Kinh Nghiệm của một số quốc gia và khu vực trong quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam (Trang 106 - 117)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ

2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẢO HIỂM NHÂN THỌ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM

2.3.1. Kinh Nghiệm của một số quốc gia và khu vực trong quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ

Quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ với mục tiêu giúp thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển lành mạnh, an toàn, đảm bảo lợi ích của DNBHNT và người tham gia bảo hiểm nhân thọ. Mỗi quốc gia và khu vực đều có thế mạnh trong quản lý với mô hình, phương pháp quản lý khác nhau. Bảo hiểm nhân thọ của Châu Âu và Mỹ ra đời từ sớm và rất phát triển, có hệ thống pháp luật và chính sách quản lý về bảo hiểm nhân thọ hoàn thiện với hai mô hình quản lý đó là mô hình quản lý vốn trên cơ sở rủi ro (RBC) của Mỹ và mô hình khả năng thanh toán II (Solvency II) của liên minh Châu Âu. Trung Quốc là quốc gia có thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển nhanh, vừa áp dụng mô hình quản lý Solvency II của liên minh Châu Âu nhưng mang màu sắc trung quốc.

Singapore có thị trường bảo hiểm nhân thọ đặt quyền lợi của người tham gia bảo hiểm lên hàng đầu và có phương pháp quản lý hiện đại theo mô hình quản lý trên cơ sở rủi ro của Mỹ. Trung Quốc và Singapore đều áp dụng hai mô hình quản lý tiên tiến và đạt được thành tựu trong phát triển thị trường ổn định bền vững, bảo vệ người tham gia bảo hiểm nhân thọ. Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ của một số quốc gia, khu vực như Mỹ, châu Âu, Singapore và Trung Quốc làm cơ sở để đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

2.3.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ

Mỹ là quốc gia có thị trường BHNT phát triển. Cơ quan quản lý bảo hiểm ban hành các quy định quản lý trong lĩnh vực bảo hiểm ở cấp độ bang được quốc hội Mỹ phê chuẩn thông qua đạo luật McCarran-Ferguson năm 1945. Cùng với quá trình quản lý, giám sát của cơ quan quản lý của từng bang, NAIC đóng vai trò là cơ quan điều phối, hỗ trợ hoạt động của các cơ quan quản lý, giám sát của từng bang.

 Xây dựng quy định về quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ

Việc quản lý BHNT áp dụng phương pháp quản lý theo mô hình quản lý vốn trên cơ sở rủi ro (RBC). Mô hình này do Hiệp hội uỷ viên bảo hiểm quốc gia (NAIC) đưa ra và được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lần đầu tiên hướng dẫn vào năm 1983 và áp dụng vào tháng 12 năm 1988. Mô hình quản lý vốn này bao gồm 2 nội dung, là công thức để xác định mức vốn tối thiểu cần thiết và các hình thức can thiệp của cơ quan quản lý, khi có sự thiếu hụt vốn so với kết quả tính RBC của DNBHNT

Mục đích và nội dung chính của RBC là dựa vào những rủi ro mà DNBHNT phải duy trì để bảo vệ người tham gia bảo hiểm, khi DNBHNT gặp những rủi ro gây bất lợi cho người tham gia BH. RBC là phương pháp xác định số vốn tối thiểu phù hợp cho toàn bộ hoạt động của DNBHNT, trên cơ sở quy mô hoạt động và mức độ rủi ro gặp phải. Nó đòi hỏi DNBHNT có rủi ro cao hơn, phải có một lượng vốn lớn hơn nhằm đảm bảo DNBHNT không bị mất khả năng thanh toán.

Cơ quan quản lý và ban điều DNBHNT có thể sử dụng các phương pháp, quy trình và công thức khác nhau để xác định vốn trên cơ sở rủi ro. RBC được tính bằng cách, áp dụng các hệ số để tính toán tổng hợp các loại rủi ro khác nhau mà DNBHNT gặp phải. RBC được tính dựa theo 4 loại rủi ro bao gồm: Rủi ro tài sản; Rủi ro bảo hiểm;

Rủi ro lãi suất và Rủi ro kinh doanh với công thức sau:

RBC =C4+ √𝐶22 + (𝐶1 + 𝐶3)2

Trong đó C1 là Rủi ro tài sản; C2: Rủi ro bảo hiểm; C3: Rủi ro lãi suất và C4: Rủi ro kinh doanh.

-Rủi ro tài sản, phản ánh khả năng không trả được gốc và lãi hoặc biến động trong giá trị thị trường của các loại tài sản, trong đó tài sản có tính thu nhập bao gồm trái phiếu, các khoản vay thế chấp (collateral) và các khoản vay cầm cố giấy tờ có giá (mortgage), các khoản đầu tư ngắn hạn, tiền mặt và tài sản đầu tư dài hạn khác. Tài sản vốn gồm cổ phiếu không liên kết chung và cổ phiếu ưu đãi, bất động sản và tài sản dài hạn khác.

-Rủi ro bảo hiểm, là các rủi ro do biến động ngẫu nhiên và từ định giá không chính xác, đối với các mức bồi thường trong tương lai của DNBHNT. DNBHNT phải tính toán số dư cần thiết, để cung cấp cho các yêu cầu bồi thường vượt mức quy định trong HĐBH.

- Rủi ro lãi suất, là rủi ro thua lỗ do thay đổi mức lãi suất. Khi tính toán rủi ro phải đảm bảo DNBHNT có lãi cần thiết, để bù đắp sự thiếu tương xứng về tài sản và dòng tiền.

Rủi ro lãi suất có tác động lớn đối với các loại sản phẩm không có cam kết lãi suất đối với các chủ hợp đồng BHNT. Phản ứng lớn nhất với sự thay đổi lãi suất của chủ hợp đồng là rút vốn từ DNBHNT, nên DNBHNT phải quy định mức phí hủy bỏ hợp đồng.

-Rủi ro kinh doanh dựa trên thu nhập từ phí bảo hiểm, mức chi trả hằng năm và các nghĩa vụ tài khoản riêng hoặc chi phí kiện tụng…

 Tổ chức quản lý, giám sát về bảo hiểm nhân thọ

Hàng năm, DNBHNT tính toán vốn dựa trên công thức tính toán vốn trên cơ sở rủi ro, đồng thời tính toán vốn yêu cầu cho rủi ro và tính toán tỷ lệ giữa phần vốn của doanh nghiệp theo báo cáo tài chính và phần vốn trên cơ sở rủi ro của DNBHNT. NAIC quy định chi tiết các biện pháp phải được DNBHNT hay cơ quan quản lý bảo hiểm của từng bang thực hiện trong trường hợp tỷ lệ này giảm.

-Nếu tỷ lệ này vượt 200% thì cơ quan quản lý Bảo hiểm không can thiệp.

-Nếu tỷ lệ từ trên 100% - 200% thì cơ quan quản lý bảo hiểm sẽ yêu cầu DNBHNT phải có một kế hoạch vốn.

- Nếu như tỷ lệ giữa 70% đến 100% thì cơ quan quản lý có thể tiến hành kiểm tra DNBHNT.

-Nếu tỷ lệ này dưới 70% thì cơ quan quản lý yêu cầu phải đặt DNBHNT dưới diện kiểm soát của cơ quan quản lý. [20]

 Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm nhân thọ

Mỹ là một quốc gia có chế độ thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển nhưng có các quy định pháp lý và chế tài xử lý vi phạm nghiêm minh. Để đảm bảo khả năng thanh tra, kiểm tra trên cơ sở rủi ro về bảo hiểm nhân thọ, NAIC đã xây dựng bộ chỉ tiêu cảnh báo sớm căn cứ vào số liệu báo cáo của các DNBHNT nhằm dự báo sớm khả năng mất khả năng thanh toán trước 2 năm khi sự cố đó xảy ra

Để giám sát bảo hiểm, năm 1992 Mỹ đã thành lập Văn phòng Chống tội phạm bảo hiểm quốc gia Mỹ (NICB) đã được thành lập với chức năng xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về trục lợi bảo hiểm, phát hiện, điều tra và khởi tố những hành vi phạm tội trong lĩnh vực bảo hiểm, tuyên truyền pháp luật và nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm và trục lợi bảo hiểm. NICB còn đóng vai trò cơ quan đầu mối giữa ngành bảo hiểm với cơ quan quản lý cấp bang và tiểu bang trong việc hỗ trợ các nhà lập pháp đưa ra những quy định pháp lý phù hợp. NICB ttham gia vận động đưa ra và thông qua các luật về phòng chống vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm như luật mẫu về phòng chống trục lợi bảo hiểm (luật mẫu V-680-1). Quy định của luật mẫu đối với hành vi vi phạm cùa DNBHNT,

người tham gia bảo hiểm và đại lý sẽ bị phạt tiền, phạt tù, bồi hoàn thiệt hại và không cho phép tham gia vào bảo hiểm nhân thọ. Tại Mỹ có áp dụng chương trình treo giải thưởng nhằm khuyến khích tố cáo các hành vi trục lợi bảo hiểm. Mỹ còn tiến hành thành lập các tổ chức chuyên trách đấu tranh chống trục lợi bảo hiểm. Các tổ chức này có thành viên bao gồm các đại diện từ các DNBH, các tổ chức bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, các cơ quan quản lý, giám sát Bảo hiểm… Các tổ chức này phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thuộc cấp bang và tiểu bang trong đấu tranh chống trục lợi. Một trong những mô hình thành công nhất trên thế giới là Liên minh Chống trục lợi bảo hiểm của Mỹ (CAIF) được thành lập từ năm 1993 (Trần Sỹ Lâm (2016), Kinh nghiệm phòng ngừa gian lận trục lợi bảo hiểm ở một số nước, tạp chí tài chính kỳ 2 tháng 4 năm 2016)

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Châu Âu

Xây dựng và thực thi quy định quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ

Hoạt động kinh doanh BHNT ở Châu Âu ra đời đầu tiên trên thế giới và phát triển cho đến nay. Hoạt động QLNN đối với BHNT ở Châu Âu hiện nay áp dụng Solvency II. Mô hình này sử dụng cho tất cả các nước Châu Âu và được bắt đầu được nghiên cứu và đề xuất áp dụng vào tháng 7 năm 2007. Tháng 11 năm 2009, một hướng dẫn chung về mô hình quản lý, giám sát Solvency II được ban hành bởi Nghị viện Châu Âu (EP). Tháng 1 năm 2016, mô hình được chính thức áp dụng tại tất cả 28 nước thành viên thuộc khối (EU).

Mục đích của sử dụng Solvency II ở EU là để bảo vệ chủ hợp đồng, thông qua bảo đảm năng lực tài chính của các DNBHNT. Đây là mô hình mới, chuyển đổi từ mô hình giám sát bảo hiểm theo phương thức đánh giá tuân thủ đảm bảo mức vốn tối thiểu, sang phương thức đánh giá rủi ro thông qua hiệu quả của doanh nghiệp BHNT và quản trị DNBHNT. Solvency II không chỉ đề cập tới giám sát tính đầy đủ về vốn của DNBHNT mà còn quản lý giám sát toàn diện của các cơ quan quản lý bảo hiểm, bao gồm cả quản trị doanh nghiệp, báo cáo giám sát, công khai thông tin, quản trị rủi ro và các vấn đề liên quan tới dự phòng tài chính và khả năng thanh toán. Solvency II tập trung tính toán hệ số tương quan của từng rủi ro, xây dựng ma trận rủi ro, xác định khoảng thời gian duy trì của nguồn vốn tối thiểu và thiết lập mức độ tin cậy đối với DNBHNT. Để tính toán phần vốn phù hợp khả năng thanh toán (Solvency Capital Requirement - SCR), giá trị của các tài sản, được tính trên ảnh hưởng của từng rủi ro (giá trị chịu rủi ro VaR) với mức độ tin cậy là 99,5% trong thời hạn 1 năm.

Solvency II gồm có 3 yêu cầu về quản lý, gọi là mô hình quản lý theo 3 trụ cột.

Trụ cột 1 là yêu cầu về tài chính, Trụ cột 2 là quản trị doanh nghiệp và quản lý giám sát, Trụ cột 3 là báo cáo và công khai thông tin.

Trụ cột 1 Trụ cột 2 Trụ cột 3

Các yêu cầu về tài chính Quản trị doanh nghiệp

và quản lý giám sát

Báo cáo và công khai thông tin

Tập trung vào 2 yêu cầu chính: Quy định về 3 nội dung:

- Hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả;

- Đánh giá và lượng hóa rủi ro tính biên khả năng thanh toán (ORSA): Đây là quy trình khép kín bao gồm các bước nhận diện, đánh giá, quản trị và báo cáo về các rủi ro ngắn hạn và dài hạn mà doanh nghiệp có hoặc có thể gặp phải.Từ đó, có cơ sở xác định phần vốn thặng dư cần có để đáp ứng yêu cầu về khả năng thanh toán tại mọi thời điểm.

- Các biện pháp can thiệp quản lý của cơ quan quản lý giám sát.

Các doanh nghiệp bảo hiểm được yêu cầu phải công khai chi tiết về các rủi ro của doanh nghiệp cũng như đánh giá tính đầy đủ về vốn và hệ thống quản trị rủi ro.

- Yêu cầu về vốn phù hợp khả năng thanh toán (Solvency Capital

Requirement-SCR) Theo quy định này, vốn của doanh nghiệp được tính theo một trong hai nguyên tắc sau:

+ Theo công thức, chỉ số, lượng hóa rủi ro tiêu chuẩn theo quy định chung cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc EU; Hoặc

+ Theo công thức, chỉ số đánh giá về rủi ro do bản thân doanh nghiệp xây dựng, phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp và có sự phê chuẩn của cơ quan quản lý.

- Yêu cầu về vốn tối thiểu (Minimum Capital Requirement - MCR) Vốn tối thiểu được xem như bước đệm cuối cùng để bảo vệ chủ hợp đồng. Vốn tối thiểu này được quy định chỉ trong khoảng từ 25% đến 45% khả năng thanh toán SCR của doanh nghiệp

Nguồn: Cục Quản lý Giám sát Bảo Việt Nam

Các rủi ro được đề cập theo mô hình Solvency II bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro bảo hiểm, rủi ro hoạt động và rủi ro mất khả năng thanh toán của đối tác.

- Rủi ro thị trường, là rủi ro nhằm mục đích đo lường mức độ nhạy cảm của tài sản và trách nhiệm khi có biến động không đáng kể của các tham số trên thị trường, khi DNBHNT tiến hành đầu tư. Rủi ro thị trường bao gồm các rủi ro như: rủi ro về lãi suất;

rủi ro về biến động trên thị trường cổ phiếu; rủi ro về tỷ giá; rủi ro liên quan đến bất động sản; rủi ro chênh lệch tín dụng; rủi ro tập trung hóa (còn gọi là rủi ro do doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào một loại tài sản tài chính).

- Rủi ro bảo hiểm, là rủi ro để tính toán mức vốn cần thiết đối với các rủi ro liên quan đến bảng tỷ lệ tử vong; bảng tỷ lệ sống, bảng tỷ lệ thương tật, rủi ro hủy bỏ hợp đồng, chi phí, rủi ro mang tính thảm họa đối với DNBHNT.

- Rủi ro hoạt động, là rủi ro phát sinh do DNBHNT không có đủ quy trình quản trị nội bộ, từ hệ thống nhân sự, hoặc bị ảnh hưởng bởi các sự kiện bên ngoài tác động đến hoạt động của DNBHNT.

- Rủi ro mất khả năng thanh toán của các bên đối tác ảnh hưởng đến hoạt động của DNBHNT.

Hình 2.3. Mô hình hệ thống Solvency II

Biên khả năng thanh toán hữu dụng

Tài sản đảm bảo DPKT

TÀI SẢN NỢ

Vốn thặng dư

MCR

SCR

Dự phòng kỹ thuật (DPKT)

Nguồn: Công ty môi giới bảo hiểm Aon

Hình 2.4: Biên khả năng thanh toán Solvency II

So sánh về vốn của DNBHNT với Yêu cầu về vốn phù hợp khả năng thanh toán (Solvency Capital Requirement-SCR) và Yêu cầu về vốn tối thiểu (Minimum Capital Requirement - MCR) để nhà nước can thiệp vào thị trường BHNT. Nếu vốn của DNBHNT lớn hơn SCR, thì nhà nước sẽ không can thiệp vào hoạt động của DNBHNT.

Nếu vốn của DNBHNT thấp hơn SCR, thì cơ quan quản lý bảo hiểm Châu Âu sẽ can thiệp vào hoạt động kinh doanh của DNBHNT và yêu cầu khôi phục lại tình hình tài chính của DNBHNT. Nếu vốn của DNBHNT thấp hơn MCR, thì DNBHNT sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động.

 Giám sát, thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm nhân thọ

Biên rủi ro

Nợ ước tính cao

Giám sát bảo hiểm trong đó có bảo hiểm nhân thọ của liên minh Châu Âu do Cơ quan Bảo hiểm và Lương hưu Châu Âu (EIOPA). EIOPA là cơ quan tư vấn độc lập cho Ủy ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Liên minh Châu Âu. Đây là một trong những Cơ quan của EU thực hiện các nhiệm vụ pháp lý, kỹ thuật và đưa ra lời khuyên dựa trên bằng chứng để giúp hình thành các chính sách và luật pháp sáng suốt ở cấp EU và quốc gia. Giám sát của EIOPAdựa trên cơ sở rủi ro, dựa vào từng mức độ nghiêm trọng của rủi ro mà có mức độ hỗ trợ và điều phối, kiến nghị với Hội đồng Châu Âu và cơ quan giám sát của các quốc gia thanh viên. Sứ mệnh của EIOPA là bảo vệ lợi ích công cộng bằng cách góp phần vào sự ổn định và hiệu quả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của hệ thống tài chính cho nền kinh tế Liên minh, người dân và doanh nghiệp của Liên minh. EIOPA nhằm bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm góp phần tạo dựng niềm tin của công chúng đối với lĩnh vực bảo hiểm của Liên minh Châu Âu. Việc thanh tra, kiểm tra và giỉa quyết khiếu nại tố cáo do cơ quan quản lý của từng thành viên của liên minh thực hiện trên cơ sở rủi ro.

2.3.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Thị trường BHNT của Trung quốc là một trong những thị trường BHNT phát triển trên thế giới. Năm 2016 thị phần BHNT của Trung Quốc đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản. Cơ quan quản lý giám sát bảo hiểm của Trung Quốc là Ủy ban Điều tiết bảo hiểm Trung Quốc (CIRC: The China Insurance Regulatory Commission).

CIRC thực hiện giám sát trực tiếp ngành bảo hiểm, theo thẩm quyền được cấp bởi Hội đồng Nhà nước.

 Xây dựng quy định và tổ chức quản lý, giám sát về bảo hiểm nhân thọ

Tháng 4 năm 2012, CIRC đã khởi động một dự án nhằm thiết lập một khuôn khổ quy định theo định hướng rủi ro, hiện được gọi là: Hệ thống khả năng thanh toán theo định hướng rủi ro của Trung Quốc (C-ROSS: China Risk Oriented Solvency System) và đã được áp dụng chính thức vào tháng 1 năm 2016. C-ROSS nhằm mục đích giới thiệu vốn dựa trên rủi ro và cải thiện quản lý rủi ro. C-ROSS bao gồm khuôn khổ pháp lý với ba trụ cột, tương tự như Khả năng thanh toán II (Solvency II) của các nước Châu Âu

-Trụ cột I: Đưa ra các yêu cầu định lượng, dưới dạng các yêu cầu vốn tối thiểu, dựa trên rủi ro như: rủi ro bảo hiểm, rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng.

-Trụ cột II: Giới thiệu hai khái niệm để kết hợp rủi ro và quản trị rủi ro là:

+ Xếp hạng Rủi ro Tích hợp (IRR), là điểm số toàn diện, được cơ quan quản lý chỉ định cho DNBH, không chỉ bao gồm các yếu tố định lượng, được tính toán vốn cần thiết ở Trụ cột I, bên cạnh đó CIRC cũng đánh giá rủi ro mà không thể đáp ứng được với các phương pháp định lượng, bao gồm: rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng và rủi ro thanh khoản.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam (Trang 106 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(269 trang)
w