PHẦN THỨ III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ
1. MÔ HÌNH, CẤU TRÚC PHÁT TRIỂN
1.1 Chiến lược quy hoạch
1.1.1 Chiến lược chính
Tầm nhìn, Mục tiêu và Chiến lược được quy định trong quy hoạch để định hướng sự phát triển dài hạn của Đà Nẵng. Chiến lược chính quy hoạch bao gồm:
a. Bảo tồn thiên nhiên, tăng cường mạng lưới cây xanh và mặt nước để tạo ra một thành phố thân thiện môi trường
Đà Nẵng với cảnh quan đẹp và đa dạng sinh học là một trong những đặc trưng quan trọng. Những đặc trưng này không thể thiếu trong các định hướng quy hoạch, cần được bảo tồn và tăng cường để hình thành một mạng lưới cây xanh và mặt nước, trở thành một trong những đặc trưng của Đà Nẵng.
b. Cải thiện cơ sở hạ tầng để tạo khả năng phục hồi cho thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng có các nguồn lực và khả năng để trở thành một thành phố phát triển nhanh và bền vững. Cơ sở hạ tầng hiện tại cần được điều chỉnh và nâng cấp, đồng thời bổ sung những cơ sở hạ tầng mới. Các công nghệ phù hợp nên được tích hợp để tận dụng nguồn tài nguyên phong phú vốn có của Đà Nẵng và vượt qua các thách thức từ môi trường và biến đổi khí hậu.
Hình III.1: Chiến lược a - b
c. Phân cấp các cụm việc làm và các nút đô thị
Vị trí chiến lược của Đà Nẵng và nguồn nhân lực chất lượng cao có tiềm năng tối ưu hóa nền kinh tế và biến Đà Nẵng trở thành một trung tâm kinh tế lớn. Thông
197 qua phân cấp và đa dạng hóa các nút việc làm và đô thị, Đà Nẵng có thể khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng và tài nguyên của mình.
d. Gia tăng mật độ dân số để phát triển mô hình đô thị nén
Mô hình đô thị nén có lợi trong việc khai thác hiệu quả các dịch vụ và cơ sở hạ tầng, đồng thời tạo ra một thành phố thuận tiện đi lại, thân thiện và đáng sống hơn cho người dân và du khách. Nó cũng cho phép phát triển bền vững hơn, phù hợp với tầm nhìn Đà Nẵng.
Các khu vực đô thị hiện tại, bao gồm hầu hết các khu đô thị có hệ số sử dụng đất thấp, sẽ được tái phát triển thành các khu đô thị có hệ số sử dụng đất cao kết nối bởi hệ thống giao thông công cộng.
Hình III.2: Chiến lược c – d
e. Cải thiện hệ thống giao thông và sự phát triển của thành phố theo định hướng giao thông công cộng
Một lĩnh vực trọng tâm của đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung là mạng lưới giao thông trong tương lai của Đà Nẵng. Các cải thiện bao gồm tăng cường và tích hợp mạng lưới đường bộ, đường sắt và giao thông đường thủy; đồng thời triển khai một mạng lưới giao thông cá nhân (giao thông không động cơ như đi bộ, đi xe đạp) và mạng lưới giao thông công cộng tích hợp. Chiến lược này góp phần thuận lợi di chuyển cho toàn Thành phố.
f. Phát triển các khu đô thị sử dụng hỗn hợp để xây dựng một thành phố sôi động Phát triển các khu phố hỗn hợp với các chức năng đa dạng rất quan trọng để tạo nên nhịp sống đường phố sôi động trong không gian thành phố. Các khu phố hỗn hợp tích hợp nhiều loại hình như dân cư, thương mại, văn hóa, khách sạn và cơ sở hạ tầng xã hội được định hướng để hình thành nên các địa điểm sôi động. Các khu phố này ở phát triển theo mô hình nén, trong các không gian nhỏ nhưng có thể được hỗ trợ bởi giao thông công cộng hiệu quả.
198
Hình III.3: Chiến lược e – f
g. Phát triển các loại hình cơ sở hạ tầng và nhà ở xã hội để tạo ra một thành phố dành cho tất cả mọi người
Một thành phố phải phục vụ cho nhu cầu nhà ở và tiện nghi xã hội của tất cả người dân. Cách tiếp cận chính của chiến lược quy hoạch này là phát triển Đà Nẵng thành một thành phố đáp ứng cho tất cả các cộng đồng dân cư khác nhau. Quy hoạch điều chỉnh sẽ định hướng các tiện nghi xã hội và nhà ở hiện đại có thể được dành cho tất cả mọi người.
h. Bảo tồn Di sản đô thị như một phần của bản sắc riêng biệt Đà Nẵng.
Di sản đô thị của Đà Nẵng sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển đô thị trong tương lai. Di sản đô thị, bao gồm các cấu trúc, tòa nhà, không gian đô thị, khu vực lịch sử, nghệ thuật và hiện vật có giá trị văn hóa/ lịch sử sẽ được xác định và bảo tồn. Chúng sẽ được tích hợp để giới thiệu và tạo ra một nét đặc sắc riêng cho Đà Nẵng. Các di sản thiên nhiên sẽ được bảo vệ, phục hồi và nâng cao, trở thành một phần của thành phố cho tất cả người dân được khám phá và tận hưởng.
Hình III.4: Chiến lược g – h
199 1.1.2 Cơ sở ý tưởng quy hoạch
a. Chiến lược hạ tầng chính
Được hướng dẫn bởi khung tầm nhìn, các chiến lược cơ sở hạ tầng quan trọng được định hướng để định hướng phát triển nhanh và bền vững trên khắp địa bàn Đà Nẵng và phía bắc của tỉnh Quảng Nam.
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng của Đà Nẵng, dân số ngày càng tăng, biến đổi khí hậu không ngừng và nước biển dâng đã gây ra những thách thức đáng kể về sử dụng đất, quản lý nước, bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên. Vì vậy, các chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp là rất quan trọng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng đầu mối và quản lý nguồn nước.
Trong phần tiếp theo, các định hướng sau đây về cơ sở hạ tầng chính đã được thiết lập để lập cơ sở cho quy hoạch thực tiễn sau này:
• Sân bay: Tối ưu hóa sân bay hiện tại với việc thu hồi đất tối thiểu và cần thiết.
• Cảng biển: Đầu tư Cảng Liên Chiểu cho logistics và chuyển đổi công năng cho Cảng Tiên Sa dành cho du lịch tàu biển.
• Nhà ga và tuyến đường sắt tốc độ cao: Bố trí dọc theo đường cao tốc để chia sẻ cùng một hành lang giao thông.
• Quản lý cấp nước: Ba cấp hồ chứa/ hồ dự trữ để giảm thiểu lũ lụt trong mùa mưa và để bổ sung nguồn nước cung cấp cho sông đảm bảo duy trì mực nước trong mùa khô. Chiến lược này hướng tới xây dựng hình ảnh Đà Nẵng - thành phố ngàn hồ.
Hình III.5: Chiến lược hạ tầng chính
200
Hình III.6: Chiến lược quản lý nguồn nước
b. Chiến lược phát triển không gian đô thị
Theo định hướng của các chiến lược phát triển nêu trên, quy hoạch không gian đô thị hướng đến một cách tiếp cận mới để nâng cao bản sắc đô thị Đà Nẵng. Đà Nẵng được phát triển đa cực với nhiều nút nén được tích hợp hiệu quả với mạng lưới giao thông và các điểm trung chuyển kết nối thành phố. Quy hoạch đưa ra ba cách tiếp cận mới cho sự tăng trưởng đô thị, khác với sự phát triển phân mảnh, từng phần và mật độ thấp ở Đà Nẵng hiện nay.
• Thành phố sẽ được cấu trúc thành ba vùng đô thị đặc trưng – Vùng ven mặt nước, Vùng lõi xanh và Vùng sườn đồi - dựa trên các đặc điểm và tài nguyên thiên nhiên thành phố Đà Nẵng.
• Thiết lập Hai vành đai kinh tế dựa trên các cơ hội và hạn chế của Đà Nẵng:
Vành đai phía Bắc – Vành đai Công nghiệp công nghệ cao và Cảng biển – Logistics, Vành đai phía Nam – Vành đai Đổi mới sáng tạo và Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
• Tổ chức bốn cụm việc làm tích hợp các ngành kinh tế và phân vùng phát triển của Thành phố. Các cụm này dựa trên các cụm kinh tế chính được định hướng trong Chiến lược phát triển Kinh tế xã hội và các vành đai kinh tế nêu trên.
Phát triển Du lịch trên toàn địa bàn để toàn Thành phố trở thành một điểm đến du lịch lớn.
201
Hình III.7: Cấu trúc phát triển không gian thành phố Đà Nẵng