PHẦN THỨ II: DỰ BÁO PHÁT TRIỂN
3. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN
3.3 Dự báo dân số, lao động
3.3.1.1. Cơ sở dự báo
- Dựa trên phân bố dân cư và xu thế đô thị hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, khu vực miền Trung- Tây Nguyên và nhóm các thành phố trực thuộc Trung ương.
Xu thế đô thị hóa dân số đô thị tiếp tục tăng, do tăng dân số tự nhiên, tăng dân số cơ học và mở rộng địa giới hành chính các đô thị. Xu hướng phân bố dân cư đô thị ở nước ta là không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn. Quá trình đô thị hóa trong tương lai xu hướng phân bố dân cư tiếp tục gia tăng tại các đô thị lớn (đô thị
loại 1 trở lên).
- Dựa trên sức chứa và khả năng dung nạp dân số của thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến. Trong đó, dân số tạm trú quy đổi là các khách du lịch, lao động thời vụ, và các lực lượng khác.
188 - Dựa trên tốc độ tăng trưởng dân số thành phố Đà Nẵng trong quá khứ và xu thế tăng dân số với kỳ vọng phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai:
+ Tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 là 96.208.984 người, trong đó, dân số nam là 47.881.061 người, chiếm 49,8% và dân số nữ là 48.327.923 người, chiếm 50,2%. Như vậy, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới30. So với năm 2009, vị trí xếp hạng về quy mô dân số của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á không thay đổi và giảm hai bậc so với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Sau 10 năm, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với 10 năm trước (tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 1999 - 2009 là 1,18%/năm). Tỷ lệ tăng dân số khu vực thành thị giai đoạn 2000 - 2010 khoảng 3,2%/năm (từ 19.715.397 người năm 2000 lên 27.063.643 người năm 2010), giai đoạn 2010 - 2017 tỷ lệ tăng dân số khu vực thành thị có xu hướng giảm còn khoảng 2,9%/năm (từ 27.063.643 người năm 2010 lên 33.121.357 người năm 2017).31
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có dân số là 20.187.293 người với 5.719.511 người dân thành thị và 14.467.782 ở nông thôn, trong đó thành phố Đà Nẵng có dân số 1.134.310 người và phần theo thành thị, nông thôn lần lượt là 988.569 người và 145 741 người.
+ Dự báo của UNDP dân số Việt Nam có xu hướng tăng nhưng chậm lại so với hiện nay32: Năm 2030: 105.220.343 người, trong đó dân số thành thị là 43.742.576 người, tỷ lệ đô thị hóa là 41,6%. Năm 2040: 109.925.372 người, trong đó dân số thành thị là 50.413.202 người, tỷ lệ đô thị hóa chiếm 45,9%.
3.3.1.2. Tổng hợp dự báo
Dân số thành phố Đà Nẵng trong tương lai cơ bản sẽ phụ thuộc vào quy luật tăng dân số tự nhiên; xu hướng tăng dân số cơ học tại các thành phố lớn và đặc biệt là định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Các số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2008 -201833, dân số tại các đô thị loại I trực thuộc trung ương (tương đương Đà Nẵng) có tốc độ tăng dân số ở khu vực đô thị khoảng từ 1,6%/năm (Hải Phòng) đến 4,3%/năm (Cần Thơ) giai đoạn từ 2008 - 2018.
Quy luật tăng tự nhiên dân số được phân tích, đánh giá trong giai đoạn 2010- 2018 cho thấy tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm là 1,10 - 1,16%. Theo xu hướng chung, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số sẽ giảm dần. Tuy nhiên, với tốc độ tăng bình quân
30 Nguồn: Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á - Thái Bình Dương Liên hợp quốc (ESCAP) và Cơ quan tham vấn dân số (PRB)
31 Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 của Ban chỉ đạo điều tra dân số và nhà ở Trung ương, tháng 7/2019
32 Nguồn: https://danso.org
33 Nguồn: https://www.gso.gov.vn
189 GRDP (giá so sánh năm 2010) đạt 10-10,5%/năm (một vài năm tăng trưởng đột phá trên 12%/năm; giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 10%/năm và giai đoạn 2026-2030 đạt trên 10,5%/năm) thì lao động trong nền kinh tế phải tăng đáp ứng nhu cầu tăng lên của xã hội; nhất là các ngành kinh tế mũi nhọn, dẫn đến sự nhập cư số lượng lớn lực lượng lao động trẻ trong độ tuổi lao động. Do đó, tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 2021- 2030 sẽ tăng lên mức 2,9%/năm, trong đó tăng tự nhiên trên 1,85%/năm, tăng cơ học khoảng 1,05%/năm. Với mức tăng trưởng này, dự báo dân số đến 2030 khoảng 1,79 triệu người, trong đó dự báo dân số thường trú, tạm trú khoảng 1,56 triệu người, phần còn lại là quy đổi khách vãng lai, lưu trú khoảng 230 ngàn người. Cụ thể:
* Dự báo dân số thường trú, tạm trú:
Áp dụng công thức:
Nt = No (1+α)t
Trong đó : Nt : quy mô dân số năm dự báo No : Quy mô dân số năm hiện trạng
α : Tỷ lệ tăng tổng hợp (% trung bình năm) t : Số năm dự báo
Bảng II.4: Dự báo dân số Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030
Đơn vị: 1.000 Người Giai đoạn 2016-2020 2016 2017 2018 2019 Ước 2020 Dân số trung bình 1.080,29 1.097,78 1.114,37 1.134,31 1.169,65
Giai đoạn 2021-2025 2021 2022 2023 2024 2025
Dân số dự kiến 1.201,05 1.235,88 1.271,73 1.308,61 1.346,55 Tỷ lệ tăng dân số (%/năm) 2,68% 2,90% 2,90% 2,90% 2,90%
Giai đoạn 2026-2030 2026 2027 2028 2029 2030
Dân số dự kiến 1.386,28 1.427,17 1.469,27 1.512,62 1.557,24 Tỷ lệ tăng dân số (%/năm) 2,95% 2,95% 2,95% 2,95% 2,95%
* Dự báo quy mô dân số tạm trú quy đổi khách du lịch, khách vãng lai, lao động thời vụ
Quy mô dân số quy đổi bao gồm các đối tượng sau: Khách du lịch, khách vãng lai, người ngoài địa phương đến khám chữa bệnh, các cơ sở đào tạo ngắn hạn, các cơ sở kinh doanh buôn bán đóng trên địa bàn, người ngoài địa phương tham gia các hoạt động thể thao, huấn luyện quân sự, thăm thân; Lao động thời vụ và lao động con lắc: Là lực lượng lao động làm việc tại các cơ sở kinh tế, các khu du lịch, các doanh nghiệp trên địa bàn tạm trú dưới 6 tháng và lao động con lắc từ nơi khác đến thành phố làm việc ban ngày.
Cơ sở tính toán quy mô dân số tạm trú quy đổi dựa trên:
- Dân số tạm trú quy đổi khách du lịch (Áp dụng công thức quy đổi dân số tại Phụ lục của Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Quốc hội).
190 - Tính toán dân số quy đổi khách du lịch dự kiến đến năm 2030: Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng khách lưu trú dự báo tăng 10-12%/năm. Tổng khách lưu trú dự báo đạt 18-19,5 triệu lượt; trong đó, khách quốc tế ước đạt 9-10,5 triệu lượt.
Như vậy, đến năm 2030 dân số tạm trú quy đổi sẽ đạt khoảng 230 ngàn người trong đó: Dân số quy đổi khách du lịch khoảng 170-180 ngàn người (thời gian lưu trú bình quân 2-2,5 ngày/ lượt khách); khách vãng lai, lao động thời vụ khoảng 50- 60 ngàn người.
Với mức tăng dân số này không gây áp lực lên cơ sở hạ tầng hiện tại và đảm bảo việc nhập cư được kiểm soát theo định hướng của Nghị Quyết 43-NQ/TW. Đối tượng nhập cư hướng tới là những người có kỹ năng trong các ngành du lịch và dịch vụ chất lượng cao, ngành công nghiệp công nghệ cao, logistics và kinh tế biển. Việc nhập cư có kiểm soát này sẽ cho phép Đà Nẵng phân bổ nguồn lực của mình một cách hợp lý để nâng cấp chất lượng dịch vụ công cộng đô thị. Điều này rất quan trọng vì Đà Nẵng định hướng trở thành một thành phố với phong cách sống hội nhập quốc tế để thu hút những cá nhân giàu có, tài năng và sáng tạo đến sống và làm việc.
* Dự kiến đến năm 2045, dân số Đà Nẵng khoảng 2,56 triệu người (bao gồm dân số thường trú, tạm trú, quy đổi khách vãng lai, lưu trú). Trong đó dân số thường trú, tạm trú khoảng 2,13 triệu người và 20% dân số vãng lai.
3.3.2 Dự báo lao động
Năm 2019 lao động từ 15 tuổi trở lên trong ngành kinh tế ước khoảng 581,4 ngàn người. Năng suất lao động tăng đều qua các năm, năm 2019 đạt 187,7 triệu đồng/lao động, thu nhập bình quân của lao động hưởng lương ước đạt 7,52 triệu/người/tháng, tăng 44,6% so với năm trước. Đóng góp của yếu tố lao động trong tổng GRDP toàn thành phố giai đoạn 2016-2020 khoảng 21%, tốc độ tăng năng suất bình quân tăng dần từ 10%/năm hiện nay lên bình quân 15-20%/năm bằng. Với mục tiêu hướng tới tốc độ tăng bình quân GRDP (giá so sánh năm 2010) đạt 10- 10,5%/năm, tốc độ tăng bình quân các khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp lần lượt khoảng 11%; 9,6%; 2,8%; và dự báo dân số đến 2030 khoảng 1,79 triệu người (bao gồm dân số thường trú, tạm trú, quy đổi khách vãng lai, lưu trú) chắc chắn nhu cầu lao động của thành phố sẽ tăng tương xứng với các chỉ tiêu này, đặc biệt đối với các cụm ngành kinh tế mũi nhọn. Trong giai đoạn 2021-2030, tỷ lệ lao động/ dân số đạt từ 50 đến 55% (Lao động này không bao gồm lao động tự do làm việc theo hợp đồng ngắn hạn). Theo cơ cấu các khu vực kinh tế được dự báo đến năm 2030, dự kiến lao động khu vực quy hoạch có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ - thương mại - du lịch, tăng nhẹ khu vực công nghiệp - xây dựng và có thể giảm nhẹ khu vực nông, lâm, thủy sản. Theo đó sẽ thu hút lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch từ nơi khác đến và thúc đẩy việc chuyển đổi nghề nghiệp các khu vực khác sang khu vực dịch vụ - thương mại - du lịch hướng tới trở thành trung tâm dịch vụ - du lịch đẳng cấp quốc tế; các khu, cụm công nghiệp tăng mạnh nhưng do thành phố đang trong giai đoạn đầu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến quy trình sản xuất và nâng cao trình độ quản lý để tăng nâng suất lao động nên số lượng lao động sẽ có thể tăng nhẹ.
191
Bảng II.5: Dự báo lao động Đà Nẵng giai đoạn 2020-2030
Đơn vị: 1000 người Giai đoạn 2020-2025 2020 2021 2022 2023 2024 2025 Dân số 1.167,20 1.201,05 1.235,88 1.271,73 1.308,61 1.346,55 Lao động trung bình 598,26 615,61 633,46 651,83 670,74 690,19 Giai đoạn 2025-2030 2025 2026 2027 2028 2029 2030 Dân số 1.346,55 1.386,28 1.427,17 1.469,27 1.512,62 1.557,24 Lao động trung bình 690,19 710,55 731,51 753,09 775,31 798,18
Như vậy, dự báo đến năm 2025 thành phố Đà Nẵng sẽ có khoảng 690.000 lao động, đến năm 2030 sẽ có khoảng 798.000 lao động hoạt động trong cơ cấu của các khu vực dịch vụ, công nghiệp - xây dựng bình quân lần lượt là 75-80%; 20-25% và còn lại là khu vực thủy sản - nông - lâm. Đặc biệt, lao động các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển nhanh, đến năm 2030, dự kiến ngành du lịch sẽ có khoảng 120.000 lao động (bằng 2,3 lần năm 2019), ngành vận tải logistics sẽ có khoảng 66.000 lao động (bằng 2,62 lần năm 2019), ngành công nghệ thông tin sẽ có khoảng 114.000 lao động (bằng 3,26 lần năm 2019).