CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
1.2. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 30 1. Những giá trị khoa học và thực tiễn
Các công trình nghiên cứu đã công bố trước đây liên quan đến hoạt động kinh doanh Bảo hiểm nhân thọ đều xuất phát từ những đòi hỏi thực tiến, có mục tiêu nghiên cứu rõ ràng. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của các tác giả có sự khác biệt nhau.
Về phương pháp nghiên cứu: các công trình nghiên cứu áp dụng các phương pháp định
lượng và định tính.
Các công trình nghiên cứu về bảo hiểm nhân thọ đã đạt được những giá trị khoa học và thực tiễn như sau:
Thứ nhất. Về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ: xét về lý luận và thực tiễn ngày
càng mở rộng và đa dạng xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và xã hội
Thứ hai. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững thị trường bảo hiểm nhân thọ: đã được chứng minh qua các công trình nghiên cứu bao gồm khả năng
tài chính, thu nhập, lạm phát, lãi suất, giá cả và nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn …
Thứ ba. Quản lý nhà nước về bảo hiểm: Chủ yếu tập trung về quản lý, giám sát
thị trường bảo hiểm và chủ yếu giám sát về tài chính.
Thứ tư. Quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ: Các nghiên cứu trước đây
của các tác giả trong và ngoài nước, chưa có nghiên cứu nào có tính bao quát toàn bộ nội dụng về quản lý Nhà nước đối với Bảo hiểm nhân thọ, phần lớn các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh toán của các công ty bảo hiểm nhân thọ và đưa ra công cụ quản lý Solvency II, được áp dụng ở Châu Âu có thể sử dụng để làm kinh nghiệm quản lý các công ty bảo hiểm nhân thọ Việt Nam.
1.2.2. Những hạn chế của các nghiên cứu đã công bố
1.2.2.1. Hạn chế về nội dung nghiên cứu
Hầu hết các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến bảo hiểm nhân thọ, phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ. Các công trình nghiên cứu chưa nghiên cứu một cách có hệ thống về quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ. Chủ yếu nghiên cứu về quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh toán của các công ty bảo hiểm nhân thọ.
Để nghiên cứu một cách có hệ thống công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ, đòi hỏi phải đưa ra các biện pháp và công cụ quản lý toàn diện. Các công trình nghiên cứu trước đây mới chỉ đề cập đến quản lý nhà nước về bảo hiểm, chưa đưa ra được biện pháp quản lý đối với bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ, mặc dù cả hai lĩnh vực bảo hiểm nói trên đều tiềm ẩn nhiều rủi ro, rất cần có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Nhà nước.
1.2.2.2. Hạn chế về phương pháp nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài chủ yếu thiên về áp dụng nghiên cứu định lượng để thực hiện. Các công trình nghiên cứu của phần lớn các tác giả trong nước lại thiên về sử dụng phương pháp định tính. Để nâng cao hiệu quả nghiên cứu, cần áp dụng song song cả phương pháp định lượng và định tính.
1.2.2.3. Hạn chế về đối tượng nghiên cứu
Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến bảo hiểm nhân thọ và phát triển thị trường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm. rất ít nghiên cứu về quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam.
1.2.2.4. Hạn chế trong phạm vi nghiên cứu
Chưa có công trình nghiên cứu tổng thể liên quan đến quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trước đây, liên quan đến quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ, mới chỉ dừng lại ở một số lĩnh vực. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở phạm vi nghiên cứu liên quan đến quản lý rủi ro, đặc biệt rủi ro thanh toán của các công ty bảo hiểm nhân thọ.
1.2.2.5. Thời gian nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo hiểm, thời gian nghiên cứu lạc hậu, chưa cập nhật mới nên giá trị thực tiễn chưa cao.