Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 117 - 121)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

2.6. Đánh giá chung về thực trạng

2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng

Giáo dục KLTC là vấn đề còn mới ở Việt Nam. Mặc dù trong những năm qua Bộ giáo dục - ĐT đã tổ chức các lớp tập huấn cho GV, CBQL về sử dụng giáo dục KLTC trong nhà trường, trong đó có cấp THPT. Tuy nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long GV được tập huấn và tiếp cận với giáo dục KLTC chưa nhiều. Vì vậy, việc thực hiện các nguyên tắc, các phương pháp, hình thức giáo dục KLTC còn hạn chế. CBQL ở một số trường THPT chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của giáo dục KLTC đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường trong bối cảnh thực hiện Chương trình GDPT 2018 nên chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch giáo dục KLTC trong kế hoạch giáo dục chung của nhà trường, việc tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện giáo dục KLTC cho GV, nhất là đội ngũ GVCN ở các trường THPT chưa được quan tâm đúng mức.

Năng lực giáo dục HS nói chung, giáo dục KLTC nói riêng của một bộ phận

GV còn hạn chế, kiến thức về tâm lý, giáo dục của GV còn bất cập nên khó nắm bắt

đặc điểm tâm lý HS. Việc thực hiện giáo dục KLTC chưa kiên trì, đôi khi còn nóng vội nên chưa đem lại hiệu quả cao. Tài liệu, sách tham khảo phục vụ cho giáo dục KLTC ở các trường THPT còn thiếu.

Chưa có thang đo, tiêu chí cụ thể để kiểm tra thực hiện giáo dục và quản lý giáo dục KLTC ở các trường THPT. Thiếu đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng giáo dục, các tổ chức xã hội trong giáo dục KLTC ở các trường THPT. Chưa có sự chỉ đạo thống nhất chung về việc triển khai khi áp dụng hoặc lồng ghép giáo dục KLTC trong giáo dục HS ở các trường THPT.

Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục KLTC ở các trường THPT vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy cần phải có những biện pháp quản lý có tính khoa học, phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục KLTC ở các trường THPT vùng Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu Chương trình GDPT 2018 hiện nay.

Kết luận chương 2

1. Kết quả khảo sát tại một số tỉnh đại diện cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy triển khai giáo dục KLTC ở các trường THPT bước đầu đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, vấn đề này còn gặp một số khó khăn như còn một số CBQL, GV chưa nhận thức đúng mức về sự cần thiết, ý nghĩa, mục tiêu, nguyên tắc giáo dục KLTC. Việc triển khai thực hiện nội dung, sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục KLTC chưa tốt dẫn đến kết quả giáo dục KLTC chưa cao. Hiệu trưởng các trường cần nâng cao nhận thức về giáo dục KLTC cho đội ngũ CBQL, GV, đặc biệt là đội ngũ GVCN. Hiệu trưởng cần tăng cường tập huấn để nâng cao năng lực cho GV từ việc triển khai nội dung đến việc sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục KLTC nhằm góp phần xây dựng trường học thân thiện, ngăn ngừa bạo lực học đường, phát huy tối đa năng lực và hình thành các phẩm chất tốt đẹp cho HS, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

2. Quản lý giáo dục KLTC ở các trường THPT đã được các CBQL thực hiện tương đối đầy đủ theo các chức năng và nội dung quản lý. Bên cạnh việc CBQL đã cơ bản nhận thức đúng mức về sự cần thiết phải quản lý giáo dục KLTC trong giai đoạn hiện nay còn tồn tại một số bất cập như: CBQL chưa lập kế hoạch tốt, chưa lồng ghép tốt kế hoạch giáo dục KLTC vào kế hoạch giáo dục chung dẫn đến việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục KLTC chưa tốt. Hiệu trưởng cần có biện pháp xây dựng kế hoạch giáo dục KLTC lồng ghép chung vào kế hoạch giáo dục của trường có quan tâm đến đặc thù văn hóa, kinh tế, xã hội của địa phương và của nhà trường THPT; Tổ chức nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ CBQL, GV và cả HS về giáo dục KLTC; tổ chức, chỉ đạo thực hiện nội dung, đa dạng hình thức, phương pháp giáo dục KLTC có quan tâm đến tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục và đảm bảo các điều kiện cho giáo dục KLTC. Hiệu trưởng chưa xây dựng tiêu chuẩn, thước đo cho việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục KLTC của trường THPT. CBQL các trường THPT cần tăng cường hơn nửa công tác đảm bảo các nguồn lực, phối hợp các lực lượng trong giáo dục KLTC nhằm đáp ứng Chương trình GDPT 2018 hiện nay.

3. Kết quả khảo sát thực trạng còn cho thấy các điều kiện đảm bảo và các yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý giáo dục KLTC ở các trường THPT. Hiệu trưởng quản lý các điều kiện về phương tiện, nguồn lực, cơ sở vật chất, thiết

bị, hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết cho giáo dục KLTC, đặc biệt chú trọng khâu tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục KLTC cho đội ngũ CBQL,

GV nhất là GVCN lớp. Hiệu trưởng cần xem xét các yếu tố chủ quan, khách quan

có ảnh hưởng nhiều đến quản lý giáo dục KLTC ở các trường THPT. Hiệu trưởng cần có biện pháp đảm bảo các điều kiện cho quản lý giáo dục KLTC đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(228 trang)