CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ
2.1.1. Khái niệm bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ ra đời xuất phát từ thực tế cuộc sống, hay chính là từ nhu cầu của con người. Khi các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, mặc, học tập, đi lại, vui chơi giải trí, vv… càng ngày càng được nâng cao và thỏa mãn. Song hành với những điều đó, trong cuộc sống con người luôn phải đối diện với những rủi ro xảy ra. Lúc này, nhu cầu an toàn lại được con người quan tâm hơn bao giờ hết. (Tháp nhu cầu được Abraham Maslow đưa ra trong cuốn sách "A Theory of Human Motivation" [52]. Từ việc nghiên cứu nhu cầu, được Abraham Maslow đưa ra, ta thấy: bảo hiểm ra đời, xuất phát từ nhu cầu bản thân con người khi con người có nguy cơ gặp các rủi ro trong cuộc sống.
Nhu cầu này, hình thành sau các nhu cầu cơ bản của cuộc sống như ăn, mặc, ở… đó chính là nhu cầu an toàn.
Vào thời kỳ La Mã, năm 100 trước Công Nguyên, nhà lãnh đạo quân đội La Mã - Caius Marius, đã tạo ra Câu lạc bộ mai táng trong quân đội, khi một thành viên trong Câu lạc bộ bị chết, các thành viên còn lại sẽ góp tiền để mai táng, ngoài việc mai táng, Câu lạc bộ mai táng còn hỗ trợ thêm cho người thân của những binh lính đã chết một khoản tiền nhỏ để bù đắp rủi ro. Đến thời điểm đế chế La Mã sụp đổ, các Câu lạc bộ mai táng cũng sụp đổ theo[55].
Thời trung cổ, ở Bắc Âu đã xuất hiện các phường buôn .Với mục đích duy trì mối quan hệ tương trợ giữa các thành viên, khi các thành viên bị ốm đau, sẽ nhận được chi phí điều trị; khi về già, sẽ nhận được trợ cấp tuổi già; khi thành viên bị tử vong, phường buôn sẽ cử hành tang lễ và mai táng.
Ngành bảo hiểm nhân thọ phát triển được đánh dấu bằng (nhờ) những phát kiến khoa học. Vào thế kỷ thứ 2 Công nguyên, nhà luật học của Italy - Ulpien đã lập ra bảng tỷ lệ tử vong đầu tiên trên thế giới. Với bảng tỷ lệ tử vong, người ta tính được tuổi thọ của con người, làm cơ sở xác định phí bảo hiểm nhân thọ. Nhưng bảo hiểm nhân thọ đã không được phát triển một cách tự do, do bị cấm đoán. Đến thế kỷ 17, các nhà toán học Pascal và Fermat đã tìm ra phương pháp tính xác suất, nhà toán học người Anh Dossey hoàn thiện được kỹ thuật tính phí bảo hiểm [36].
Năm 1583 tại London,hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên đã ra đời, người được bảo hiểm là William Gybbon. Ông chỉ phải đóng 32 Bảng Anh Phí bảo hiểm,với thời hạn 1 năm. Khi ông chết, người thụ hưởng bảo hiểm của ông được hưởng 400 Bảng Anh,vì theo sự thỏa thuận trong hợp đồng, một nhóm người sẽ cùng góp tiền, số tiền này sẽ được chi trả cho người nào chết trong thời hạn một năm[31].
Năm 1762, công ty bảo hiểm nhân thọ Equitable ở Anh được thành lập.Hợp đồng đầu tiên của công ty là bảo hiểm nhân thọ trọn đời cho mọi người dân. Năm 1769, tiến sĩ Richard Pỉrce của công ty đã hoàn thiện phương pháp tính phí bảo hiểm nhân thọ. Ở Pháp, công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên ra đời năm 1787 với tên gọi “Công ty bảo hiểm nhân thọ Hoàng gia”. Ở Châu Á, công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên ra đời ở Nhật Bản vào năm 1868. Có tên gọi:Công ty bảo hiểm Meiji.
Tuy đã xuất hiện từ lâu, nhưng hiện nay quan điểm về bảo hiểm nhân thọ vẫn chưa có sự thống nhất. Khái niệm về bảo hiểm nhân thọ có nhiều cách tiếp cận trong các tài liệu khoa học và văn bản quy phạm pháp luật.
Theo Đoàn Minh Phụng và Hoàng Mạnh Cừ (2011), đã nêu khái niệm bảo hiểm nhân thọ theo 2 cách tiếp cận: theo phương diện kỹ thuật và theo phương diện pháp lý.
Theo phương diện kỹ thuật: “Bảo hiểm nhân thọ, là loại bảo hiểm bao hàm những cam kết, mà sự thực hiện những cam kết đó phụ thuộc vào tuổi thọ của con người”.
Theo phương diện pháp lý: “Bảo hiểm nhân thọ bao gồm: các hợp đồng bảo hiểm
được ký kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Theo đó, để nhận được phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cam kết, sẽ trả cho một, hoặc nhiều người thụ hưởng bảo hiểm một khoản tiền nhất định, hoặc những khoản trợ cấp định kỳ, trong trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời điểm nhất định, hoặc tử vong trước một thời điểm nhất định, đã được ghi rõ trên hợp đồng bảo hiểm”[36].
Ở Việt Nam, Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 đã đưa ra khái niệm về bảo hiểm nhân thọ và đã được luật kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/ QH15 khẳng định lại ở điều 4 như sau: “Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được
bảo hiểm sống hoặc chết” [37]. Khái niệm này đã khái quát được đối tượng bảo hiểm và
sự kiện bảo hiểm nhưng chưa làm rõ được hết đặc trưng của hầu hết các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
Dưới góc độ nghiệp vụ, Phùng Đắc Lộc (2018), trong cuốn Cẩm nang bảo hiểm nhân thọ, định nghĩa: “Bảo hiểm nhân thọ, là loại bảo hiểm thực hiện các cam kết của
người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đến sự sống, hoặc cái chết của người được bảo hiểm, hoặc cho chính người tham gia bảo hiểm” [31]. Tác giả đã giải thích rõ bảo
hiểm nhân thọ là cam kết giữa các chủ thể bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra nhưng chưa bao quát được toàn bộ sự kiện bảo hiểm.
Dưới góc độ kinh tế học, Nguyễn Thị Hải Đường (2006), đã định nghĩa bảo hiểm nhân thọ như sau: “BHNT là hình thức bảo hiểm những rủi ro liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của người được bảo hiểm” [13]. Khái niệm này gắn bảo
hiểm nhân thọ với rủi ro mà chưa đề cập đến tính tiết kiệm và đầu tư trong bảo hiểm
nhân thọ.
Như vậy, BHNT có thể được định nghĩa như sau: “BHNT là nghiệp vụ bảo hiểm
theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cam kết trả một khoản tiền xác định theo thỏa thuận, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mà người được bảo hiểm sống hoặc chết trong một thời gian nhất định, có gắn liền hoặc không gắn liền với hoạt động đầu tư trên cơ sở người tham gia bảo hiểm trả phí bảo hiểm”.