Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 154 - 159)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

3.4. Khảo sát tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.6. Kết quả khảo sát

3.4.6.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý giáo dục

kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý giáo dục

kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông

Tính cấp thiết của các biện pháp

Không cấp thiết (%)

Cấp thiết (%)

Rất cấp thiết (%)

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL,

GV, HS và các lực lượng giáo dục về sự

cần thiết của giáo dục KLTC ở các

trường THPT

6,4 55,1 38,5 2,32 0,59

Xây dựng kế hoạch giáo dục KLTC phù

hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, văn

hóa của địa phương và từng trường

THPT vùng Đồng bằng sông Cửu Long

9,0 57,7 33,3 2,24 0,61

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực

giáo dục KLTC cho giáo viên ở các

trường THPT

7,7 59,0 33,3 2,26 0,59

Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp 9,0 61,5 29,5 2,21 0,59

Tính cấp thiết của các biện pháp

Không cấp thiết (%)

Cấp thiết (%)

Rất cấp thiết (%)

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

và hình thức giáo dục KLTC ở các

trường THPT

Đổi mới kiểm tra, đánh giá trên cơ sở

xây dựng và sử dụng bộ tiêu chí đánh

giá hiệu quả giáo dục kỷ luật tích cực ở

các trường trung học phổ thông

9,0 61,5 29,5 2,21 0,59

Đảm bảo các điều kiện cho quản lý

giáo dục KLTC đạt hiệu quả ở các

trường THPT

9,0 62,8 28,2 2,19 0,58

Kết quả 8,3 59,6 32,1 2,24 0,59

Kết quả khảo sát cho thấy, các nhóm đối tượng được khảo sát đã đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản lý giáo dục KLTC ở các trường THPT có mức

độ cấp thiết cao, với điểm trung bình chung của cả 6 biện pháp 2,24 điểm và 91,7%

ý kiến thống nhất cấp thiết. Mặc dù các đối tượng khảo sát có cách đánh giá khác nhau, nhưng theo quy luật số lớn, có thể nói đa số lượt ý kiến đánh giá đều thống nhất cho rằng cả 6 biện pháp đề xuất là có tính cấp thiết.

Biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và các lực lượng

giáo dục về sự cần thiết của giáo dục KLTC ở các trường THPT.” được đánh giá cao

nhất với 93,6% thống nhất tính cấp thiết đạt 2,32/3 và xếp bậc 1/6. Trong khi đó, biện pháp “Đảm bảo các điều kiện cho quản lý giáo dục KLTC đạt hiệu quả ở các

trường THPT” được đánh giá ít cấp thiết nhất với 91,0% thống nhất tính cấp thiết đạt

2,19/3 và xếp bậc 6/6. Còn lại các biện pháp khác có điểm trung bình từ 2,21/3 đến 2,26/3. Độ lệch chuẩn trung bình 0,59 (dao động thấp từ 0,58 đến 0,61) cho thấy sự

đánh giá của CBQL, GV rất ít phân tán. Mức độ cấp thiết của các biện pháp đề xuất tương đối đồng đều, khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình không quá xa nhau.

Biểu đồ 3.1 cho thấy, các biện pháp theo thứ tự từ cao đến thấp là 2,5 và 1 có điểm về tính cấp thiết lớn hơn 2,5 điểm, tức là lớn hơn giá trị điểm trung bình chung của 6 biện pháp. Đây là thứ tự ưu tiên về tính cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất. Các biện pháp 3 và biện pháp 4 có điểm thấp hơn giá trị điểm trung bình chung, nhưng vẫn cấp thiết.

3.4.6.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục

kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông

Tính khả thi của các biện pháp

Không khả thi (%) Khả thi (%) Rất khả thi (%) Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS

và các lực lượng giáo dục về sự cần thiết của giáo

dục KLTC ở các trường THPT

12,8 59,0 28,2 2,15 0,63

Xây dựng kế hoạch giáo dục KLTC phù hợp với

điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương và

từng trường THPT vùng Đồng bằng sông Cửu Long

11,5 61,5 26,9 2,15 0,61

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục

KLTC cho giáo viên ở các trường THPT 14,1 59,0 26,9 2,13 0,63

Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình

thức giáo dục KLTC ở các trường THPT 11,5 64,1 24,4 2,13 0,59

Đổi mới kiểm tra, đánh giá trên cơ sở xây dựng và

sử dụng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả giáo dục kỷ

luật tích cực ở các trường trung học phổ thông

14,1 59,0 26,9 2,13 0,63

Tính khả thi của các biện pháp

Không khả thi (%) Khả thi (%) Rất khả thi (%) Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

Đảm bảo các điều kiện cho quản lý giáo dục

KLTC đạt hiệu quả ở các trường THPT 12,8 62,8 24,4 2,12 0,60

Kết quả 12,8 60,9 26,3 2,14 0,62

Kết quả khảo sát tính khả thi cho thấy, CBQL, GV tham gia khảo sát đã đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục KLTC ở các trường THPT tương đối đồng đều. Điểm trung bình chung của cả 6 biện pháp là 2,14/3 điểm và 87,2% thống nhất ý kiến về tính khả thi. Khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình không quá xa nhau. Điều này chứng tỏ rằng, các đối tượng khảo sát tuy khác nhau về cương vị công tác nhưng các ý kiến đánh giá chung là tương đối thống nhất. Tuy nhiên, đi sâu vào từng biện pháp cụ thể và từng nhóm chủ thể đánh giá cụ thể thì cũng có sự chênh lệch khác nhau. Sự chênh lệch đó được diễn ra theo quy luật thuận, cùng tăng, cùng giảm như nhau.

Có 5/6 biện pháp có điểm cao hơn giá trị trung bình chung. Biện pháp “Tổ

chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và các lực lượng giáo dục về sự cần thiết của giáo dục KLTC ở các trường THPT” và biện pháp “Xây dựng kế hoạch giáo dục KLTC phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương và từng trường THPT vùng Đồng bằng sông Cửu Long” thống nhất với trung bình đạt 2,15/3

điểm. Biện pháp “Đảm bảo các điều kiện cho quản lý giáo dục KLTC đạt hiệu quả ở

các trường THPT” là biện pháp có giá trị điểm thấp nhất với trung bình đạt 2,12/3

điểm, xếp thứ 6/6. Các biện pháp còn lại đều các mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp được thể hiện trong biểu đồ về mối tương quan giữa tính cấp thiết

và tính khả thi của các biện pháp. Độ lệch chuẩn trung bình 0,62 (dao động khá thấp

từ 0,59 đến 0,63) cho thấy sự đánh giá của CBQL, GV ít phân tán.

* So sánh giữa tính cấp thiết và tính khả thi

Biểu đồ 3.1. So sánh giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông

Biểu đồ cho thấy, các biện pháp có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Trong đó, tất cả các biện pháp đều có tính cấp thiết cao hơn tính khả thi. Biện pháp có tính cấp thiết và tính khả thi thấp nhất vẫn có điểm trung bình tốt với điểm là 2,12-2,19 điểm.

Các biện pháp đưa ra đạt điểm trung bình X = 2,24 về tính cấp thiết và X = 2,14 về tính khả thi. Việc thực hiện có hiệu quả các biện pháp này sẽ là cơ sở để phát triển đội ngũ CBQL trong quản lý giáo dục KLTC ở các trường THPT.

Kết quả nghiên cứu trên khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trong quản lý giáo dục KLTC ở các trường THPT. Mối quan hệ giữa trung bình lớn hơn 2,1/3 điểm, tức là vẫn nằm trong khoảng cao của thang chấm 3 điểm tối đa. Điều này chứng tỏ các biện pháp đề xuất bước đầu đã được đa số CBQL, GV đồng tình ủng hộ.

Bảng 3.3. Thứ bậc của tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông

Biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi

D2

Điểm trung bình Thứ bậc Điểm trung bình Thứ bậc

Biện pháp 1 2,32 1 2,15 1 0

Biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi

D2

Điểm trung bình Thứ bậc Điểm trung bình Thứ bậc

Biện pháp 2 2,24 3 2,15 1 4

Biện pháp 3 2,26 2 2,13 3 1

Biện pháp 4 2,21 4 2,13 3 1

Biện pháp 5 2,21 4 2,13 3 1

Biện pháp 6 2,19 6 2,12 6 0

Sự chênh lệch giữa tính cấp thiết và tính khả thi có thể dẫn đến tương quan thuận hoặc tương quan nghịch về mối quan hệ của các biện pháp. Thay số vào công thức trên, ta có: R = 1 - 6 * [1 + 4 + 1 + 1 + 1 + 0] / 6*(62-1) = 1 - 0,2 = 0,8. Như vậy, với hệ số tương quan R = 0,8 cho thấy giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp có tính tương quan thuận và chặt chẽ, nghĩa là các biện pháp vừa cấp thiết lại vừa khả thi.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 154 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(228 trang)