Tình hình thực hiện theo đồ án Quy hoạch chung đã phê duyệt

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 165 - 170)

PHẦN THỨ I: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG

10. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHUNG ĐÃ PHÊ DUYỆT

10.2 Tình hình thực hiện theo đồ án Quy hoạch chung đã phê duyệt

Bảng I.20: Bảng so sánh kết quả thực hiện theo quy hoạch chung 2013 với hiện trạng sử dụng đất của thành phố

STT Loại đất Quy hoạch 2020 Hiện trạng

Diện tích (Ha)

Chỉ tiêu (m2/ng)

Diện tích (Ha)

Chỉ tiêu (m2/ng)

A Đất dân dụng 8.659 63 8.191 72,21

1 Đất đơn vị ở hoặc đất ở

1.1 Đất ở (2013) 5.002 36 - -

1.2 Đất đơn vị ở - - 7.686 67,76

168 2 Đất công trình công

cộng đô thị

2.1 Đất công trình công cộng (2013)

621 4,5 - - 2.2 Đất dịch vụ - công cộng

cấp đô thị

- - 175 1,54

2.3 Đất trường THPT - - 43 0,38

3 Đất cây xanh đô thị

3.1 Đất cây xanh sử dụng công cộng cấp đô thị

- - 287 2,53

3.2 Đất cây xanh TDTT (2013)

897 6,5 - -

4 Đất hạ tầng kỹ thuật

4.1 Đất giao thông đô thị 2.139 16 - -

4.2 Công trình hạ tầng đầu mối

- - - -

B Đất ngoài khu dân dụng

11.351 82 10.205 89,97

1 Đất trung tâm chuyên ngành

2.403 17 - -

2 Đất kho tàng - - 185 1,63

3 Đất công nghiệp 1.685 12 2.588 22,82

4 Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật (Giao thông, HTKT)

- - 1.676 14,78

5 Đất giao thông đối ngoại 1.578 11 - -

6 Đất cây xanh - - 68 0,6

7 Đất trung tâm nghiên cứu, đào tạo

- - 279 2,46

8 Đất cơ quan - - 33 0,29

9 Đất trung tâm y tế - - 69 0,61

10 Đất di tích lịch sử tôn giáo

149 1,1 83 0,73

11 Đất du lịch dịch vụ 3.086 22,4 1.325 11,68

12 Đất an ninh, quốc phòng 127 0,9 2.392 21,09

13 Đất nghĩa trang 617 4 853 7,52

169 14 Đất khác (kỹ thuật, cây

xanh cách ly, bãi thải, xử lý chất thải, mặt nước)

1.706 12 - -

C Đất khác 108.533 79.592

1 Đất ở làng xóm - - 4.331

2 Đất nông nghiệp 4.133 6.879

3 Đất lâm nghiệp 57.196 63.948

4 Đất quốc phòng 1.929 -

5 Đất chưa sử dụng 507 1.203

6 Đất mặt nước - 3.231

7 Đất khác (bãi bồi, hải đảo, bảo tồn thiên nhiên)

44.768 -

Tổng đất xây dựng đô thị (A+B)

20.010 145 18.396 162,18

Tổng đất tự nhiên chưa kể huyện Hoàng Sa)

- 97.988

Huyện Hoàng Sa - 30.500

Tổng công đất tự nhiên (A + B + C)

128.543 128.488

- Theo Quy hoạch chung đã phê duyệt, đến năm 2020, đất xây dựng đô thị

khoảng 20.010 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 8.659 ha. Đến thời điểm hiện nay, quy mô đô thị gần đạt dự báo với việc phát triển hơn 18.396 ha đất xây dựng đô thị

và 8.191 ha đất dân dụng. Trong đó, đất ở đô thị (được hiểu là đất đơn vị ở) định hướng 5.002 ha, hiện tại đã phát triển 7.686 ha (vượt dự báo 2.684 ha). Đất công trình dịch vụ - công cộng hiện tại khoảng 598 ha (bao gồm đất dịch vụ - công cộng cấp đô thị, y tế, giáo dục, cơ quan), gần bằng với định hướng (621 ha). Đất cây xanh sử dụng công cộng cấp đô thị hiện tại 287 ha, đất cây xanh chuyên đề 68 ha, đất cây xanh cách ly 106 ha, thấp hơn so với định hướng (835 ha bao gồm cả đất TDTT và không thể hiện trên bản vẽ). Việc phát triển đô thị trong thời gian vừa qua tập trung chính ở đất đơn vị ở (trung bình 67,76 m2/người, vượt so với Quy chuẩn 01:2008–

không lớn hơn 50 m2/người), trong khi các loại đất hạ tầng xã hội phát triển chưa đồng bộ dẫn đến không đạt chỉ tiêu, trong đó đất cây xanh sử dụng công cộng cấp đô thị (chỉ đạt được 2,53 m2/người so với Quy chuẩn tối thiểu 6 m2/người).

- Trong thời gian qua, Thành phố đã đầu tư hoàn thiện các dự án tái định cư nhằm giải quyết cơ bản vấn đề an sinh cho các hộ dân giải tỏa các dự án trọng điểm với tổng diện tích hàng trăm héc-ta, tương ứng với hàng nghìn hộ tái định cư. Tiếp tục hình thành các khu đô thị mới, các khu nhà ở công nhân (như khu Đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân - 437 ha, khu Biệt thự sinh thái - Công viên văn hóa làng quê và Quần thể du lịch sông nước - 350 ha, khu đô thị Golden Hills- 237 ha, khu đô

170 thị Thủy Tú- 59 ha, Khu nhà ở công nhân và khu đô thị liền kề khu công nghiệp Hòa Khánh - 77 ha, v.v...)

- Tiếp tục lập và thực hiện quy hoạch chi tiết nhằm khai thác hiệu quả các khu vực du lịch trọng điểm như tuyến ven biển Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa, tuyến ven sông Bạch Đằng – Trần Hưng Đạo.

- Tiếp tục di dời cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực trung tâm song song với việc hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung. Thành phố cũng đang tập trung triển khai xây dựng khu Công nghệ cao với diện tích 1.129 ha và xây dựng hạ tầng khu Công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng với diện tích 341 ha.

Việc phát triển đô thị của thành phố Đà Nẵng không đồng bộ là vì tốc độ phát triển cao của thành phố trong những năm vừa qua. Việc tốc độ phát triển đô thị cao, chưa đồng bộ, một số dự báo phát triển không còn phù hợp là những nguyên nhân bức thiết để điều chỉnh đồ án quy hoạch chung để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

10.2.2 Về hạ tầng xã hội và các công trình dự án ưu tiên đầu tư

Thành phố đã ưu tiên nguồn lực trong việc cải tạo và xây dựng mới nhiều công trình văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao trọng điểm như Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, Cung văn hóa thiếu nhi, Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Thư viện Khoa học tổng hợp, Khu liên hợp thể dục thể thao Hòa Xuân 20.000 chỗ ngồi, Trung tâm Huấn luyện và đào tạo vận động viên, Bệnh viện C Đà Nẵng, Trung tâm cấp cứu và phòng chống thảm họa). Tuy nhiên, vẫn còn một số thiết chế văn hóa chưa được đầu tư, tiến độ triển khai thi công còn chậm như: Trung tâm văn hóa Thành phố, Công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn, một số thiết chế văn hóa thể thao,…

10.2.3 Về phát triển hạ tầng giao thông

Về đường bộ: Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tiếp tục được tập trung đầu tư, hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại được kết nối hiệu quả. Trong giai đoạn vừa qua, Thành phố đã tập trung đầu tư và hoàn thành đúng tiến độ nhiều công trình kết cấu hạ tầng giao thông có quy mô lớn, kết nối hiệu quả với các trục quốc lộ, mở rộng không gian đô thị. Bên cạnh đó hệ thống giao thông nội thị cũng được tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp. Đến nay trên địa bàn Thành phố có 1.131,96 km đường (trong đó có 826,3 km đường đô thị) và 42 cầu (>25m) có tổng chiều dài 11.086m.

- Nhiều công trình trọng điểm đã triển khai, đưa vào vận hành, một số nút giao thông được cải tạo nhằm giảm thiểu ùn tắc tại các khu vực trung tâm (như: Nút giao thông khác mức Ngã ba Huế, Trục I Tây Bắc, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường Nguyễn Tất Thành nối dài, đường Hoàng Văn Thái nối dài, đường Võ Chí Công, đường vành đai phía Nam và nút giao Nguyễn Tri Phương - Điện Biên Phủ - Lê Độ, hầm chui tại nút giao phía Tây cầu sông Hàn. Trong thời gian tới, tiếp tục triển khai các công trình giao thông trọng điểm như: Đường Hồ Chí Minh, đường vành đai phía Nam - giai đoạn 2, đường vành đai phía Tây, mở rộng hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, v.v… hầm chui tại các nút giao phía Tây cầu Trần Thị Lý và cầu Rồng đang được nghiên cứu và đầu tư)

171 Về đường sắt: Thành phố đang tích cực làm việc với Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á nghiên cứu khả thi, sớm khởi động dự án di dời Ga đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố, xây dựng Ga đường sắt mới và tái phát triển đô thị tại khu vực ga cũ.

Về đường hàng không: Phối hợp Bộ Giao thông vận tải đầu tư xây dựng mới và đưa vào sử dụng Nhà ga hàng không quốc tế với công suất tiếp nhận 4 triệu lượt khách/năm, đạt quy mô đạt mức tương đương 6 triệu lượt khách/năm.

Về đường thủy: Đà Nẵng hiện là cảng biển lớn nhất khu vực miền Trung, trong đó riêng cảng Tiên Sa có diện tích 30ha với 1.700m cầu bến, đáp ứng năng lực vận chuyển hàng hóa 12 triệu tấn/năm. Cảng Đà Nẵng cùng với thành phố đã hoàn thành việc chuyển đổi công năng cảng sông Hàn trở thành cảng phục vụ du lịch. Hoàn thành và đưa vào khai thác dự án Đầu tư một số hạng mục tại cầu 3-cảng Tiên Sa tiếp nhận tàu khách đến 150.000GT (bước1) năm 2016. Hiện tại, cảng Đà Nẵng đang phối hợp cùng thành phố thực hiện bước 2 của dự án này.

Ngoài ra, quy hoạch chi tiết Phát triển hệ thống giao thông vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố đã được phê duyệt (tại Quyết định số 6651/QĐ-UBND ngày 29/10/2016 của UBND thành phố) gồm 38 điểm quy hoạch cầu tàu và bến du thuyền. Việc phối hợp với tỉnh Quảng Nam nhằm khơi thông sông Cổ Cò, phục vụ du lịch đường thuỷ kết nối giữa Đà Nẵng và Hội An đang được tích cực triển khai.

Về hệ thống giao thông công cộng và bến bãi đỗ xe: Hệ thống xe buýt và xe buýt nhanh BRT thuộc dự án Phát triển bền vững thành phố dự kiến hoàn thành năm 2018. Quy hoạch điều chỉnh hệ thống giao thông tĩnh thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được phê duyệt.

10.2.4 Về hạ tầng đô thị và các tiện ích khác

Các khu dân cư mới và các khu tái định cư hầu hết đã được đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy hoạch. Bên cạnh đó, dự án đầu tư Cơ sở hạ tầng ưu tiên cũng đã đầu tư, nâng cấp nhiều khu thu nhập thấp với cơ sở hạ tầng đồng bộ.

Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Có nhà ở” và Đề án “7.000 căn hộ dành cho người thu nhập thấp” thuộc Chương trình xây dựng nhà ở, thành phố đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hơn 198 khối nhà chung cư nhà ở xã hội với 11.325 căn hộ, góp phần tạo quỹ nhà ở lớn với các loại hình khác nhau để bố trí cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, thu nhập thấp, tái định cư và sinh viên các trường trên địa bàn.

Cùng với sự đầu tư phát triển hệ thống giao thông, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị và các tiện ích khác như cấp điện, cấp nước, hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nước thải, hệ thống chiếu sáng, phát triển cây xanh công cộng, cảnh quan,... đã được tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Điển hình như:

+ Hệ thống cấp điện: Thành phố đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngành điện đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp lưới điện, từng bước hoàn thiện hạ tầng điện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Từng bước ngầm hóa lưới điện trong một số khu vực nội thị và trên các tuyến đường du lịch.

172 + Hệ thống cấp nước: Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch khoảng trên 95%, tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 88%. Thành phố đã hoàn thành các dự án cải tạo, phục hồi cụm dây chuyền xử lý cũ của Nhà máy nước Cầu Đỏ, công suất đạt 230.000m3/ngày.đêm. Hoàn thành xây dựng Nhà máy nước Hòa Trung với công suất giai đoạn 1 là 10.000m3/ngày và đã đi vào hoạt động. Đang triển khai dự án xây dựng nhà máy nước Hòa Liên với công suất dự kiến giai đoạn 1 là 120.000m3/ngày.đêm.

+ Về thu gom, thoát nước thải: Thành phố đã tập trung ưu tiên đầu tư mở rộng phạm vi thu gom nước thải, tập trung xử lý các điểm ngập úng, thoát nước tại các khu dân cư, khu công nghiệp. Đến nay đã có 5/6 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, tỷ lệ đấu nối nước thải tại các khu công nghiệp đạt 98% và trên 80% nước thải công nghiệp đã được thu gom, xử lý. Hệ thống thoát nước Thành phố chủ yếu là hệ thống thoát nước chung cho nước mưa và nước thải, tổng chiều dài khoảng 963km và được từng bước xây dựng trong nhiều giai đoạn, thu gom toàn bộ nước thải vào tuyến cống chung đưa về 05 Trạm xử lý nước thải tập trung. Ở các khu vực thí điểm, tỷ lệ đấu nối nước thải của các hộ gia đình vào hệ thống gom nước thải ước đạt khoảng 50-60%.

Các dự án nêu trên bám sát theo định hướng Quy hoạch chung đã thực sự mở rộng thêm quy mô đô thị, cải thiện số lượng và chất lượng hạ tầng, diện mạo đô thị

và tạo được động lực mới phát triển đô thị.

Một phần của tài liệu Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Đà Nẵng tới năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 165 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(425 trang)