Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 103 - 106)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

2.4. Thực trạng quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long

2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông

Bảng 2.16. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục kỷ luật tích cực

ở các trường trung học phổ thông

Tổ chức thực hiện giáo dục

KLTC

Kém (%)

Yếu (%) Trung bình (%)

Khá (%)

Tốt (%) Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

Hệ

số biến thiên

Tổ chức các hoạt động nâng

cao nhận thức và năng lực

giáo dục KLTC cho các lực

lượng giáo dục và cho HS

1,5 4,5 12,1 59,1 22,8 3,97 0,82 20,7

Tổ chức thực hiện giáo dục

KLTC

Kém (%)

Yếu (%) Trung bình (%)

Khá (%)

Tốt (%) Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

Hệ

số biến thiên

Tổ chức thực hiện mục tiêu

giáo dục KLTC 0,5 3,5 13,6 58,6 23,8 4,02 0,75 18,7

Tổ chức thực hiện nguyên

tắc giáo dục KLTC 0,5 3,5 7,6 58,1 30,3 4,14 0,74 17,9

Tổ chức thực hiện nội dung

giáo dục KLTC 0,5 3,0 15,2 59,1 22,2 3,99 0,74 18,5

Tổ chức thực hiện phương

pháp, hình thức giáo dục

KLTC

0,5 2,5 8,6 61,1 27,3 4,12 0,70 17,0

Tổ chức các hoạt động đánh

giá giáo dục KLTC 0,5 3,0 12,1 60,1 24,3 4,05 0,73 18,0

Tổ chức phối hợp các lực

lượng giáo dục trong giáo

dục KLTC

1,0 3,5 14,1 62,1 19,3 3,95 0,75 19,0

Tổ chức đảm bảo các nguồn

lực và các điều kiện cần thiết

cho giáo dục KLTC ở trường

THPT

2,5 5,6 17,7 53,0 21,2 3,82 0,79 20,1

Kết quả chung 0,9 3,6 12,6 58,9 23,9 4,01 0,75 18,7

Việc tổ chức thực hiện giáo dục KLTC ở các trường THPT được CBQL đánh giá kết quả chung với mức độ thực hiện tập trung ở mức “Khá” chiếm tỷ lệ đạt

58,9%; mức “Tốt” đạt 23,9%, cao hơn việc xây dựng kế hoạch. Trong đó, “Tổ chức

thực hiện nguyên tắc giáo dục KLTC có mức độ thực hiện “Tốt” cao nhất đạt

30,3%; có 11,6% CBQL đánh giá mức “Trung bình”, “Yếu” và “Kém”. Thấp nhất

là nội dung “Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục KLTC”

mức độ thực hiện “Tốt” chỉ đạt 19,3%; có 8,6% CBQL đánh giá mức “Trung bình”, “Yếu” và “Kém”; bên cạnh đó khâu “Tổ chức đảm bảo các nguồn lực và các điều kiện cần thiết cho giáo dục KLTC ở trường THPT” cũng chỉ có 21,2% CBQL

đánh giá mức “Tốt”, nhưng có đến 25,8% CBQL đánh giá mức “Trung bình”,

“Yếu” và “Kém”. Tuy nhiên, tổng hợp số liệu bảng này còn tồn tại 17,1% CBQL

cho rằng rất ít tổ chức quản lý giáo dục KLTC ở các trường THPT thể hiện trong đánh giá. Độ lệch chuẩn trung bình là 0,75 với khoảng dao động từ 0,74 đến 0,82 cho thấy đa số các chỉ số khảo sát có phân tán hơn trong đánh giá về xây dựng kế hoạch của CBQL.

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn thầy N.P.V, hiệu trưởng trường THPT Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang về tổ chức thực hiện các hình thức giáo dục KLTC, thầy cho rằng đa số các thầy cô chỉ áp dụng một số hình thức trong lần tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2016. Đồng thời một số CBQL của các trường THPT tại Cần Thơ, Trà Vinh, Bến Tre cũng cho rằng chưa đa dạng phương pháp, hình thức giáo dục KLTC ở các trường THPT. Nhưng khi nhóm chúng tôi gợi ý về việc tổ chức thực hiện các phương pháp, hình thức, hay việc tổ chức phối hợp các lực lượng, đảm bảo các nguồn lực, các hình thức sinh hoạt tập thể, xây dựng nội quy trường lớp có lấy ý kiến HS, các hình thức tổ chức trong phong trào xây dựng “Trường học

thân thiện HS tích cực”..., những người được phỏng vấn đều cho rằng họ có lồng ghép thực hiện giáo dục KLTC, nhưng chưa đa dạng, chưa hệ thống một cách cụ thể, bài bản để đưa vào chương trình hành động trong giáo dục HS.

Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá bằng điểm số của CBQL không có chỉ số đạt điểm trên 4,20 của mức 5 “Tốt”; 100% đối tượng khảo sát đánh giá các nội

dung lồng ghép kế hoạch giáo dục KLTC đạt mức 4 “Khá” do điểm dưới 4,21 (dao động từ 3,91 đến 4,13 điểm); còn tồn tại khá lớn với tỷ lệ 17,1% CBQL được khảo sát đánh giá ở mức 1, mức 2 và mức 3. Đồng thời, kết quả tính toán hệ số biến thiên thì kết quả khảo sát đạt được sự tương quan thuận trong đánh giá; hầu hết các nội dung khảo sát, nội dung nào có điểm trung bình cao hơn, hệ số biến thiên thấp hơn. Điều này cho thấy, trong đánh giá của CBQL ít có sự phân tán.

Đặc biệt, số liệu khảo sát cho thấy CBQL đánh giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục KLTC tại các trường THPT vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt mức “Khá” trở xuống chiếm tỷ lệ rất cao, dao động từ 69,7% đến 80,7%. Từ đó cho thấy, CBQL tại các trường THPT cần có biện pháp nhằm tổ chức thực hiện hoặc lồng ghép tổ chức thực hiện giáo dục KLTC trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục chung, có chú ý đến việc tổ chức nâng cao nhận thức, năng lực, tổ chức phối hợp các lực lượng và đảm bảo các nguồn lực, điều kiện, tổ chức kiểm tra đánh giá hiệu quả của giáo dục KLTC ở các trường THPT.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(228 trang)