Các công trình nghiên cứu về bảo hiểm nhân thọ và quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam (Trang 46 - 59)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về bảo hiểm nhân thọ và quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

1.1.2.1. Nghiên cứu về bảo hiểm nhân thọ

 Phân loại bảo hiểm nhân thọ

Nghiên cứu về các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trên thị trường BHNT Việt Nam tác giả Phạm Thị Định và Nguyễn Thành Vinh (2015) có nghiên cứu “Chất lượng dịch vụ trờn thị trường bảo hiểm nhõn thọ Việt Nam”. Cỏc tỏc giả cho rằng hiện nay, cỏc sồn phẩm bảo hiểm nhân thọ mà các doanh nghiệp đang cung cấp trên thị trường là khá đa dạng và phong phỳ, và được chia thành 2 nhúm: (l) Nhúm l: gồm cỏc sồn phẩm truyền thống là Bảo hiểm trọn đời, Bảo hiểm Sinh kỳ, Bồo hiểm tử kỳ, Bồo hiểm hỗn hợp, Bồo

hiờm trồ tiền định kỳ, và Bồo hiểm hưu trớ; (2) Nhúm 2: gồm cỏc sồn phẩm liờn kết đầu tư là Bảo

hiểm liờn kết đơn vị và Bồo hiểm liờn kết Chung [12]. Xu hướng phỏt triển sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ngày nay, người tham gia bảo hiểm vừa quan tâm đến bảo hiểm rủi ro vừa mong muốn gia tăng lợi nhuận trong đó sản phẩm bảo hiểm nhân thọ được quan tâm là bảo hiểm liên kết đầu tư. Khi nghiên cứu về sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư tác giả Phạm Hồng Nhung (2017) có nghiên cứu: “Phát triển bảo hiểm liên kết đầu tư trên thị trường BHNT” tác giả đã phân tích lợi ích của sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư: (1) Về mặt đầu tư: với số tiền nhỏ có thể đầu tư vào nhiều danh mục đầu tư. (2) Xóa bỏ hạn chế mà nhà đầu tư cá nhân gặp phải vì được đầu tư bởi các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm. (3) Có tính minh bạch. (4) Tính minh bạch của sản phẩm và để phát triển sản phẩm này tác giả đã đưa ra một số giải pháp (1) Đối với cơ quan quản lý: hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường quản lý giams sát. (2) Đối với DN: Hoàn thiện bổ sung thêm các lợi ích từ sản phẩm và công khai minh bạch. (3) Đối với khách hàng: Lựa chọn Sp phù hợp và cẩn trọng nguy cơ thua lỗ [34].

Phân tích kênh phân phối của bảo hiểm nhân thọ bao gồm kênh phân phối trực tiếp và kênh qua ngân hàng. Khi nghiên cứu về kênh phân phối sản phẩm BHNT, tác giả Nguyễn Quang Hiện và Phạm Huyền Trang (2019) “Sản phẩm BHNT và phân khúc khách hàng cao cấp tại các NHTM” khi phân tích kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua hệ thống ngân hàng thương mại tác giả cho rằng: Bancassurance là mô hình các NHTM tham gia kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ từ năm 2014. Số lượng triệu phú đô la tăng. Đặc điểm của kênh phân phối này là (1) Ngoài nhu cầu đầu tư còn bảo vệ tương lai và đảm bảo an toàn nên các Sp là liên kết đầu tư, BH hỗn hợp, bảo hiểm bổ trợ. (2) Số lượng chỉ chiếm 4% nhưng doanh thu phí cao gấp 3 lần. (3) Số lượng hợp đồng nhiều hơn khách hàng thông thường và thường là hợp đồng cho chủ thể, gia đình và con cháu. (4) Lựa chọn cán bộ ngân hàng tư vấn trọn gói và yêu cầu bảo mật thông tin [17].

 Vai trò của bảo hiểm nhân thọ

Khi nghiên cứu về vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm nhân thọ nói riêng, tác giả Phùng Ngọc Khánh (2016) với nghiên cứu “BHVN: Thực hiện thành công các giải pháp chỉ đạo của Đảng và Nhà nước”.

đã khẳng định: dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ngành bảo hiểm Việt Nam đã đạt được một số thành tựu: (1). Thực hiện tốt chính sách BH góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

(2) Góp phần bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội. (3) Bảo vệ tài chính cho nhà đầu tư. (4) Thúc đẩy hội nhập, hợp tác KTQT. (5) Thực hiện các chương trình mục tiêu cấp bách của chính phủ và dự báo: Thị trường bảo hiểm sẽ phát triển và khẳng định vai trò của mình đối với nền kinh tế xã hội [25].

Nghiên cứu về vai trò của BHNT tác giả Lê Thị Thanh (2016), có nghiên cứu:

“BHNT: Giải pháp tài chính tốt cho người dân”. đã Phân tích về lợi ích của việc tham

gia bảo hiểm nhân thọ (1) Số phí thu được đầu tư trở lại nền kinh tế. (2) Các DNBH được xếp vào nhóm 1 về xếp hạng DNBH. (3) Công tác kiểm tra giám sát tiếp tục được triển khai theo kế hoạch. (4) Tình hình tài chính ngày càng vững mạnh [40]. Nghiên cứu của tác giả Ngô Việt Trung, (2016) về vao trò quan trọng của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội: “Thị trường bảo hiểm: Khẳng

định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội”. Tác giả đã chứng minh vai

trò của thị trường bảo hiểm: (1) Thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, củng cố các cân đối lớn của nền kinh tế và hỗ trợ tái cơ cấu nền kinh tế. (2).

Bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội. (3). Bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư. (4).

Thúc đẩy hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế [45]

 Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo hiểm nhân thọ

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của từng công ty bảo hiển nhân thọ tác giả Nguyễn Thị Thùy và Nguyễn Văn Ngọc có nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential” (2015). Các tác giả đưa ra 12 nhân tố gồm: Rào cản về thu nhập và thông tin, Lợi ích do bảo hiểm mang lại, Tư vấn viên, Tính phức tạp của sản phẩm, Ủng hộ của người thân, Sự kiện trong cuộc sống, Động cơ mua bảo hiểm, Rủi ro và lợi nhuận, Kinh nghiệm mua bảo hiểm, Công ty bảo hiểm, Rào cản về phí bảo hiểm và công ty bảo hiểm, Kênh phân phối hợp lý. Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy có 1 nhân tố quan hệ nghịch đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ là Sự kiện trong cuộc sống và 4 nhân tố quan hệ thuận đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ là (1) Tư vấn viên, (2) Ủng hộ của người thân, (3) Công ty bảo hiểm (4) Kênh phân phối hợp lý [41].

Nghiên cứu của Phạm Thị Loan và Phan Thị Dung (2015) về “Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua Bảo hiểm nhân thọ Manulife trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”. Tác giả đưa ra các nhân tố ảnh hưởng gồm: Tâm lý chi tiêu và tiết kiệm, Các sự kiện trong cuộc sống, Các động cơ mua BHNT, Các rào cản trong việc mua BHNT, Nhận thức giá trị sản phẩm, Thương hiệu công ty, Dịch vụ khách hàng, Kinh nghiệm mua BH trước đây, Ý kiến người thân. Kết quả nghiên cứu có 4 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố theo thứ tự là: (1) Sự kiện và động cơ thúc đẩy mua bảo hiểm nhân thọ (2) Ý kiến của người thân (3) Uy tín của Công ty bảo hiểm và (4) Tâm lý chi tiêu và tiết kiệm [29].

Để phát triển thị trường bảo hiểm, khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt nam, tác giả Phạm Hồng Nhung (2017) có nghiên cứu

“Những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường BHNT Việt Nam”. Công trình nghiên cứu

đã chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam bao gồm: “(1) Nỗ lực của chính phủ (2) Chính sách quản lý nhà nước (3) Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường và DNBH (4) Sản phẩm đa dạng (5) Thu nhập của người dân tăng” [35].

Nghiên

cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ, tác giả Đỗ Hoàng Anh và Phạm Hồng Mạnh (2019) có nghiên cứu “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết

định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân tại TP. Quảng Ngãi”. Các tác giả đã

phân tích ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến hành vi mua của người dân thành phố Quảng Ngãi bao gồm: Đặc điểm tâm lý, các sự kiện trong cuộc sống, kiến thức của khách hàng về BHNT, các yếu tố thuộc về nhân khẩu học, các động cơ mua BHNT và những rào cản tham gia BHNT. Các tác giả đã sử dụng mô hình thuyết hành vi dự định (TPB) để đánh giá quyết định tham gia BHNT của người dân trên địa bàn TP. Quảng Ngãi và có kết quả cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tham gia BHNT của người dân gồm 4 yếu tố: (1) Thái độ và trách nhiệm đạo lý; (2) Kỳ vọng của người tham gia; (3) Sự thuận tiện tiếp cận dịch vụ BHNT; (4) Thương hiệu của Công ty [1].

1.1.2.2. Nghiên cứu về thực trạng thị trường bảo hiểm và thị trường bảo hiểm nhân

thọ Việt Nam

Nghiên cứu về thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam

. Khi nghiên cứu về thị trường bảo hiểm Việt Nam tác giả Doãn Thanh Tuấn, (2016) có nghiên cứu: “Thực hiện chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm: Thành

công và những vấn đề đặt ra”. Tác giả đã đánh giá về thị trường bảo hiểm giai đoạn

năm 2011-2015 với (1) Tổng doanh thu BH tăng mức tăng trưởng bình quân 16,5%/năm trong đó BHPNT 11,7%, BHNT tăng trưởng bình quân 24,6%/năm. (2) Quy mô dự phòng nghiệp vụ BH tăng. (3) Tổng nguồn vốn huy động cho nền kinh tế của các DNBH vượt chỉ tiêu tăng 1,7 lần so với 2010. (4) Tổng tiền đầu tư vào trái phiếu chính phủ là 89.000 tỷ đồng. (5) Góp phần tăng NSNN. (6). Tuân thủ nguyên tắc quản lý giám sát do hiệp hội BH quốc tế ban hành. Theo báo cáo tự đánh giá với diễn đàn các nhà quản lý bảo hiểm Đông nam á (AIRM) VN tuân thủ 13/26 các nguyên tắc quản lý giám sát BH theo thông lệ quốc tế (Đạt 50%) hoàn thành chỉ tiêu quyết định 193/QĐ-ttg [47]. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, (2016) đã đánh giá triển vọng phát triển thị trường bảo hiểm năm 2016 qua nghiên cứu: “Triển vọng thị trường bảo hiểm năm 2016”. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho rằng thời gian qua thị trường bảo hiểm vẫn còn một số hạn chế là: (1) Quy mô thị trường nhỏ so với tiềm năng. (2) Luật pháp về bảo hiểm chưa phù hợp với các luật khác. (3) Sp chưa đa dạng, kênh phân phối thiếu chuyên nghiệp. (4) Năng lực tài chính chưa mạnh, công nghệ quản trị điều hành chưa hiện đại, trình độ đội ngũ còn hạn chế. Sang năm 2016 muốn phát triển thị trường bảo hiểm cần: (1) Đẩy mạnh chế độ xây dựng chính sách. (2) Thực hiện đề án phát triển thị trường BH. (3) Hoàn thành việc thanh tra kiểm tra. (4) Tăng cường hợp tác đối ngoại và hội nhập quốc tế để thị trường bảo hiểm phát triển trong năm 2016 [10]. Cũng nhận định về thị trường bảo hiểm Việt nam các tác giả Nguyễn Ngọc Hà và Lê Văn Sáng (2017) đã nghiên cứu

“Thị trường bảo hiểm Việt Nam: Nhiều cơ hội phát triển trong thời kỳ hội nhập”. Tác

giả đã nhận định: (1) số lượng sản phẩm bảo hiểm đã khá đa dạng nhưng đa số các

sản phẩm được thiết kế cố

định, trọn gói, khó điều chỉnh, chia nhỏ theo nhu cầu đa dạng của bên mua bảo hiểm. (2) phân khúc khai thác bảo hiểm còn chưa đồng đều, các DNBH chủ yếu tập trung khai thác tại các thành phố lớn và các đối tượng có thu nhập cao nên muốn phát triển thị trường bảo hiểm cần (1) Nghiên cứu, hoàn thiện Luật Kinh doanh bảo hiểm; (2) Tiếp tục triển khai hoàn thiện các chính sách về bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thuỷ sản, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm vi mô; nghiên cứu, xây dựng các chính sách bảo hiểm thiên tai.

(3) Các DN kinh doanh bảo hiểm cần đổi mới hơn nữa công tác quản trị DN theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế; quan tâm đến việc đa dạng hóa và phát triển sản phẩm, mở rộng các kênh phân phối như bancassurance, hệ thống đại lý, thương mại điện tử; (4) Các DN cần hợp tác cạnh tranh lành mạnh và tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh; thực hiện tốt việc chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư không may gặp rủi ro để sớm khôi phục sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống dân cư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách an sinh xã hội. (5) Các cơ quan hữu quan cần bám sát tình hình hoạt động của DN, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ DN trong quá trình hoạt động, nhưng vẫn đảm bảo quyền tự chủ về hoạt động kinh doanh của DNBH; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để có những khuyến nghị, cảnh báo kịp thời cho các DNBH. (6) Tiếp tục triển khai thực hiện, có hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm, các chương trình hợp tác đang thực hiện với các tổ chức và đối tác quốc tế, đặc biệt là các dịch vụ bảo hiểm trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết…[14]

Nghiên cứu về thực trạng thị trường Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của thị trường BHNT tác giả Phạm Thị Định và Nguyễn Thành Vinh (2015) có nghiên cứu “Chất lượng dịch vụ trên thị trường bảo

hiểm nhân thọ Việt Nam”. Các tác giả nghiên cứu chất lượng dịch vụ của thị trường

BHNT tại thành phố Hà Nội với thước đo chất lượng dịch vụ: (l) Hỡnh ồnh cụng ty, trờn thị trường bảo hiểm nhõn thọ Việt Nam (2) Nọng lực nhõn viờn bảo hiểm, (3) Giồi phỏp tài chớnh, (4) TIếp cận dịch vụ, (5) éảm bồo, và (6) Tin cậy. Nghiờn cứu kết luận hỡnh ảnh công ty thông qua truyền thông đẹp, ấn tượng và thu hút khách hàng nhưng các nhõn viờn/đại lý bồo hiểm hay núi quỏ nhiều, làm khỏch hàng cú cồm giỏc bị phiền hà, quấy rầy. Về năng lực của nhân viên bảo hiểm trình độ không cao, chưa được đào tạo chuyên môn tài chính, bảo hiểm. Nhiều đại lý BHNT quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi dây thiệt hại cho người mua. Về giải pháp tài chính khách hàng cho rằng lãi suất của bảo hiểm quá thấp. Về tiếp cận dịch vụ do ở ngoại thành có diện tích rộng, phạm vi lớn, số lượng đại lý ít nên chưa thuận tiện. Về đảm bảo khách hàng đánh giá cao danh tiếng và năng lực tài chính của công ty BHNT. Về điểm tin cậy đa số khách hàng hài lòng với sự đảm bảo cam kết của công ty BHNT [12].

Nghiên cứu về thị trường bảo hiểm nhân thọ tác giả Phùng Đắc Lộc, (2016) đã nghiên cứu “Dấu ấn mới trên thị trường BHNT”. Tác giả cho rằng năm 2015 có nhiều dấu ấn mới với thị trường BHNT Việt Nam như Các DNBHNT đã vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội để phát triển sản phẩm mạng lưới. Trong giai đoạn tới cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để phát huy vai trò ổn định nền tài chính quốc gia (1). Cần sửa đổi bổ sung luật để tăng trưởng, đảm bảo minh bạch và an toàn tài chính. (2). Tăng cường quản lý, giám sát theo hướng kết hợp giám sát từ xa và đối thoại trao đổi. (3).

DNBH phải hoàn thiện công tác quản trị tài chính theo hướng tập trung hóa, tăng cường kỷ luật và hiệu quả quản lý tài sản, quản lý tài chính đảm bảo tuân thủ pháp luật. (4) DNBH cần rà soát danh mục đầu tư đảm bảo an toàn hiệu quả. (5) DNBH cần hợp tác chia sẻ thông tin nhằm hạn chế cạnh tranh không lành mạnh [30].

1.1.2.3. Nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về bảo hiểm

Liên quan đén hoạt động quản lý, giám sát của nhà nước đối với thị trường bảo hiểm ở Việt Nam, tác giả Hoàng Trần Hậu và Hoàng Mạnh Cừ (2011) đã có đề tài nghiên cứu khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của nhà nước

đối với thị trường bảo hiểm ở Việt Nam”. Các tác giả đã (1) Hệ thống hóa những vấn

đề lý luận cơ bản về thị trường bảo hiểm và công tác quản lý, giám sát của nhà nước đối với thị trường bảo hiểm, (2) Phân tích thực tế hoạt động quản lý, giám sát của nhà nước đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam, (3) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của nhà nước đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam [16].

Nhằm mục đích quản lý các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần phải có việc giám sát hoạt động của các DNBH trong đó giám sát tài chính là một trong những nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm tác giả Hồ Thủy Tiên và Nguyễn Ngọc Định (2004) có nghiên cứu “Giám sát tài chính đối với các công ty bảo hiểm”. Tác giả nghiên cứu về các phương diện bao gồm (1) Phương pháp giám sát: chỉ mới chú trọng đến khâu giám sát từ xa thông qua hệ thống báo cáo tài chính của các doanh nghiệp (2) Nội dung giám sát: giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm chủ yếu tập trung vào:

Kiểm tra, giám sát về khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, Kiểm tra, giám sát về tình hình trích lập dự phòng nghiệp vụ và Kiểm tra, giám sát về tình hình đầu tư [42]. Tác giả Hoàng Trần Hậu và Nguyễn Tiến Hùng (2013) có nghiên cứu “Giám sát

an toàn tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam”, các tác giả đã nhận

định về hoạt động của các DNBH Việt Nam là (1) Quy mô nhỏ, (2) Vốn kinh doanh, (3) chưa khai thác và mở rộng tiềm năng của thị trường, (4) tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các tác giả đưa ra nội dung cần giám sát tài chính bao gồm: (1) Kiểm tra các điều kiện về tài chính cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, (2) giám sát trong quá trình hoạt động về khả năng thanh toán, dự phòng nghiệp vụ và đầu tư, (3) thực hiện giám sát tài chính như kiểm tra các điều kiện hoạt động và giám sát điều kiện hoạt động, ban hành và hướng dẫn thực

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam (Trang 46 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(269 trang)
w