thọ tại Việt Nam thời gian qua
Tại buổi tọa đàm giữa Báo Tiền Phong và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức: “Hợp tác giữa Bảo hiểm - Ngân hàng: Thực trạng và vướng mắc cần tháo gỡ” TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia trả lời:
- Ông thấy một số ngân hàng tham gia bảo hiểm gần đây lại để xảy ra những vụ lùm xùm.
Họ đã mắc phải sai lầm nào về mặt chính sách, luật pháp? Vì sao ở Việt Nam lại có hiện tượng biến tướng và kéo dài như vậy?
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng biến tướng như vừa qua.
Thứ nhất, Về khách quan, thị trường tài chính, chứng khoán nói riêng gặp khó trong khi bảo hiểm đem phí đi đầu tư. Cùng với đó, hợp đồng liên kết với khách hàng để đầu tư chiếm đến 85%. Như vậy, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã đi chệch hướng.
Thứ hai, pháp luật chưa nghiêm với cả bên bán và bên mua. Bên bán nhắc lại 1,2 lần nhưng khách hàng không đọc kĩ. Rồi khi không thực hiện thì bắt đầu kiện tụng nhau.
Vấn đề chủ quan là chất lượng tư vấn của nhân viên bảo hiểm chúng ta chưa tốt. Đâu đó cũng bị sức ép về doanh thu, chạy theo doanh số bán hàng. Kiến thức về bảo hiểm rất phức tạp. Chúng tôi là những người trong nghề nhưng kiến thức trong lĩnh vực này cũng không dễ dàng. Hợp đồng bảo hiểm chúng ta dài quá, lên tới 80-100 trang. Tôi nghĩ, hợp đồng bảo hiểm chỉ cần 10-20 trang để người dân mua đọc cũng hiểu.
Thứ ba, người mua bảo hiểm cũng có vấn đề. Vì người mua bảo hiểm không biết mục đích của chúng ta là gì? Chúng ta mua bảo hiểm vì mục đích gì? Vì phòng ngừa rủi ro, hay tích lũy cho con sau này hay đầu tư sinh lời.
Tính tuân thủ trong tham gia hợp đồng của người tham gia bảo hiểm chưa cao. Dù có khó hiểu thì khách hàng cũng nên đọc chương, mục quan trọng nhất là liên quan đến mức độ bồi thường, thời gian tham gia bảo hiểm…
Nguồn: Tác giả tập hợp từ buổi tọa đàm
Thứ tư, việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với BHNT chưa đạt hiệu quả cao
❖ Việc xử lý vi phạm đối với HĐKD của các DNBH nhân thọ còn chưa có tính răn đe
Mặc dù cơ chế chính sách liên quan đến phòng ngừa, hạn chế và xử lý các vi phạm về bảo hiểm nhân thọ đang từng bước được hoàn thiện, nhưng việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn, chế tài xử lý còn nhẹ. Cụ thể:
Đối với trường hợp: Khi đại lý BHNT trục lợi phí bảo hiểm, DNBHNT rất khó có thể đòi nợ phí. Có trường hợp đại lý bảo hiểm sau khi vi phạm và bị chấm dứt hợp đồng đại lý với DNBHNT này, vẫn có thể tiếp tục ký kết hợp đồng đại lý với DNBHNT khác.
Điều này cho thấy việc xử lý đại lý vi phạm gần như chưa được quan tâm đúng mức.
Đối với trường hợp người được bảo hiểm trục lợi bồi thường bảo hiểm (thông qua cấu kết với người thứ ba lập hồ sơ, chứng từ giả,… ) khi bị phát hiện, DN cũng chỉ xử lý
128
bằng
129
cách từ chối bồi thường và khuyến cáo hạn chế, hoặc không khai thác bảo hiểm đối với đối tượng khách hàng đó trong toàn hệ thống của DNBH (Hộp 3.3). Tuy nhiên, việc khuyến cáo này chỉ có thể thực hiện được, khi DNBH nhân thọ có hệ thống công nghệ thông tin tốt và các chi nhánh cùng hệ thống có liên hệ chặt chẽ với nhau. Còn đối với các DN khác, người trục lợi bảo hiểm vẫn có cơ hội thực hiện hành vi trục lợi. Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý, giám sát các hành vi trục lợi bảo hiểm, đối với sự lành mạnh của thị trường bảo hiểm, Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm đã nỗ lực đưa hành vi này thành một tội danh trong luật Hình sự. Theo đó, các hành vi vi phạm về kinh doanh bảo hiểm được quy định, hướng dẫn tại Điều 213 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Trong đó, mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 7 tỷ đồng; mức phạt từ cải tạo không giam giữ đến phạt tù 7 năm tuỳ vào hành vi và mức độ chiếm đoạt. Tuy nhiên, sau 6 tháng Luật Hình sự có hiệu lực vẫn chưa có một tội danh nào được xử lý.
Kết quả khảo sát 288 đáp viên trong tính hiệu lực có điểm trung bình là 3,49 tức là đa số các đáp viên đều cho rằng chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ chưa đủ tính răn đe.
❖ Hoạt động thanh tra, giám sát còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được quy mô của thị trường.
Hàng năm Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Việt Nam thường tiến hành các cuộc thanh tra chuyên ngành các DNBHNT để kịp thời phát hành các sai phạm để cảnh báo và xử lý góp phần lành mạnh hóa thị trường BHNT. Ngoài ra còn có các cuộc kiểm tra tại trụ sở cơ quan quản lý thông qua báo cáo của các DNBHNT. Trong giai đoạn 2020- 2022, liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm, tính đến hết tháng 7/2022, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm
– Bộ Tài chính đã tiến hành 08 cuộc thanh tra, chủ trì, phối hợp, xử lý giải quyết 395 vụ khiếu nại, tố cáo, trong đó có 381 vụ khiếu nại, kiến nghị, phản ánh và 14 vụ tố cáo.
Trong đó, các vụ khiếu nại chủ yếu là tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm.
Trong năm 2023, tính đến tháng hết tháng 5-2023, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Việt Nam đã nhận được 201 kiến nghị qua điện thoại, 355 kiến nghị qua email. Ngoài các vụ khiếu nại qua điện thoại và qua email, còn khá nhiều các ý kiến phản ánh qua các nền tảng mạng xã hội khác trong số đó đa số là khiếu nại về đại lý, sản phẩm, và hợp đồng BHNT. Với tình trạng đó đã làm cho người dân thiếu tin tưởng vào sản phẩm và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Sáu tháng đầu năm 2023 Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Việt Nam đã thanh tra 04 DNBHNT phát hiện có nhiều sai phạm với các sai phạm chủ yếu là: “một số nhân viên ngân hàng, chào mời, ép khách hàng mua BHNT, bảo hiểm liên kết đầu tư khi tới gửi tiền, vay vốn tín dụng, không tư vấn đầy đủ cho khách hàng, không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ”. Như vậy công tác thanh tra, kiểm tra còn bất cập, chưa theo kịp với thị trường, khi
130
có sự phản ánh
131
của truyền thông cơ quan quản lý giám sát bảo hiểm mới tiến hành thanh tra, kiểm tra và kết luận về các sai phạm của DNBHNT. Qua khảo sát 288 đáp viên đồng ý về tính chủ động trong thanh tra, kiểm tra có giá trị trung bình là 3,56 nhưng tính nhất trí chưa cao.
phỏng vấn sâu các chuyên gia về công tác thanh tra, kiểm tra đều đồng ý có sự thanh tra, kiểm tra nhưng hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa hiệu quả đều thanh tra, kiểm tra sau khi đã có sai phạm.
3.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế a. Nguyên nhân từ chính sách pháp luật
Chính sách pháp luật của Nhà nước chưa hoàn thiện
Trong thời gian qua, chính sách pháp luật về BHNT đã từng bước được cải thiện, sửa đổi bổ sung có cân nhắc với các quy định khác liên quan và gắn với chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ và gắn với cam kết hội nhập. Tuy nhiên một số quy định còn bất cập cần phải hoàn thiện như các quy định về tài chính, quy định về quản trị rủi ro, quy định về đại lý bảo hiểm và tổ chức hoạt động của DNBHNT.
Thời gian chính sách pháp luật đi vào thực thi còn kéo dài
Luật và các văn bản dưới luật để có thể thực thi trong thực tiễn thường mất một thời gian khá dài, luật đã có hiệu lực nhưng các văn bản hướng dẫn chưa được ban hành.
Ví dụ: luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ ngày 1/1/2023, nghị định hướng dẫn thi hành luật ban hành 1/7/2023 và thông tư hướng dẫn chắc chắn sẽ phải cần một thời gian nữa mới ban hành, nên tạo khó khăn lúng túng trong hoạt động của DNBHNT, người tham gia bảo hiểm và cơ quan quản lý.
Chính sách pháp luật sửa đổi bổ sung nhiều dẫn đến chồng chéo
Để các DNBHNT hoạt động kinh doanh có hiệu quả cần có văn bản pháp lý để điều chỉnh hoạt. Văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của DNBHNT là luật và các văn bản dưới luật. Từ khi Luật Kinh doanh Bảo hiểm được ban hành năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010 đến khi luật kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 ra đời, đã có 56 văn bản quy phạm pháp luật (Phụ lục 4). Khi các văn bản pháp luật đưa vào áp dụng chưa phù hợp với thực tế nên cần phải sửa đổi bổ sung nhưng nếu các văn bản pháp luật ban hành quá nhiều sẽ dẫn tới khó khăn DNBHNT trong việc cập nhật và áp việc áp dụng vào hoạt động kinh doanh của DNBHNT
b. Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý
Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước chưa đủ khả năng bao quát hết thị trường hoạt động bảo hiểm nhân thọ
Mô hình tổ chức bộ máy QLNN về BHNT tại Việt Nam còn chồng chéo khó xác định được cơ quan chịu trách nhiệm khi có vi phạm. DNBHNT phân bố khắp cả nước nhưng
132
cơ quan quản lý lại tập trung nên khó nắm bắt và theo dõi diễn biến của thị trường BHNT. Công tác quản lý giám sát BHNT được thực hiện theo chức năng chuyên môn do Phòng quản lý giám sát BHNT thực hiện. Hoạt động thanh tra, kiểm tra do phòng thanh tra, kiểm tra thực hiện chưa có tổ chức và nhân sự chuyên trách thực hiện chức năng hỗ trợ, phòng chống trục lợi bảo hiểm, hỗ trợ tư vấn pháp lý về cạnh tranh, tư vấn về công nghệ thông tin, định giá sản phẩm, đánh giá mức độ tương thích giữa phí bảo hiểm và mức trách nhiệm bảo hiểm, tính toán dự phòng nghiệp vụ, biên khả năng thanh toán nên khó khăn trong quản lý khó bao quát hết toàn bộ thị trường BHNT.
Phương thức quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ cần hoàn thiện
Phương thức quản lý giám sát trên cơ sở rủi ro mới được áp dụng còn nhiều sơ hở, chưa xây dựng được mô hình chuẩn để hướng dẫn DNBHNT xây dựng và áp dụng mà đang giao cho DNBHNT tự xây dựng và áp dụng, cơ quan QLNN về BHNT ban hành phụ lục hướng dẫn báo cáo quản trị rủi ro nội bộ DNBHNT. Phương thức này về cơ bản vẫn là mô hình quản lý giám sát tuân thủ nhưng có bộ phận quản lý rủi ro.
Tính chủ động của cơ quan quản lý nhà nước về BHNT chưa cao
Chịu trách nhiệm quản lý thị trường bảo hiểm nhân thọ là Bộ Tài chính, trực tiếp quản lý giám sát được giao cho Cục quản lý và giám sát bảo hiểm Việt Nam. Công tác quản lý giám sát chưa chủ động, còn thiếu kinh nghiệm quản lý theo phương pháp giám sát trên cơ sở rủi ro, chưa thực hiện được công tác dự báo thị trường và cảnh báo sớm, còn để DNBHNT vi phạm quy định dẫn đến mất lòng tin của khách hàng.
Nguồn nhân lực quản lý còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm.
Lĩnh vực BHNT là lĩnh vực chuyên sâu nghiệp vụ nên đòi hỏi năng lực cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo bài bản đặc biệt là chuyên gia tính toán, chuyên gia tài chính và quản trị rủi ro. Các cơ sở đào tạo trong nước về BHNT liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ còn thiếu, một số ngành mới bắt đầu áp dụng mô hình đào tạo BHNT của nước ngoài như chuyên gia định giá, quản trị rủi ro… nên nguồn nhân lực của cơ quan quản lý giám sát bị hạn chế, chưa có kinh nghiệm quản lý trong khi đó mức lương làm cho nhà nước thấp nên khó thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao… gây nhiều khó khăn cho Cục quản lý và giám sát bảo hiểm trong việc ổn định, phát triển tổ chức, nâng cao hiệu quả công tác quản lý giám sát thị trường BHNT.
c. Nguyên nhân từ các DNBH nhân thọ
Ý thức về đạo đức nghề nghiệp và chấp hành chính sách pháp luật của các DNBH nhân thọ còn chưa cao
DNBHNT cần nhận thức rõ vai trò của quản lý Nhà nước đối với sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm nhân thọ, có ý thức về đạo đức nghề nghiệp và chấp hành
133
các quy định quản lý nhà nước về BHNT. Hiện nay số vụ vi phạm quy định về BHNT
134
cao, số vụ khiếu nại DNBHNT qua Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Việt Nam, Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, qua truyền thông và mạng xã hội làm cho người dân thiếu tin tưởng vào DNBHNT.
Công tác tuyển chọn và đào tạo đại lý BHNT còn kém
Doanh thu từ hợp đồng bảo hiểm và số hợp đồng bảo hiểm ký được không phải do nhân viên trong DNBHNT mà chủ yếu do các đại lý đem lại, để có được điều đó các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã bỏ qua quy trình tuyển chọn đại lý. Việc đào tạo đại lý cũng không được coi trọng, vì vậy một bộ phận đại lý không đạt tiêu chuẩn, chưa hiểu nghiệp vụ BHNT và đạo đạo đức nghề nghiệp. Khi đào tạo đại lý bảo hiểm chủ yếu đào tạo nhiều về kỹ năng bán hàng dẫn đến chất lượng đại lý không cao.
Các quy định về đại lý tổ chức chưa chặt chẽ
Kênh phân phối bảo hiểm qua tổ chức là các ngân hàng, các DNBHNT phải quản lý ngân hàng vì có tình trạng nhân viên ép khách hàng vay tiền phải mua BHNT do ngân hàng tạo áp lực cho nhân viên bằng cách giao chỉ tiêu hợp đồng bảo hiểm (Phỏng vấn sâu Trưởng phòng Dịch vụ khách hàng Vietcombank)
Tổ chức bộ máy hoạt động và quản trị doanh nghiệp chưa được chú trọng hoàn thiện
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia tính toán, chuyên gia quản trị rủi ro của DNBHNT phải đảm bảo các tiêu chuẩn về bằng cấp, chứng chỉ, thâm niên theo quy định. Thực tế, do quy mô thị trường BHNT liên tục được mở rộng, không tránh khỏi hiện tượng thiếu hụt nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng. Vì vậy DN có thể có sự đối phó để cán bộ đạt đủ tiêu chuẩn.
Mức độ đầu tư vào hệ thống công nghệ cho hoạt động kinh doanh của DNBH nhân thọ còn hạn chế
Xu thế chung tất yếu của các ngành kinh tế, là triệt để ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả mọi hoạt động, nhằm đơn giản hóa thủ tục, tăng năng suất lao động, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. DNBHNT là các công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước đã quan tâm tới việc ứng dụng công nghệ vào quản lý, điều hành, tuy nhiên, do chi phí đầu tư cho hệ thống công nghệ khá tốn kém, trong khi hiệu quả mang lại chưa thể đánh giá chính xác được, vì vậy việc đầu tư còn mang tính nhỏ giọt. Thực tế, một số công ty bảo hiểm nhân thọ đã nắm bắt các xu hướng kỹ thuật số thông qua việc giới thiệu trang thông tin trực tuyến dành cho bên mua bảo hiểm, cho phép khách hàng tra cứu toàn bộ thông tin về sản phẩm và lịch sử các giao dịch thay đổi hợp đồng với công ty. Đối với lĩnh vực BHNT việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng trở nên cấp thiết. Năm 2020- 2021 đại dịch Covid diễn ra, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, các DNBHNT buộc phải thay đổi phương cách kinh doanh và phục vụ khách hàng thông qua dịch vụ trực tuyến.
130
Qua khảo sát của Vietnam Report, có 88.2% số doanh nghiệp bảo hiểm đang triển khai chương trình chuyển đổi số, còn 11.8% số doanh nghiệp đang có kế hoạch triển khai trong thời gian tới. Kết quả khảo sát cũng cho thấy doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đang tập trung sử dụng Insurtech để gia tăng hiệu quả phân phối sản phẩm sẵn có đến khách hàng.
Thực trạng trên cho thấy, cũng giống như phần lớn các ngành kinh tế khác, các doanh nghiệp bảo hiểm đang chậm một nhịp trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào hoạt động kinh doanh.
d. Nguyên nhân khác
Chưa có hệ thống dữ liệu chung về bảo hiểm nhân thọ.
Để DNBHNT có thể áp dụng được CNTT và công nghệ số, cơ quan quản lý xây dựng được hệ thống dữ liệu chung phục vụ công tác quản lý giám sát bảo hiểm phải xây dựng được hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo độ bảo mật. Hiện nay với tình hình tội phạm mạng ngày càng gia tăng bộ cơ sở dữ liệu về BHNT cung cấp chi tiết khả năng lộ thông tin DNBHNT và khách hàng là rất cao. Việc thống kê, phân tích, dự báo, đưa ra các chính sách chung của toàn thị trường để phục vụ cho công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm hiện nay chưa có phần mềm phân tích lượng hoá cũng như lưu trữ và cập nhật dữ liệu lịch sử. Cơ quan quản lý muốn nắm bắt được các thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của các DNBH nhân thọ, buộc phải thông qua hoạt động thanh tra tại chỗ, hoặc căn cứ các báo cáo hàng năm của DNBH nhân thọ, khi xuất bản niên giám thị trường bảo hiểm đều phải yêu cầu các DNBH cung cấp thông tin. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Việt Nam vừa được bổ sung thêm chức năng xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu bảo hiểm theo yêu cầu của luật kinh doanh bảo hiểm mới và nghị định 46/2023/NĐ-CP nên cần hạ tầng công nghệ phải bao phủ rộng, đồng bộ và chuẩn hóa. Kênh giao tiếp thông tin hiện nay chủ yếu được thực hiện bằng cách trao đổi văn bản giấy tờ, vì vậy thường chậm thời gian, gây nhiều khó khăn trong công tác phân tích, đánh giá thị trường BHNT.
Thị trường tài chính chưa phát triển
Thị trường bảo hiểm là một phần của thị trường tài chính. Hoạt động đầu tư của DNBHNT một phần là đầu tư vào thị trường tài chính. Thị trường tài chính Việt Nam còn non trẻ, các khâu trong thị trường mới được hình thành và quy mô hoạt động còn hạn chế. Trong thời gian qua hoạt động của thị trường chứng khoán gặp bất ổn khiến hoạt động đầu tư của các DNBHNT chưa hiệu quả, còn gặp nhiều rủi ro.
Nhận thức của người dân về BHNT còn hạn chế
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam ra đời muộn so với các thị trường bảo hiểm nhân thọ trên thế giới cũng đồng nghĩa với việc hiểu biết của người tham gia bảo