Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long
3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục kỷ luật tích cực
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Kết quả khảo sát ở chương 2 cho thấy năng lực giáo dục KLTC của một bộ phận GV ở các trường THPT vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn hạn chế. Vì vậy, cần phải bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục KLTC cho đội ngũ GV nhất
là GVCN ở các trường THPT vùng Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục KLTC, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
- Hiệu trưởng cần phải xác định rõ nhu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng nâng cao những năng lực giáo dục KLTC; việc làm này cần thiết cho đội ngũ GV nhất là GVCN lớp để phù hợp với yêu cầu của việc đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
- Các năng lực liên quan giáo dục KLTC là: Năng lực hiểu biết về tâm lý lứa tuổi, hiểu đối tượng giáo dục; kỹ năng phản hồi thông tin tích cực.. Năng lực hiểu biết về xã hội, xu hướng đào tạo con người. Năng lực ứng xử sư phạm tích cực, kỹ năng kiểm soát và chế ngự sự căng thẳng tích cực của bản thân, nhìn nhận tình huống theo hướng tích cực. Năng lực nhìn nhận và đánh giá công bằng. Năng lực ra quyết định. Năng lực giao tiếp với HS và CMHS. Năng lực chỉ
đạo các hoạt động tập thể của HS. Năng lực phán đoán, cảm hoá, thuyết phục HS theo từng cá tính HS…
- Bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo dục KLTC cho GV như: hiểu biết về bản chất, tầm quan trọng, mục tiêu của giáo dục KLTC ở trường THPT; Năng lực thực hiện các nguyên tắc, nội dung giáo dục KLTC; năng lực sử dụng các phương pháp, các hình thức giáo dục KLTC, năng lực đánh giá, năng lực phối hợp các lực lượng trong giáo dục KLTC ở trường THPT.
- Bồi dưỡng cho GV các biện pháp cụ thể của giáo dục KLTC như: Dùng hệ quả tự lôgic, chỉ đạo HS cùng tham gia, dùng thời gian tạm lắng,… hoặc tập trung vào hành vi không mong đợi ở HS, giúp HS thay đổi; giúp cho HS tự kiểm soát bản thân, tự chịu trách nhiệm về hành vi, về bản thân của học sinh THPT.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Bước 1. Điều tra nhu cầu bồi dưỡng, tự bồi dưỡng giáo dục KLTC
Điều tra khảo sát nhu cầu, nội dung cần học tập, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng các chuyên đề cho GV về giáo dục KLTC, kỹ năng dành cho GVCN lớp và đánh giá thực trạng của đội ngũ trong nhà trường.
Tổng hợp kết quả khảo sát, thống kê nhu cầu, phân loại trình độ năng lực GV cần bồi dưỡng; từ đó xác định những nội dung cần bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để đưa
ra nội dung, phương pháp bồi dưỡng phù hợp.
Tổ chức xác định nội dung, các phương pháp, hình thức bồi dưỡng nâng cao năng lực; mời các báo cáo viên, các chuyên gia tâm lý, giáo dục nói chuyện về xây dựng trường học hạnh phúc, lồng ghép giáo dục văn hóa, pháp luật, tâm lý lứa tuổi
HS, khoa học quản lý giáo dục và giáo dục KLTC.
Xây dựng nhà trường hạnh phúc, môi trường xanh sạch đẹp và an toàn; nhà trường là chỉ đạo biết học hỏi, có chiều sâu văn hóa; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa trò với trò,...
Bước 2. Tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng năng lực theo kế hoạch
Bồi dưỡng GV theo hướng giáo dục KLTC nhằm giúp GV xác định được những nhiệm vụ, hoạt động cụ thể của công tác giảng dạy, giáo dục HS, công tác chủ nhiệm lớp; xác định được mục tiêu, chỉ tiêu cần phấn đấu.
Hỗ trợ GV, nhất là GVCN xử lý tình huống chủ nhiệm, tình huống sư phạm nảy sinh; chia sẻ kinh nghiệm quản lý HS, phương pháp giáo dục HS cá biệt; phối hợp giữa GV với GVCN, với các lực lượng giáo dục.
Hiệu trưởng động viên, khuyến khích GV nhất là lực lượng GV nòng cốt phải tích cực tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và ứng dụng những kiến thức kỹ năng được bồi dưỡng vào thực tiễn giáo dục HS.
Bước 3. Giám sát việc áp dụng nội dung bồi dưỡng, tự bồi dưỡng giáo dục KLTC
Phát động GV vận dụng những nội dung được bồi dưỡng vào thực tế giảng dạy, công tác, quản lý HS, quản lý hồ sơ đánh giá HS theo Thông tư 58 và Thông tư 22 về việc ban hành quy chế đánh giá xếp loại HS trung học cơ sở và học sinh THPT.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn giám sát chặt chẽ việc thực hiện công tác giảng dạy, giáo dục, chủ nhiệm lớp theo hướng giáo dục KLTC đã được bồi dưỡng vào thực tiễn.
Hiệu trưởng cần phải thường xuyên giám sát GV thực hiện giáo dục KLTC, nắm bắt kịp thời những ưu điểm, hạn chế về mặt nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục KLTC để rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp;
Bên cạnh việc chỉ đạo bồi dưỡng cho GV, hiệu trưởng cần phát động phong trào để GV tự học, tự bồi dưỡng năng lực giáo dục KLTC ở trường THPT.
Bước 4. Kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng, tự bồi dưỡng
Hiệu trưởng chỉ đạo GV tự đánh giá kết quả bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về giáo dục KLTC và việc áp dụng giáo dục KLTC vào thực tiễn trong công tác giáo dục HS;
Hiệu trưởng hoặc người được hiệu trưởng phân công kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng của GV, từ đó đưa ra nhận xét, rút kinh nghiệm.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Chủ thể thực hiện biện pháp này là giám đốc Sở GDĐT và hiệu trưởng trường THPT kết hợp với các chủ thể khác như Đoàn thanh niên, tổ trưởng chuyên môn, GVCN lớp. Trước hết, Hiệu trưởng phải là người đi đầu trong việc tự bồi dưỡng, tự rèn nghiên cứu giáo dục KLTC.
Tập huấn về sử dụng giáo dục KLTC cho đội ngũ GV thường xuyên và nội dung cần được thay đổi phù hợp. GV cần ý thức cao về tầm quan trọng của giáo dục KLTC ở các trường THPT. Nhà trường cần đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cho giảng dạy, giáo dục và học tập của HS.
Nội dung giáo dục KLTC đáp ứng đổi mới của giáo dục hiện đại, đáp ứng yêu cầu của xã hội, phù hợp với đối tượng giáo dục (về tâm sinh lý lứa tuổi, khả năng nhận thức, đặc điểm riêng của cá nhân HS, chuẩn mực văn hóa
xã hội…). GV thường xuyên sử dụng KLTC trong giáo dục và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Tài liệu là các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở GDĐT cung cấp hoặc sưu tầm hoặc có thể tự biên soạn.