Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.4. Thực trạng quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long
2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông
Bảng 2.18. Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục kỷ luật tích cực
ở các trường trung học phổ thông
Kiểm tra, đánh giá
giáo dục KLTC
Rất không thường xuyên (%)
Không thường xuyên (%)
Phân vân (%) Thường xuyên (%)
Rất thường xuyên (%)
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Hệ số biến thiên
Kế hoạch kiểm tra,
đánh giá kết quả
giáo dục KLTC
được lồng ghép vào
kế hoạch chung
1,5 7,6 9,6 60,6 20,7 3,91 0,86 22,0
Xây dựng bộ tiêu
chuẩn, tiêu chí đánh
giá giáo dục KLTC.
2,5 7,1 9,1 60,1 21,2 3,90 0,90 23,1
Tổ chức kiểm tra 3,0 5,6 12,1 62,1 17,2 3,85 0,88 22,9
Kiểm tra, đánh giá
giáo dục KLTC
Rất không thường xuyên (%)
Không thường xuyên (%)
Phân vân (%) Thường xuyên (%)
Rất thường xuyên (%)
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Hệ số biến thiên
đánh giá kết quả giáo
dục KLTC
Kiểm tra việc thực
hiện nội quy, nề nếp
của HS
0,5 2,0 9,6 66,2 21,7 4,07 0,66 16,2
Kiểm tra việc đánh
giá HS của GV cuối
học kỳ, cuối năm có
xem xét đến việc thực
hiện giáo dục KLTC.
2,0 3,5 12,1 62,1 20,3 3,95 0,80 20,3
Kiểm tra việc lồng
ghép thực hiện kế
hoạch giáo dục
KLTC của GV.
2,0 6,1 13,1 60,6 18,2 3,84 0,85 22,1
Kiểm tra hồ sơ, sổ
sách của GV. 1,0 4,5 15,2 60,6 18,7 3,91 0,78 19,9 Đánh giá thực hiện
giáo dục KLTC thông
qua dự một số hoạt
động, dự một số tiết
sinh hoạt.
2,0 7,1 14,6 59,1 17,2 3,82 0,87 22,8
Đánh giá cơ sở vật
chất, thiết bị, tài
chánh dành cho giáo
3,5 4,0 14,1 60,6 17,8 3,85 0,88 22,9
Kiểm tra, đánh giá
giáo dục KLTC
Rất không thường xuyên (%)
Không thường xuyên (%)
Phân vân (%) Thường xuyên (%)
Rất thường xuyên (%)
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Hệ số biến thiên
dục KLTC
Đánh giá việc phối
hợp giữa nhà trường
và các lực lượng giáo
dục trong giáo dục
KLTC
2,5 5,1 13,6 61,1 17,7 3,86 0,85 22,0
Đánh giá hồ sơ lưu
trữ công tác chỉ đạo,
thực hiện giáo dục
KLTC.
2,5 6,1 14,6 60,6 16,2 3,82 0,87 22,8
Kết quả chung 2,1 5,3 12,5 61,2 18,8 3,89 0,84 21,6
Việc kiểm tra, đánh giá giáo dục KLTC ở các trường THPT với mức độ thường xuyên khá cao 80,0% (dao động từ 76,3 đến 87,9%) và thống nhất cao trong đánh giá. Trong đó, việc “Kiểm tra việc thực hiện nội quy, nề nếp của HS” có mức
độ thường xuyên cao nhất chiếm 87,9% và điểm trung bình đạt 4,07/5, độ lệch chuẩn 0,66 thấp nhất nhóm khảo sát cho thấy ít phân tán nhất trong đánh giá. Thấp nhất là việc “Đánh giá thực hiện giáo dục KLTC thông qua dự một số hoạt động, dự
một số tiết sinh hoạt” có mức độ thường xuyên đạt 76,3% với điểm trung bình đạt
3,82/5, thấp nhất và độ lệch chuẩn 0,88 cao thứ hai nhóm cho thấy sự phân tán nhiều hơn các chỉ số khảo sát khác. Còn 2,5% đến 9,6% CBQL nhà trường chưa thường xuyên kiểm tra, đánh giá giáo dục KLTC. Tuy nhiên, tổng hợp số liệu bảng này còn tồn tại 7,4% CBQL cho rằng không thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực hiện các nội dung của kế hoạch quản lý giáo dục KLTC ở các trường THPT và có đến 12,5% CBQL phân vân trong đánh giá. Độ lệch chuẩn trung bình chung là 0,84
với khoảng dao động rộng từ 0,66 đến 0,90 cho thấy đa số các chỉ số khảo sát có sự phân tán trong đánh giá của CBQL.
Kết quả điều tra bằng phỏng vấn trao đổi, CBQL cho rằng họ chưa có tiêu chí cụ thể để kiểm tra, đánh giá việc giáo dục KLTC. Tuy nhiên, thực trạng khảo sát bằng bảng hỏi cho thấy đánh giá bằng điểm số của CBQL không có chỉ số đạt trên 4,20 điểm của mức 5 “Rất thường xuyên”; 100% đối tượng khảo sát đánh giá
việc chỉ đạo thực hiện các nội dung lồng ghép của kế hoạch giáo dục KLTC đạt mức 4 “Thường xuyên” do điểm dưới 4,21 (dao động từ 3,82 đến 4,07 điểm); còn tồn tại khá lớn với tỷ lệ 17,2% CBQL được khảo sát đánh giá ở mức 1, mức 2 và mức 3. Đồng thời, kết quả tính toán hệ số biến thiên thì kết quả khảo sát đạt được
sự tương quan thuận; hầu hết các nội dung khảo sát, nội dung kiểm tra, đánh giá nào có điểm cao hơn thì hệ số biến thiên sẽ thấp hơn. Điều này cho thấy, trong đánh giá của CBQL có sự tập trung, ít phân tán quanh giá trị trung bình. Như vậy, mặc dù đa số CBQL tại các trường THPT đã thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục KLTC, nhưng vẫn phải cần tiếp tục có biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn nửa nội dung quản lý này; trong đó cần tập trung nghiên cứu xây dựng thang đo và bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá nhằm thực hiện tốt hơn kế hoạch giáo dục KLTC ở các trường THPT.