Chủ thể quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 60 - 64)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.4. Quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở trường trung học phổ thông

1.4.3. Chủ thể quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở trường trung học phổ thông

Sở GDĐT là cơ quan chuyên môn giáo dục và đào tạo do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý. Sở GDĐT có chức năng tham mưu giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước lĩnh vực GDĐT (trừ lĩnh vực đào tạo nghề và tương đương). Sở GDĐT thực hiện các dịch vụ công thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn quy định. Bên cạnh đó, Sở GDĐT còn thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn theo ủy quyền, chịu sự quản lý, chỉ đạo toàn diện và trực tiếp của ủy ban nhân

dân tỉnh; song song đó còn chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ GDĐT.

Giám đốc Sở GDĐT là người đứng đầu Sở GDĐT, lãnh đạo, quản lý toàn diện hoạt động của Sở GDĐT theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được ủy ban nhân dân tỉnh phân công; chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ mọi mặt hoạt động của Sở GDĐT. Giám đốc Sở GDĐT phải là người đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Bộ GDĐT. Giám đốc Sở GDĐT căn cứ vào các văn bản quy định của cấp trên và địa phương hướng dẫn hiệu trưởng các trường THPT lập kế hoạch giáo dục nhà trường trong đó có kế hoạch giáo dục KLTC; chỉ đạo các trường THPT tổ chức thực hiện giáo dục KLTC sao cho phù hợp với thực tiễn đơn vị và địa phương; đồng thời kiểm tra, giám sát, tạo điều kiện thuận lợi về tài chính, cơ chế, trang bị cơ sở vật chất để thực hiện có hiệu quả giáo dục KLTC ở trường THPT.

1.4.3.2. Hiệu trưởng trường trung học phổ thông

Luật Giáo dục 2019, Điều 56 quy định: Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường, do cơ quan có thẩm quyền

bổ nhiệm hoặc công nhận. Hiệu trưởng trường thuộc hệ thống quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật, của ngành có liên quan [42]. Thông tư số 32/2020, Điều 11 quy định: Hiệu trưởng trường trung học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng trường trung học thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn cũng như cần phải đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định [9].

Hiệu trưởng trường THPT là chủ thể trực tiếp quản lý giáo dục KLTC ở trường THPT. Có thể nói chất lượng, hiệu quả giáo dục KLTC cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào hoạt động quản lý của hiệu trưởng. Căn cứ vào các quy định của Nhà nước, Bộ GDĐT, Sở GDĐT và địa phương, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tình hình của nhà trường, hiệu trưởng trường THPT cần:

Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, trong đó có kế hoạch giáo dục KLTC ở trường THPT cho toàn năm học, cho từng học kỳ, từng tháng trên cơ sở

kế hoạch giáo dục chung của nhà trường; tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu, nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục KLTC theo đúng kế hoạch đã đề ra; tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục KLTC của GV, các lực lượng giáo dục

trong và ngoài nhà trường; tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực giáo dục KLTC đối với đội ngũ GV và các lực lượng giáo dục có liên quan; bên cạnh đó cần quản lý các điều kiện cần thiết như về cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục KLTC. Tổ chức phối hợp với các lực lượng giáo dục khác như Đoàn Thanh niên, Ban Đại diện CMHS… thực hiện có hiệu quả giáo dục KLTC ở trường THPT.

1.4.3.3. Bí thư Đoàn Thanh niên trường trung học phổ thông

Luật Giáo dục 2019, Điều 93 có quy định: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục, vận động thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục [42].

Bí thư Đoàn Thanh niên trường THPT là đứng đầu trong tập thể lãnh đạo của

tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà trường THPT do đại hội Đoàn trường bầu ra. Bí thư Đoàn trường THPT chịu trách nhiệm lãnh đạo, có vai trò quan trọng trong tổ chức và thực hiện các hoạt động của thanh niên, HS. Bí thư Đoàn trường có vai trò quyết định hiệu quả hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, là người quán xuyến toàn bộ công việc đối nội và hoạt động phối hợp, liên kết với các phòng, ban chuyên môn, các tổ chức đoàn thể khác trong công tác thanh niên. Bí thư Đoàn trường còn là người thay mặt Đoàn Thanh niên cộng sản

Hồ Chí Minh để truyền cảm, thuyết phục, giáo dục đoàn viên thanh niên hành động theo chương trình do Đoàn khởi xướng.

Bí thư Đoàn Thanh niên ở trường THPT giữ vai trò rất quan trọng trong giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho HS nói chung; giáo dục KLTC nói riêng đi đúng hướng để đạt mục tiêu đề ra. Vì vậy căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch giáo dục chung của nhà trường, Bí thư Đoàn Thanh niên thiết kế chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện phương pháp, hình thức, các hoạt động truyền thông về giáo dục KLTC đối với các đoàn viên, thanh niên trong trường với các nội dung và hình thức

đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT.

1.4.3.4. Tổ trưởng chuyên môn

Thông tư số 32/2020, Điều 11 quy định: Cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của nhà trường được tổ chức thành các tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng [9].

Như vậy, tổ trưởng chuyên môn cho hiệu trưởng trường THPT bổ nhiệm và

do hiệu trưởng phân công một số nhiệm vụ như: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường; thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo kế hoạch giáo dục của nhà trường đã được hội đồng trường phê duyệt. Như vậy, Tổ trưởng chuyên môn có lồng ghép xây dựng kế hoạch , tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá giáo dục KLTC ở trường THPT.

1.4.3.5. Giáo viên chủ nhiệm trường trung học phổ thông

GVCN trong trường THPT người thay mặt hiệu trưởng làm công tác quản lý

và giáo dục HS lớp trong trường học. Nội dung công tác của GVCN bao gồm: Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục; xây dựng và phát triển tập thể HS; giáo dục

cơ sở thế giới quan khoa học và phẩm chất đạo đức cho HS; nâng cao thành tích học tập của HS; giáo dục lao động và hướng nghiệp; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, rèn luyện thể lực, bảo vệ sức khoẻ cho HS; phối hợp công tác và giúp đỡ các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản,...

Có thể nói GVCN ở trường THPT vừa là đối tượng quản lý, vừa là chủ thể trực tiếp quản lý giáo dục KLTC với đối tượng quản lý là HS. Hiệu quả giáo dục KLTC phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, việc tổ chức, thực hiện của GVCN.

GVCN là người gần gũi nhất với HS, GVCN cũng chính là những người bạn tâm tình chia sẻ tâm tư tình cảm với HS, là người tổ chức cho HS các hoạt động tập thể, là cố vấn cho các hoạt động Đoàn. GVCN phải đầu tư tìm cách sáng tạo để giáo dục KLTC trong các tình huống xử lý vi phạm. Trong trường THPT, GVCN vừa là thủ lĩnh vừa là điểm tựa của các em HS để tạo ra một tập thể lớp năng động, sáng tạo; GVCN là người “Thổi lửa” để HS tự khẳng định mình; GVCN tạo động lực thi đua, tạo môi trường thân thiện giữa thầy - trò, giữa các thành viên trong cùng một tập thể, giữa tập thể lớp này với tập thể lớp khác. GVCN là chủ thể quan trọng trong giáo dục KLTC góp phần hình thành nhân cách cho HS ở trường THPT.

Ngoài các chủ thể trên, tham gia giáo dục KLTC còn có tổ phó chuyên môn,

GV dạy lớp, CMHS, bảo vệ, y tế, nhân viên trong nhà trường THPT và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.

Tuy nhiên, quản lý nhà trường THPT có những đặc điểm và chức năng, phạm

vi, đối tượng nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ vai trò của các chủ thể như hiệu trưởng trường THPT, Bí thư Đoàn Thanh niên trường THPT, Tổ trưởng

chuyên môn, GVCN trong trường THPT. Các chủ thể cùng phối hợp, chịu trách nhiệm dưới sự lãnh đạo giáo dục của hiệu trưởng nhà trường. Trong đó, hiệu trưởng trường THPT là chủ thể chính trong quản lý giáo dục KLTC ở trường THPT.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(228 trang)