Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam (Trang 100 - 105)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ

2.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ

2.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ

2.2.6.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô

a. Chính sách pháp luật

Chính sách pháp luật là cơ sở pháp lý cho hoạt động của các DNBHNT và là yếu

tố quyết định sự phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ. Chính sách, pháp luật phải quy

định rõ ràng, chi tiết để các doanh nghiệp dễ dàng áp dụng luật và tuân thủ các điều khoản có trong luật. Tuy nhiên, chính sách, pháp luật phải quan tâm đến tính áp dụng của các DNBHNT, tránh gây phiền hà, lãng phí về thời gian và tiền bạc cho các DNBHNT. Văn bản pháp luật được thực hiện nghiêm minh bởi cơ quan quản lý, giám sát sẽ giảm tình trạng gian lận trong hoạt động kinh doanh của DNBHNT. Chính sách, pháp luật phải bảo vệ lợi ích của người tham gia bảo hiểm, vì họ là những người không am hiểu nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ và thường chịu tác động bởi đại lý bảo hiểm. Vì vậy, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm nhân thọ, có vai trò hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ để phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ.

b. Công nghệ

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể coi là cuộc cách mạng công nghệ số đã làm thay đổi phương thức kinh doanh trên thế giới. Để các DNBHNT ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số vào lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo sự phát triển và an toàn của hạ tầng công nghệ quốc gia. Với bảo hiểm nhân thọ, thời gian hợp đồng dài, thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm và người thụ hưởng bảo hiểm được cung cấp chi tiết và đầy đủ cần phải đảm bảo an toàn thông tin.

c. Môi trường kinh tế

Bảo hiểm nhân thọ, là lĩnh vực bảo hiểm tự nguyện, nó phụ thuộc vào mức thu nhập của người dân, mà tiền đề là sự phát triển của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, thì nhu cầu bảo hiểm nhân thọ sẽ tăng. Khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập bình quân đầu người giảm, thì nhu cầu bảo hiểm nhân thọ sẽ giảm hoặc người đang tham gia bảo hiểm nhân thọ có thể kết thúc hợp đồng trước thời hạn, do không có khả năng thanh toán tiền phí bảo hiểm. Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế như lạm phát, tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và đầu tư của DNBHNT, do đó việc quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, cần được thực hiện chặt cẽ, để đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp BHNT.

d. Hội nhập

Hội nhập là xu thế tất yếu hiện nay. Việc các quốc gia trở thành thành viên của WTO, ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA), và hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), kèm theo đó là các cam kết thông thoáng hơn về lĩnh vực bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNBHNT tăng nhanh về số lượng cũng như qui mô, đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài. Chính điều đó đã thúc đẩy cạnh tranh ngày càng gay gắt trong bảo hiểm nhân thọ. Sự cạnh tranh giữa các DNBHNT, có lợi cho người tham gia bảo hiểm, vì có đa dạng sản phẩm bảo hiểm để lựa chọn, phí bảo hiểm cũng sẽ ngày càng hợp lý hơn, dịch vụ cũng sẽ ngày càng được cải thiện hơn. Tuy vậy, điều đó cũng

tạo ra áp lực ngày càng tăng cho

các cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm.

2.2.6.2. Các nhân tố môi trường quản lý

a. Tổ chức bộ máy quản lý

Mô hình, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ, sẽ quyết định đến hiệu quả quản lý. Nếu Mô hình, tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý, thì hiệu quả quản lý sẽ cao, tiết kiệm được chi ngân sách nhà nước cho bộ máy quản lý. Quản lý hiệu quả, cũng là yếu tố thuận lợi, tạo điều kiện để phát triển thị trường BHNT. Ngược lại, nếu bộ máy quản lý cồng kềnh và không phù hợp sẽ lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc của nhà nước và DNBHNT.

b. Năng lực cán bộ quản lý

Năng lực của cán bộ quản lý, giám sát là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý nhà nước và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thị trường BHNT. Cán bộ quản lý là người tham mưu, góp ý cho việc ban hành các chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về BHNT, cũng là người trực tiếp thực thi nghiệp vụ quản lý, vì vậy, đòi hỏi họ phải là những người có đạo đức, có năng lực quản lý, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

c. Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra

Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước về BHNT tác động đến việc chấp hành các quy định của bảo hiểm nhân thọ, hạn chế tình trạng vi phạm của các DNBHNT. Tuy nhiên công tác giám sát, kiểm tra thanh tra cần tuân thủ các quy trình và đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm nhân thọ và phát triển được thị trường BHNT.

d. Ứng dụng công nghệ thông tin

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin và công nghệ số, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của DNBHNT cũng như của cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm. Sự phát triển của khoa học, công nghệ giúp cho DNBHNT có thể khai thác hệ thống dữ liệu khách hàng và thực hiện hoạt động kinh doanh trực tuyến, nhờ đó tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Khách hàng có thể thông qua mạng internet để tiếp cận các sản phẩm bảo hiểm và tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của DNBHNT, từ đó đưa ra quyết định mua bảo hiểm nhân thọ. Các cơ quan quản lý, giám sát có thể quản lý trực tuyến và sử dụng hệ thống dữ liệu số trong quản lý hoạt động kinh doanh của DNBHNT. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số càng cao, thì càng nâng cao hiệu quả quản lý.

e. Tính tuân thủ pháp luật của DNBHNT

Để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về BHNT phải tính đến tính tuân thủ luật trong quá trình kinh doanh của DNBHNT. Điều này phụ thuộc vào hiểu biết và nhận thức trong quản lý. Nếu các DNBHNT tuân thủ các quy định của pháp luật quản lý nhà nước về BHNT, sẽ góp phần phát triển thị trường BHNT bền vững, đồng thời nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong kinh doanh và tiết kiệm các khoản phạt do vi phạm.

Để đảm bảo tính tuân thủ pháp luật, cơ quan quản lý và giám sát cần tăng cường quản lý, giám sát và đưa ra các biện pháp ngăn ngừa các hành vi vi phạm quy định về quản lý nhà nước về BHNT.

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(269 trang)
w