Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 64 - 67)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở trường

1.5.1. Các yếu tố khách quan

1.5.1.1. Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế về giáo dục

Trong công trình nghiên cứu của Durrant, J. có nêu “Trẻ em có quyền được

giáo dục nhằm đạt được quyền này một cách dần dần và trên cơ sở bình đẳng về cơ hội, kỷ luật nhà trường phải được thực hiện theo cách phù hợp với phẩm giá con người của trẻ và phù hợp với Công ước này” [72]. KLTC dựa trên quyền của trẻ em

được phát triển lành mạnh, được bảo vệ khỏi bạo lực và được tham gia học tập.

Công ước về quyền trẻ em yêu cầu trẻ em phải được bảo vệ khỏi “mọi hình

thức bạo lực về thể chất hoặc tinh thần, gây thương tích và lạm dụng, bỏ bê hoặc đối

xử cẩu thả, ngược đãi hoặc bóc lột, kể cả lạm dụng tình dục” [13].

Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em quy định một số quyền đặc biệt liên quan đến giáo dục. Đó là: “Quyền được giáo dục: Giáo dục trung học phải sẵn có và

mọi trẻ em đều có thể tiếp cận, Các chính phủ phải làm việc để cải thiện tỷ lệ đi học

và giảm tỷ lệ bỏ học. Trường học phải cung cấp hướng dẫn giáo dục và hướng nghiệp cho HS. Quyền được quyết định vì lợi ích tốt nhất của mình: Trong tất cả các hành động liên quan đến trẻ em, lợi ích tốt nhất của trẻ em sẽ là mối quan tâm hàng đầu. Mọi quyết định liên quan đến trẻ em phải dựa trên lợi ích tốt nhất của trẻ” [13].

Trong xu thế phát triển và đang vận hành Chương trình GDPT 2018 [8], KLTC được áp dụng tại nhiều trường học do KLTC có sức mạnh, khả năng tạo ra môi trường giáo dục tích cực, an toàn, có thể giúp các em HS yên tâm học tập và bứt phá để phát triển bản thân. KLTC có thể giúp HS nhận ra hành vi không mong đợi và chủ động sửa bằng hành vi đúng đắn hơn. Đồng thời, các biện pháp KLTC giúp các em HS hòa đồng với bạn bè, biết kiểm soát chính mình, biết phân biệt đúng sai, khuyến khích sự sáng tạo và nhiệt tình của các em. Quan trọng hơn, các biện pháp KLTC giúp HS cảm thấy an toàn tại trường lớp, vì thế các em có điều kiện thể hiện bản thân mình trong học tập và các phong trào đoàn thể. Do đó, sử dụng giáo dục KLTC để giúp HS phát triển toàn diện nhân cách là đáp ứng hội nhập quốc tế về giáo dục và phù hợp xu thế toàn cầu hóa giáo dục.

1.5.1.2. Các văn bản pháp quy về giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông

Luật Giáo dục 2019 về mục tiêu giáo dục nêu: “Mục tiêu giáo dục THPT nhằm

trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [42].

Luật Giáo dục 2019 yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục: “Nội dung

giáo dục THPT củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện

và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục” [42].

Để thực hiện mục tiêu của cấp học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GDĐT theo tinh thần nghị quyết Trung ương II của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII [15] và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng

trường học thân thiện, HS tích cực”, “Trường học hạnh phúc” các trường THPT

tiến hành đổi mới phương pháp quản lý HS bằng các biện pháp quản lý dựa trên nền tảng của giáo dục KLTC, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của mỗi nhà trường.

Thông tư 32/2020 quy định về quyền của HS: “Được bình đẳng trong việc

hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà,… Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ…” [9].

Thông tư 32/2020 quy định về khen thưởng và kỷ luật như sau: “HS có thành tích trong học tập và rèn luyện được GV, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây: Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường; Khen thưởng các danh hiệu HS theo quy định; Cấp giấy chứng nhận,

giấy khen, bằng khen… HS vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây: Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp

đỡ trực tiếp để HS khắc phục khuyết điểm; Khiển trách, thông báo với CMHS nhằm phối hợp giúp đỡ HS khắc phục khuyết điểm; Tạm dừng học ở trường có thời hạn

và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ GDĐT” [9].

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 nêu: Chương trình GDPT

2018 hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân

ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; những năng lực cốt lõi là năng lực tự chủ và

tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất [8].

Như vậy, các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước nêu trên là một bước tiến nổi bật hướng đến về giáo dục KLTC ở trường THPT ở nước ta hiện nay.

1.5.1.3. Tác động của nhà trường - gia đình - xã hội

Tác động của nhà trường: Giáo dục nhà trường giữ vai trò rất quan trọng trong nhiều yếu tố tác động đến việc giáo dục KLTC ở trường THPT. Giáo dục nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến hình thành hành vi tích cực; hạn chế, loại bỏ những hành vi tiêu cực của HS. Do vậy, nhà trường căn cứ mục tiêu, xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung và phương pháp, hình thức khoa học nhằm tác động một cách tự giác, tích cực nhất đến sự hình thành, phát triển nhân cách và đạo đức cho HS bằng giáo dục KLTC.

Tác động của gia đình: Gia đình hình thành nên môi trường giáo dục đầu tiên của HS; yếu tố giáo dục gia đình tác động thường xuyên đến mỗi HS hằng ngày; là yếu tố quan trọng đặt nền móng cho sự hình thành phát triển nhân cách của

HS. Ở giáo dục gia đình, thái độ và phương pháp, hình thức giáo dục của cha mẹ cùng với các thành viên khác trong gia đình đối với hành vi của mỗi cá nhân cũng là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến việc hình thành phát triển hành vi đạo đức và nhân cách. Môi trường gia đình lành mạnh, phương pháp, hình thức giáo dục tích cực sẽ

có lợi cho sự phát triển của con cái và hình thành nên ở HS những hành vi cũng như những nhân cách mà xã hội yêu cầu. Và ngược lại, môi trường gia đình không tốt sẽ ảnh hưởng không tốt đến HS, hình thành những phẩm chất đạo đức chưa tốt, thậm chí đi ngược lại với yêu cầu của xã hội.

Tác động của xã hội: Bên cạnh sự thụ hưởng giáo dục từ nhà trường và gia đình, HS còn sự chịu tác động, chi phối, thụ hưởng giáo dục từ các lực lượng giáo dục ngoài xã hội. Ở HS lứa tuổi THPT, do tâm sinh lý các em thường xem bạn bè là quan trọng, khi gặp khó khăn, các em thường là chỗ dựa cho nhau, xoa dịu căng thẳng và tìm lời khuyên bổ ích. Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh của xã hội hiện đại, nhận thức thế giới quan của HS tuổi THPT còn nhiều hạn chế, các em dễ

bị lôi cuốn, ảnh hưởng bởi tật xấu của các thanh niên cùng trang lứa chưa ngoan từ bên ngoài xã hội.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của internet toàn cầu, tác động cuộc cách mạng công nghệ 4.0, chuyển đổi số, xã hội số, kinh tế số, mạng xã hội đối với nhiều HS đã trở thành thói quen, thậm chí gây “nghiện”. Qua việc sử dụng các trang mạng cá nhân và mạng xã hội đã đem lại hiệu ứng tốt cho HS lứa tuổi THPT quá trình học tập như: các hoạt động giao lưu, trò chuyện, kết bạn với bạn bè cùng trang lứa, trao đổi kinh nghiệm học tập, chia sẻ kỹ năng sống, khai thác tư liệu phục vụ học tập và học trực tuyến trên không gian mạng. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng đã và đang gây ra những tác động tiêu cực như: HS dễ bị lợi dụng, lừa đảo, dễ nghiện internet, nghiện game online, trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả học tập, sự phát triển thể chất, tinh thần và các mối quan hệ trong gia đình, xã hội. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục KLTC. Ngoài ra, các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá là những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục và quản lý giáo dục KLTC ở trường THPT.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỷ luật tích cực ở các trường trung học phổ thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(228 trang)