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất, trong đó đáng kể đến là bụi cuốn lên từ mặt đường, tiếng ồn và sự phát thải các khí CO, SO2, NOx, VOCs ,bụi PM10, … Lượng thải các khí ô nhiễm tăng lên hàng năm cùng với sự gia tăng số lượng và mật độ.

Lưu lượng xe bình quân trên quốc lộ 1A là 40.770 XCQĐ/ngày, quốc lộ 14B:

30.000 lượt quy đổi/ngày và một số địa điểm trong khu vực nội thị: Ngã tư đường Lê Duẩn - cầu Sông Hàn, Nguyễn Văn Linh - cầu Rồng, Nguyễn Chí Thanh - Lê Duẩn... thường xuyên bị kẹt xe vào những giờ cao điểm.

Từ cuối năm 2014, xăng E5 RON 92 bắt đầu sử dụng, thay thế các loại xăng Mogas 92, Mogas 95. Đây là giải pháp góp phần giảm ô nhiễm môi trường đối với khí thải CO2, SO2, SO3, khói, bụi trong giao thông.

Hình I.74: Định vị các vị trí quan trắc chất lượng nước biển (2016-2018)

144 Tiếng ồn do hoạt động vận tải đường bộ, hàng không, đường sắt ở Đà Nẵng là vấn đề cần quan tâm. Diện tích sân bay quốc tế Đà Nẵng là 1.100 ha, có 02 đường băng cất, hạ cánh dài 3.500m và 3.045m, rộng 45m. Mặc dù có vành đai an toàn, nhưng do nằm ngay trong trung tâm, nên mức ồn khá cao, ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt của người dân sống ở khu vực xung quanh.

b) Nguồn thải từ hoạt động xây dựng

Hoạt động xây dựng làm phát sinh bụi và tiếng ồn khá lớn do việc tháo dỡ công trình, vận chuyển đất đá và vật liệu xây dựng diễn ra liên tục. So với giai đoạn trước năm 2015, ô nhiễm khói, bụi và tiếng ồn do vận chuyển vật liệu xây dựng đã được cải thiện rất đáng kể. Ngoài ra, một số hoạt động xây dựng như: sửa chữa, cải tạo và nâng cấp công trình hạ tầng và giao thông,... cũng gây ô nhiễm bụi, tiếng ồn cục bộ tại một số khu vực nội thành.

c) Các nguồn thải khác

Tại các khu dân cư, tình trạng ô nhiễm bụi còn xảy ra cục bộ. Nguồn thải chủ yếu do tình trạng vệ sinh mặt đường chưa tốt. Khu vực gần các sông, hồ trong nội thành, như: sông Phú Lộc, hồ Phần Lăng, kênh hở Khuê Trung, hồ 2 ha, Âu thuyền - Cảng cá Thọ Quang,... tình trạng ô nhiễm mùi do nước hồ bị ô nhiễm vào những thời điểm nắng nóng của mùa khô, ảnh hưởng đến chất lượng MTKK khu vực xung quanh.

9.2.1.2. Hiện trạng và xu thế

Có 39 điểm quan trắc thụ động chất lượng MTKK trong khu vực đô thị của 7 quận huyện, gồm 38 vị trí là điểm tác động (mật độ giao thông cao, gần khu thương mại…) và 01 vị trí quan trắc nền (chùa Linh Ứng). Các thông số quan trắc: Bụi tổng số (TSP), bụi lơ lửng (PM10), Nito dioxit (NO2), lưu huỳnh dioxit (SO2) và ôzôn (O3).

Nhìn chung, giai đoạn 2016-2018, chưa xảy ra tình trạng ô nhiễm NO2, SO2 và O3 tại các vị trí quan trắc, các thông số này đều cho kết quả đo thấp hơn QCVN 05- 2013. Các thông số bụi tổng số (TSP) và bụi lơ lửng (PM10) cao, đặc biệt có bụi TSP cao hơn QCVN. Năm 2018 có 4 điểm có bụi TSP cao hơn QCVN, tăng thêm 3 điểm so với đợt quan trắc trong năm 2017. 04 điểm gồm: K9 (201,43 g/m3) ngã tư Phước Tường (so với năm 2017 là 162,98 g/m3), K40 (203,91 g/m3) ngã tư CMT8 - Ông Ích Đường (so với năm 2017 là 64,62 g/m3), K44 (247,06 g/m3) đường Lê Trọng Tấn (so với năm 2017 là 250,26 g/m3), và K52 (208,70 g/m3) nghĩa trang Hòa Khương (so với năm 2017 là 153,39 g/m3). Các điểm này thường có nhiều xe tải chở đất đá, vật liệu qua lại, ảnh hưởng của việc khai thác đá như K44.

Đặc biệt tại Ngã tư CMT8 - Ông Ích Đường có mật độ giao thông rất cao. Diễn biến ô nhiễm bụi không có xu hướng giảm trong 3 năm qua.

145

Hình I.75: Vị trí 39 điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí ở Đà Nẵng

Hình I.76: Hàm lượng bụi TSP khu vực đô thị (2017-2018)

9.2.2. Các khu công nghiệp

9.2.2.1. Nguồn gây ô nhiễm và các tác động, ảnh hưởng

Hoạt động sản xuất công nghiệp với nhiều loại hình khác nhau được đánh giá là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đáng kể tại Việt Nam và Đà Nẵng. Các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ quá trình khai thác và cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, khí thải từ các công đoạn sản xuất như đốt nhiên liệu hóa thạch, khí thải lò hơi, hóa chất bay hơi,…

Tổng số cơ sở đang hoạt động trong 06 KCN và 01 CCN là khoảng 381 cơ sở, riêng 02 KCN Hòa Khánh và Liên Chiểu, số các cơ sở đang hoạt động là 222 cơ sở, với các loại hình: Giấy, cơ khí, thực phẩm, vật liệu xây dựng. Đây là các nhóm ngành

146 gây ô nhiễm môi trường không khí. Ngoài ra, có 02 cơ sở sản xuất sắt thép tại CCN Thanh Vinh mở rộng, đây cũng là nguồn phát sinh lượng lớn khí thải và bụi.

Các chất thải ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động công nghiệp là: Bụi (đặc biệt là bụi kim loại), khí thải công nghiệp (CO, NO2, SO2, VOC, TSP,…) và mùi từ hoạt động chế biến thủy sản.

Các khí thải ô nhiễm phát sinh từ lĩnh vực công nghiệp chủ yếu do quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch (than và dầu các loại). Với chất lượng nhiên liệu chất lượng thấp, hàm lượng lưu huỳnh cao, cùng với hệ thống xử lý bụi và khí thải hoạt động không ổn định,.. dẫn đến phát sinh các chất khí gây ô nhiễm.

KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu và CCN Thanh Vinh mở rộng, có 25 cơ sở luyện thép. Trong quá trình sản xuất phát sinh một lượng lớn CO, bụi, SO2 và NO2 ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân ở khu vực xung quanh.

KCN DVTS Đà Nẵng là khu có chế biến các sản phẩm thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. Vì vậy, mùi hôi phát sinh từ sản xuất, bảo quản nguyên liệu, sản phẩm và từ HTXL nước thải, gây ô nhiễm MTKK, ảnh hưởng đến khu vực xung quanh và các hoạt động du lịch.

Ngoài ra, hiện Đà Nẵng có khoảng gần 5.000 cơ sở công nghiệp (chủ yếu là hộ cá thể) đang hoạt động trong khu dân cư, đặc biệt trong nội thành. Trong đó, các loại hình sản xuất, như: gia công cơ khí gò hàn, gỗ, sơ chế thủy sản... chất ô nhiễm chủ yếu là bụi, tiếng ồn, mùi gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

9.2.2.2. Hiện trạng và xu thế

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 13 vị trí quan trắc môi trường không khí tại khu vực công nghiệp, khai thác đá. Theo kết quả quan trắc cho thấy, chưa xảy ra tình trạng ô nhiễm NO2, SO2 trong thời gian qua. Hàm lượng NO2, SO2 trung bình năm dao động từ 0,01 ÷ 0,06 mg/m3 nằm trong giới hạn cho phép.

Bụi TSP, kết quả quan trắc cho thấy, hàm lượng bụi ở các khu vực CN dao động từ 0,15÷0,30 mg/m3, vượt quy chuẩn gần 1,5 lần. Các điểm vượt: K48 (286,26 g/m3) đường vào mỏ đá Hòa Nhơn (so với năm 2017 là 239,87 g/m3), K47 (213,58 g/m3) trước Công ty Xi măng Cosevco 19 (so với năm 2017 là 157,82

g/m3)

147

Hình I.77: Vị trí 13 điểm quan trắc môi trường không khí trong khu công nghiệp

Hình I.78: Hàm lượng bụi TSP khu vực công nghiệp (2017-2018)

9.2.3. Nông thôn và làng nghề

a) Nguồn gây ô nhiễm và các tác động, ảnh hưởng

Hoạt động chăn nuôi ở Đà Nẵng có hai loại hình: Trang trại và hộ gia đình ở vùng ven và huyện Hòa Vang. Chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình là nguồn gây ô nhiễm khó kiểm soát đối với môi trường không khí khu vực xung quanh. Các loại khí ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi: CO2, CH4, NOx và các khí khác: H2S, NH3,…

Huyện Hòa Vang có 11/11 xã có chăn nuôi quy mô hộ gia đình. Theo thống kê, năm 2013 Đà Nẵng có 799.530 vật nuôi: gia cầm (89%), lợn (9%), bò (1,7%), trâu (0,24%), ở Hòa Vang, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn. Trong số 100 hộ nuôi gia súc, gia cầm, chỉ có 50 hộ có sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải, còn lại đào hố chôn lấp.

148 Một nguồn phát sinh bụi đáng kể làng đá mỹ nghệ Non Nước. Hoạt động vận chuyển và sản xuất các sản phẩm từ đá đã phát sinh bụi, đặc biệt bụi TSP rất cao.

b) Hiện trạng và xu thế

Về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, Đà Nẵng có 01 cơ sở giết mổ gia súc quy mô lớn. Công suất: 700 - 1000 con heo/ngày, bò: 30 - 40 con/ngày, gà: 700 - 900 con/ngày. Việc quản lý chất thải, nước thải nếu không được cải thiện sẽ tiếp tục gây ô nhiễm đến khu vực xung quanh.

Vấn đề ô nhiễm bụi tại làng nghề đá Non Nước sẽ được cải thiện đáng kể, khi thành phố triển khai quy hoạch lại các xưởng sản xuất, chế tác.

Kết luận chung

Trong khu vực đô thị, năm 2017-2018 không có ô nhiễm O3, NO2 và SO2 tại 38 vị trí quan trắc. Riêng hàm lượng bụi tổng số (TSP) ở một số vị trí vượt quy chuẩn cho phép rất cao và có xu hướng gia tăng theo thời gian.

Các vị trí quan trắc tại các khu công nghiệp, khai thác đá và làng nghề Non Nước có hàm lượng bụi cao. Tại làng nghề Non Nước, bụi TSP vượt quy chuẩn đến 2 lần.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 141 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(425 trang)