Đánh giá về trục lợi bảo hiểm và chế tài xử lý

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam (Trang 188 - 191)

Theo ông Ngô Trung Dũng, phó tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

* Xin ông cho biết tình hình của các vụ trục lợi bảo hiểm thời gian gần đây?

- Về số lượng các vụ trục lợi, hiện tại không có thống kê chính thức nào để xác định con số cụ thể. Tuy nhiên, thời gian gần đây, trong các cuộc họp chuyên môn của Hiệp hội, các doanh nghiệp bảo hiểm đã phản ánh ngày càng nhiều các vụ việc có dấu hiệu hoặc rõ ràng là có hành vi trục lợi.

* Thưa ông, hiện nay có những hình thức trục lợi bảo hiểm nào?

-Từ phía nhân viên bảo hiểm, có những hình thức trục thường gặp như: Cấu kết với khách hàng để duyệt chi sai so với điều kiện điều khoản bảo hiểm; Giả mạo, cố ý làm sai lệch tài liệu, thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, yêu cầu trả tiền bảo hiểm.

Ngoài ra cũng có thể có trục lợi từ phía đại lý bảo hiểm như tự lập hồ sơ yêu cầu bảo hiểm cho khách hàng ảo để kiếm lợi từ hoa hồng và thưởng. Hoặc họ tư vấn, thông đồng với khách hàng để che giấu tiền sử bệnh hoặc cho tiền các khách hàng có bệnh hiểm nghèo tham gia bảo hiểm sau đó đòi tiền chi trả từ công ty bảo hiểm. Cũng có trường hợp, đại lý bảo hiểm giả mạo, cố ý làm sai lệch tài liệu, thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, yêu cầu trả tiền bảo hiểm.

Bên cạnh đó, còn nhiều trường hợp mà khách hàng cố ý trục lợi như: Giả mạo, cố ý làm sai lệch tài liệu, thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, yêu cầu trả tiền bảo hiểm; Xin/mua hồ sơ y tế của nhân viên y tế, bác sỹ để làm Claim (yêu cầu bồi thường), Thuê/hỗ trợ người bệnh đi khám với mục đích xin hồ sơ khám để làm Claim, Thuê người làm thủ tục nhập viện nhưng không có bệnh và không nằm viện. Thậm chí, có những khách hàng mượn giấy tờ tùy thân của người thân, người quen để lập hợp đồng, mở tài khoản ngân hàng, nộp hồ sơ Claim bảo hiểm sức khỏe mà người có giấy tờ tùy thân không biết. Khi đi khám, làm thủ tục tại cơ sở y tế, khách hàng có thể sử dụng cả bảo hiểm Y tế để giảm chi phí khám chữa bệnh và tăng thu nhập cho Cơ sở y tế.

* Vậy theo quy định, trục lợi bảo hiểm sẽ bị xử lý thế nào?

-Từ trước đến nay, các công ty bảo hiểm đã phát hiện ra nhiều vụ việc có dấu hiệu hoặc rõ ràng có hành vi trục lợi, gian lận. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đó, công ty bảo hiểm chỉ từ chối chi trả. Trong đó, có rất nhiều vụ việc đã được các công ty bảo hiểm phát hiện từ rất sớm nên không thực hiện chi trả nữa. Như vậy, vô hình chung hình thành tâm lý cho người trục lợi là nếu không thành công thì cũng không phải chịu bất cứ tội gì nên không có đủ sức răn đe.

Nguồn: Tác giả sưu tập

Vi phạm quy định về đại lý bảo hiểm nhân thọ

Qua hình 3.4 ta thấy số lượng đại lý BHNT tăng qua các năm bao gồm cả đại lý cá nhân và đại lý tổ chức. Trong những năm gần đây, các tổ chức làm đại lý bảo hiểm nhân thọ ngày càng phát triển đa dạng: ngân hàng, công ty dịch vụ viễn thông, các nhà bán lẻ đều đã tham gia làm đại lý bảo hiểm nhân thọ, nhưng tính chuyên nghiệp của các đại lý BHNT chưa cao, một số các đại lý BHNT hoạt động kiêm nhiệm, bán thời gian và chưa

125

coi đại lý BHNT là nghề chính, nên chất lượng dịch vụ chưa cao. Các DNBHNT thường

126

chạy theo số lượng khi lựa chọn đại lý bảo hiểm. Công tác đào tạo nghiệp vụ đại lý bảo hiểm chưa thực sự bài bản, chuyên sâu về chuyên môn BHNT. Đại lý BHNT luôn tìm mọi cách nhằm tăng doanh thu, để có thu nhập, vì vậy có hiện tượng một số đại lý có hành vi chèo kéo khách hàng, giới thiệu chưa đúng chưa đầy đủ về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Đặc biệt, có trường hợp lợi dụng sự hiểu biết chưa đầy đủ của khách hàng về bảo hiểm nhân thọ, một số đại lý chỉ thông tin tới khách hàng các ưu điểm của từng nghiệp vụ bảo hiểm, mà không nói đến những hạn chế của nó. Một số đại lý bảo hiểm nhân thọ liên kết với ngân hàng, đã ra điều kiện phải ký kết hợp đồng bảo hiểm nếu khách hàng muốn vay tiền, dẫn đến những bức xúc cho khách hàng.

Qua phỏng vấn sâu các chuyên gia, Trưởng phòng dịch vụ khách hàng của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, dưới góc độ là đại lý BHNT liên kết với ngân hàng nhận định: “có việc các Ngân hàng giao chỉ tiêu về bán bảo hiểm nhân thọ đến từng nhân viên ngân hàng cùng với chỉ tiêu huy động vốn và cho vay” và có hiện tượng: “ Đại lý bảo hiểm liên kết với ngân hàng giới thiệu sản phẩm bảo hiểm nhân thọ chưa đầy đủ, đặc biệt bảo hiểm lên kết đầu tư, nhưng chỉ có một số ngân hàng trong hệ thống các ngân hàng làm dịch vụ đại lý bảo hiểm làm ảnh hưởng đến toàn hệ thống”.

Các chuyên gia khác cũng nhất trí có hiện tượng vi phạm trên. Kết quả khảo sát 288 đáp viên về tính bền vững của BHNT, điểm trung bình đánh giá cho các “quy định về đại lý

bảo hiểm nhân thọ đủ chặt chẽ, buộc đại lý thực hiện đúng quy định của pháp luật và chuẩn mực đạo đức” là rất thấp, chỉ đạt 2,15. Đối với công tác giám sát, thanh tra, kiểm

tra, đa số các đáp viên nhận định tình trạng vi phạm quy định về BHNT ngày càng tăng.

Điều đó cho thấy tình trạng vi phạm quy định về BHNT; quy định đại lý BHNT và chuẩn mực đạo đức là khá phổ biến.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Luật kinh doanh bảo hiểm nhân thọ có quy định nội dung hợp đồng BHNT nhưng đã bỏ đi quy định về việc ban hành hợp đồng mẫu. Trên thực tế để tránh các vụ kiện tụng liên quan đến hợp đồng BHNT, các DNBHNT thường đưa các vấn đề liên quan đến quyền và trách nhiệm của các bên vào trong hợp đồng nên nội dung của hợp đồng thường rất dài có khi lên tới hàng 100 trang với nhiều thuật ngữ chuyên ngành nên người tham gia bảo hiểm nhân thọ khó có thể hiểu hết nên thấy hợp đồng dài thường ngại đọc và tìm hiểu nên hoàn toàn nghe theo sự tư vấn của đại lý bảo hiểm (hộp 3.4).

127

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam (Trang 188 - 191)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(269 trang)
w