Các công trình nghiên cứu nước ngoài về bảo hiểm nhân thọ và quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam (Trang 32 - 46)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ

1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về bảo hiểm nhân thọ và quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ

1.1.1.1. Nghiên cứu về bảo hiểm nhân thọ

 Phân loại bảo hiểm nhân thọ

Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có nhiều loại được chia làm nhiều tiêu thức khác nhau, theo nghiệp vụ bảo hiểm, tác giả Shrikrishna Laxman Karve (2009) đã trình bày trong cuốn sách “Principles of life insurance” (Các nguyên tắc của bảo hiểm nhân thọ). Tác giả trình bày 4 loại hình bảo hiểm nhân thọ bao gồm: (1) Bảo hiểm tử kỳ:

Thường áp dụng để trích lập dự phòng cho người phụ thuộc. (2) Bảo hiểm trọn đời: Số tiền bảo hiểm được chi trả bất cứ thời điểm nào sau khi ký kết hợp đồng trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong. Một số doanh nghiệp bảo hiểm thường ấn định thanh toán bảo hiểm trọn đời khi hoàn thành tuổi 100 nhưng ở Ấn Độ thường là 80 tuổi hoặc thời hạn 35 năm tùy từng thời điểm. (3) Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp: Thời hạn cố định không quá 70 năm. Số tiền bảo hiểm được chi trả thì người bảo hiểm sống đến đáo hạn hợp đồng hoặc chết trong kỳ hạn hợp đồng. (4) bảo hiểm niên kim nhân thọ: Là loại bảo hiểm hữu ích cho tuổi già thường áp dụng cho người lao động không có lương hưu hoặc trợ cấp xã hội [82]. Phân lịa theo phạm vi bảo hiểm, Mike Smith và Celia Ray Hayhoe (2013) đã nghiên cứu: “Life Insurance: The Different Types of Policies” (Bảo hiểm

nhân thọ: Các loại chính sách khác nhau). Các tác giả đã trình bày 4 loại hình bảo

hiểm nhân thọ gồm: (1) Bảo hiểm có kỳ hạn được thực hiện từ một đến 30 năm. Nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn nêu trên, công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng đúng số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm có kỳ hạn thường là thấp nhất trong số các loại bảo hiểm nhân thọ khác nhau. (2) Bảo hiểm trọn đời nhà bảo hiểm sẽ trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm trong trường hợp người được bảo hiểm chết bất cứ thời điểm nào sau khi ký kết hợp đồng. Phí bảo hiểm thường nhiều cao hơn chính sách có kỳ hạn và phí bảo hiểm đầy đủ phải trả mỗi năm. (3) Bảo hiểm nhân thọ toàn diện (Universal-Life) tương tự như chính sách trọn đời. Tuy nhiên, chính sách trọn đời mang lại cho chủ sở hữu hợp đồng có sự lựa chọn thay đổi phí bảo hiểm và chính sách khi tử cong. (4) Bảo hiểm nhân thọ toàn diện có thể thay đổi (Variable Universal-Life).

Nó cho phép người mua bảo hiểm có số tiền bảo hiểm đầu tư vào quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu và các tài sản khác (giống như quỹ tương hỗ). Các quỹ này có thể cho phép số tiền bảo hiểm tăng với tỷ lệ cao hơn bảo hiểm trọn đời hoặc bảo hiểm toàn diện [76].

 Vai trò của bảo hiểm nhân thọ

Nghiên cứu vai trò của bảo hiểm nhân thọ đối với xã hội và đối với toàn bộ nền kinh tế. Các tác giả David Cummins, và Michael Cragg, Bin Zhou, Jehan deFonseka của The Brattle Group (2010) đã nghiên cứu: “The Social and Economic Contributions of

the Life Insurance Industry”(Đóng góp vào nền kinh tế và xã hội của ngành bảo hiểm nhân thọ). Các tác giả đã nghiên cứu vai trò của bảo hiểm nhân thọ đối với sự

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, sức khỏe cộng đồng và nguồn lực tài chính cho các hộ gia đình ở Hoa Kỳ bao gồm: (1) Thông qua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ như bảo hiểm niên kim và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm phi y tế như bảo hiểm thu nhập cho người tàn tật và bảo hiểm chăm sóc dài hạn đã được bán trực tiếp cho các cá nhân hoặc thông qua người sử dụng lao động hoặc đại lý, ngành bảo hiểm nhân thọ hoạt động như một nhà cung cấp tư nhân duy nhất bảo vệ tài chính cá nhân. (2) Ngành bảo hiểm nhân thọ của Hoa Kỳ cũng là một ngành đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế dài hạn bằng cách hỗ trợ cả chi tiêu của người tiêu dùng và thị trường vốn. (3) Bảo hiểm nhân thọ bổ sung bảo hiểm xã hội và các chương trình phúc lợi, đưa nhiều gia đình thoát nghèo và giảm áp lực trên các khoản chi của chính phủ [56].

 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của người tiêu dùng giữa các quốc gia trên thế giới bao gồm cả nhân tố vĩ mô và vi mô có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. Các quốc gia khác nhau, nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ cũng khác nhau. Các tác giả Beck, Thorsten, Ian và Webb (2003) có nghiên cứu: “Economic, Demographic, and Institutional Determinants of Life Insurance Consumption across countries” (Các yếu tố về kinh tế, nhân khẩu học và thể chế quyết định đến việc tiêu thụ sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ở các quốc gia) đã nghiên cứu hành vi mua bảo hiểm nhân thọ của 68 quốc gia trên

thế giới để tìm sự khác biệt trong việc mua bảo hiểm giữa các quốc gia dựa trên các yếu tố trong nghiên cứu là kinh tế, nhân khẩu học và thể chế. Kết quả nghiên cứu cho thấy các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người cao, hệ thống ngân hàng thương mại phát triển, tỷ lệ lạm phát thấp và các yếu tố về tôn giáo và thể chế có xu hướng mua bảo hiểm cao hơn. Ngoài ra hành vi mua bảo hiểm nhân thọ ảnh hưởng tích cực bởi lãi suất tiết kiệm, các yếu tố nhân khẩu học như trình độ học vấn, tuổi thọ và hệ thống an sinh xã hội không ảnh hưởng mạnh đến hành vi mua bảo hiểm [53]. Nghiên cứu về các nhân tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến nhu cầu bảo hiểm nhân thọ tại Malaysia, tác giả Lim và Haberman (2003) đã nghiên cứu: “Macroeconomic Variables and the Demand

for Life Insurance in Malaysia” (Các biến kinh tế vĩ mô và nhu cầu bảo hiểm nhân thọ ở Malaysia). Các tác giả đã nghiên cứu sự tương tác giữa các biến số kinh tế vĩ mô

như tài chính, thu nhập, lạm phát, lãi suất, giá cả và nhân khẩu học như tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, và tuổi thọ ảnh hưởng đến nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ để tìm kiếm bằng chứng về mối quan hệ trong bối cảnh của Malaysia. Những phát hiện chính của nghiên cứu này

chỉ ra rằng tỷ lệ tiền gửi tiết

kiệm và sự thay đổi giá bảo hiểm là hai biến số kinh tế vĩ mô quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu bảo hiểm nhân thọ ở Malaysia. Tuy nhiên, lãi suất tiết kiệm không ảnh hưởng tiêu cực đến mong đợi của khách hàng khi mua bảo hiểm nhân thọ và sự thay đổi giá bảo hiểm có mối quan hệ tiêu cực đáng kể với nhu cầu bảo hiểm nhân thọ [70]. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng quyết định đến tổng cầu về bảo hiểm nhân thọ của các nền kinh tế phát triển, Li et.al (2007) trong nghiên cứu: “Demand for Life Insurance in

OECD Countries” (Nhu cầu mua bảo hiểm nhân thọ của các nước OECD). Các tác

giả đã kết luận: Thu nhập đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Nếu tăng 1 phần trăm thu nhập có thể làm tăng ít nhất 0,6% nhu cầu bảo hiểm nhân thọ. Đặc biệt, nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ giảm dần theo tuổi thọ trung bình (xác suất tử vong thấp hơn) và tăng theo tỷ lệ phụ thuộc (số người phụ thuộc).

Trình độ học vấn có liên quan tích cực đến cuộc sống nhu cầu bảo hiểm, trong khi ảnh hưởng của chi tiêu an sinh xã hội là tiêu cực đáng kể. Mặt khác, lạm phát làm giảm đáng kể lượng cầu cho bảo hiểm nhân thọ. Lãi suất thực tế cao không thuyết phục được các hộ gia đình mua nhiều bảo hiểm hơn, nhưng thực sự kích thích họ giảm mua bởi vì lợi ích mong đợi cao hơn cho cùng một số tiền đầu tư hoặc vì ưu tiên tiêu dùng đối với hoạt động trả góp [69]. Nghiên cứu các yếu tố quyết định đến nhu cầu bảo hiểm nhân thọ ở 14 quốc gia ở Trung và Đông Nam Âu (CSEE) giai đoạn 1998 – 2010. Tác giả Jordan Kjosevski (2012) đã nghiên cứu: “The Determinants of Life Insurance Demand In

Central and Southeastern Europe” (Các yếu tố quyết định nhu cầu bảo hiểm nhân thọ ở Trung và Đông Nam Châu Âu). Kết quả nghiên cứu cho thấy: GDP bình quân

đầu người, lạm phát, sức khỏe, chi tiêu, trình độ học vấn và luật pháp là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất về nhu cầu bảo hiểm nhân thọ. Các yếu tố như lãi suất thực, kiểm soát tiền tệ, quy mô gia đình, kiểm soát tham nhũng và kiểm soát hiệu quả của chính phủ dường như không ảnh hưởng đến nhu cầu bảo hiểm nhân thọ [68]. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua bảo hiểm nhân thọ, tác giả Ganesh Dash (2018) đã nghiên cứu: “Determinants of life insurance demand: Evidences from

India” (Yếu tố quyết định cầu bảo hiểm nhân thọ: Bằng chứng từ Ấn Độ). Tác giả

nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến bảo hiểm nhân thọ như: tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, giáo dục, quy mô gia đình và thu nhập hàng năm và tác động của chúng đến hành vi mua hàng của họ. Nghiên cứu cũng bao gồm khu vực cư trú, thương hiệu của công ty bảo hiểm, phí bảo hiểm. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu bảo hiểm nhân thọ ở Ấn độ là độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn. Các yếu tố không có ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu người mua bảo hiểm nhân thọ là phí bảo hiểm nhân thọ và các nhân tố trung lập là giới tính, trình trạng hôn nhân, thương hiệu doanh nghiệp, địa điểm cư trú, kiểu hộ gia đình [59]..

Nhằm mục đích xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ, Các tác giả Marzia Nomi and Md. Mahiuddin Sabbir (2020) đã nghiên cứu “Investigating the factors of consumers’purchase intention towards life insurance

in Bangladesh: An application of the theory of reasoned action” (Điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ của người tiêu dùng tại Bangladesh:

Ứng dụng của lý thuyết hành động hợp lý). Các tác giả đã thu thập dữ liệu từ 315

những người trả lời làm việc trong các tổ chức công và tư nhân khác nhau ở Bangladesh.

Kết quả cho thấy: Thái độ, yếu tố chủ quan, động cơ sợ rủi ro, động cơ tiết kiệm và hiểu biết về tài chính có tác động tích cực đáng kể đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ của người tiêu dùng. Tôn giáo được phát hiện có tác động tiêu cực đến ý định mua hàng.

Động cơ tiết kiệm là yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa các động cơ sợ rủi ro và ý định mua, cũng như giữa hiểu biết về tài chính và ý định mua đến nhu cầu của bảo hiểm nhân thọ tại Bangladesh [73].

1.1.1.2. Nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về bảo hiểm

Nghiên cứu về các quy định quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm của các nước đang phát triển trong bối cảnh tự do hóa thị trường bảo hiểm, ban thư ký UNCTAD (1995) đã nghiên cứu: “Regulation and supervision of insurance

operations: analysis of responses to a questionnaire and possible elements for establishing an effective insurance supervisory authority” (Quy định và giám sát hoạt động bảo hiểm: phân tích các câu trả lời cho bảng câu hỏi và các yếu tố có thể để thiết lập một cơ quan giám sát bảo hiểm hiệu quả). Nghiên cứu được thực hiện bằng 1

bảng hỏi được gửi đến cơ quan phụ trách giám sát bảo hiểm ở các nước đang phát triển được phản hồi từ 42 quốc gia trong đó có 18 quốc gia Châu Phi và 12 quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương, 10 nước Mỹ Latinh và 2 nước Châu Âu. Kết quả cho thấy tất cả các quốc gia đều đồng ý mục đích giám sát ngành bảo hiểm là: (1) Bảo vệ người tiêu dùng;

(2) Sự an toàn và lành mạnh của các công ty bảo hiểm; (3) Tầm quan trọng của bảo hiểm trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu còn đưa ra phạm vi giám sát bảo hiểm, các quy định về các vấn đề thực tế mà cơ quan giám sát bảo hiểm gặp phải, nguồn nhân lực cung cấp cho cơ quan giám sát bảo hiểm và phạm vi, trách nhiệm của họ và cuối cùng liệt kê các yếu tố để thiết lập một cơ quan giám sát bảo hiểm hiệu quả [83].

Với mục tiêu hướng dẫn chính sách về cấu trúc của quản lý và giám sát bảo hiểm được nghiên cứu bởi OECD (2020): “Policy Guidance on the Structure of Insurance

Regulation and Supervision” (Hướng dẫn chính sách về cấu trúc quản lý và giám sát bảo hiểm). Một trong những mục tiêu chính của tài liệu là cung cấp các khái niệm và định nghĩa liên quan đến quản lý và giám sát bảo hiểm với các thông lệ trong lĩnh vực này. Với việc nắm rõ hơn các khái niệm và ứng dụng thực tế, các cơ quan bảo hiểm sẽ có cơ hội để xem xét cách họ có thể đưa các phương pháp hay nhất vào cấu trúc quản lý giám sát bảo hiểm. Các loại hình công ty bảo hiểm đang được quản lý và giám sát trên thị trường cũng sẽ tác động tới chức năng của cơ quan quản lý bảo hiểm. Hiệp hội các nhà giám sát bảo hiểm quốc tế (IAIS) Các nguyên tắc cơ bản về bảo hiểm (ICP) có chủ ý sử dụng thuật ngữ 'giám sát' để chỉ cả giám sát và quản lý. Hướng dẫn chính sách bao

gồm các nội dung sau:

(1) Định nghĩa và khái niệm: Ngoài các định nghĩa được sử dụng, phần này cũng mở rộng về cách quy mô và cấu trúc của hệ thống bảo hiểm, cũng như địa phương có thể thực hiện được.(2) khung cấu trúc thể chế quản lý và giám sát bảo hiểm: Trình bày điều kiện cốt lõi của các thể chế, cũng như các thể chế khác nhau liên quan về vai trò và trách nhiệm. Các cấu trúc thể chế khác nhau cũng xem xét khi áp dụng trong lĩnh vực giám sát bảo hiểm.

(3) Mục tiêu và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý và giám sát bảo hiểm: các mục tiêu cốt lõi cũng như mục tiêu bổ sung và sự tương tác giữa cơ quan giám sát bảo hiểm và công ty bảo hiểm. (4) Tính độc lập và trách nhiệm báo cáo của các tổ chức bảo hiểm [79].

Nhằm so sánh các quy định của nhà nước về quản lý và giám sát bảo hiểm của các nước thuộc OECD (Organization for Economic Cooperation and Development) các nước Châu Á, các nước Trung và Đông ÂU (CEEC: Central and Eastern European countries) và các quốc gia Độc lập (NIS: New independent states) được tài trợ bởi Nhật Bản. Báo cáo được trình bày bởi Đơn vị Bảo hiểm và lương hưu tư nhân, Báo cáo được xuất bản bởi OECD (2000): “Regulation and Supervision in the OECD Countries,

ASIAN Economies and CEEC and NIS countries” (Quy định quản lý và giám sát ở các nước OECD, các nền kinh tế Châu Á và các nước CEEC và NIS). Báo cáo so

sánh các quy định của nhà nước về quản lý và giám sát bảo hiểm bao gồm: (1) Tổ chức quản lý và giám sát bảo hiểm: Cơ quan quản lý, cơ quan giám sát, nguồn vốn và lực lượng lao động. (2) Quản lý và giám sát bảo hiểm trực tiếp: Nguyên tắc và yêu cầu cấp giấy phép. (3) Giám sát tổng hợp: Nguyên tắc và thủ tục giám sát, Giám sát khả năng thanh toán, Quy định kỹ thuật, Các khoản đầu tư. (4) Quản lý và giám sát các công ty tái bảo hiểm: Quy định về tỷ lệ tái bảo hiểm xuyên biên giới. (5) Các khó khăn về mặt tài chính của công ty bảo hiểm: Các biện pháp thực hiện trước khi các công ty bảo hiểm phá sản, Lập quỹ bảo vệ chủ hợp đồng và khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty bảo hiểm. (6) Các quy định khác như quy định về bảo hiểm bắt buộc, đại lý bảo hiểm, kiểm toán…[78].

Nhằm cung cấp sự hiểu biết và kiến thức về giám sát bảo hiểm đặc biệt là kết hợp với các nguyên tắc giám sát bảo hiểm của Hiệp hội Giám sát Bảo hiểm Quốc tế (IAIS) và Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (2003) đã đưa ra ấn phẩm:

“Supervision of insurance operations” (Giám sát hoạt động bảo hiểm). Ấn phẩm đã

cung cấp các nội dung về giám sát bảo hiểm bao gồm: (1) tổng quan về giám sát bảo hiểm nhằm cung cấp một số nội dung cơ bản để thiết lập và giám sát của chính phủ đối với bảo hiểm, nội dung, các công cụ và con người để giám sát bảo hiểm, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của phối hợp và hợp tác quốc tế. (2) Tập trung vào trách nhiệm chính của người giám sát bao gồm: Cấp giấy phép và các hoạt động giám sát, vai trò của người bảo lãnh phát hành và giám sát viên trong việc theo dõi và giám sát các thủ tục và

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam (Trang 32 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(269 trang)
w