CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM
3.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM
3.2.1. Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về BHNT tại Việt Nam
Thứ nhất, chính sách pháp luật về BHNT đã từng bước được hoàn thiện
Các văn bản pháp luật về BHNT tạo hành lang pháp lý rõ ràng và bình đẳng cho các chủ thể tham gia thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam
Chính sách pháp luật về bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam đang từng bước hoàn chỉnh theo hướng ngày càng chi tiết, công khai, minh bạch, rõ ràng. Thể hiện thông qua việc liên tục sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới Luật kinh doanh bảo hiểm, Nghị định và Thông tư hướng dẫn. Các văn bản pháp luật có quy trình xây dựng, góp ý và ban hành ngày càng chặt chẽ và chuyên nghiệp.
Tuy chưa có Luật riêng về Bảo hiểm nhân thọ, tuy nhiên các quy định liên quan đến BHNT chịu sự chi phối chung của Luật kinh doanh bảo hiểm. Đặc biệt, các vấn đề liên quan đến tính đặc thù riêng của bảo hiểm nhân thọ, đã được xây dựng thành những mục riêng.
Các văn bản pháp luật về bảo hiểm nhân thọ đã được ban hành, sửa đổi ngày càng phù hợp với các cam kết quốc tế
114
Muốn hội nhập quốc tế về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và hoạt động Kinh doanh bảo hiệm nhân thọ nói riêng, các văn bản pháp luật về bảo hiểm đòi hỏi phải phù hợp, tương thích với thông lệ quốc tế và những cam kết khi tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), vv. Trong thời gian gần đây, chúng ta đã kịp thời có những quy
định về việc bán sản phẩm bảo hiểm qua biên giới, quy định về hoạt động của chi nhánh DNBH nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam. Thực tế hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được liên tục sửa đổi, bổ sung, và ban hành mới, nhằm từng bước phù hợp với thông lệ kinh doanh bảo hiểm quốc tế.
Trước năm 2023, chúng ta có Luật số 24/2000/QH10 (Luật kinh doanh bảo hiểm) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2001, sau hơn 20 năm áp dụng các quy định của luật đó đã bộc lộ một số vấn đề không còn phù hợp. Quốc hội đã ban hành Luật số 08/2022/
QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 và được áp dụng ngày 1/1/2023, thay thế Luật số 24/2000/QH10. Theo đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2023/ NĐ-CP ngày 1 tháng 7 năm 2023 hướng dẫn thi hành Luật số 08/2022/QH15.
Ngoài khung pháp lý cơ bản về bảo hiểm (trong đó có quy định về BHNT), các văn bản pháp luật khác cũng đã từng bước đảm bảo tính đồng bộ giữa hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm với các văn bản pháp quy ở những lĩnh vực khác. Luật kinh doanh bảo hiểm mới được ban hành đã có nhiều quy định thống nhất và phù hợp hơn với Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật thuế, Luật đầu tư, Luật thanh tra, vv...
❖ Các văn bản pháp luật đã được ban hành có tính khả thi, công khai, minh bạch
Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã được thực hiện tuân thủ theo quy trình xây dựng văn bản pháp luật, lấy ý kiến góp ý của các Ban, Bộ, Ngành có liên quan, của doanh nghiệp bảo hiểm và nhân dân. Văn bản Luật, sau khi ban hành đã được công khai trên các phương tiện truyền thông, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân dễ dàng và thuận tiện trong việc tiếp cận, từ đó nâng cao hiểu biết của tổ chức và cá nhân đối với pháp luật BHNT. Những quy định mới ngày càng phù hợp với điều kiện và thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp BHNT, bên cạnh đó cũng kịp thời tháo gỡ những vướng mắc của DN, tạo hành làng pháp lý ngày càng đầy đủ, minh bạch, bình đẳng và đồng bộ, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, từng bước khơi thông nguồn vốn trong lĩnh vực KDBHNT, tạo thuận lợi cho sự phát triển của thị trường BHNT và bảo vệ được quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân.
Thứ hai, Quản lý nhà nước về BHNT tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trường BHNT tại Việt Nam
Phân tích số liệu việc thực thi chính sách pháp luật về BHNT và tổng hợp kết quả
115
phiếu khảo sát đối với tiêu chí “quản lý Nhà nước về BHNT tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển thị trường BHNT tại Việt Nam” của 288 đáp viên, với giá trị trung bình đạt
116
được là 3,89 và độ lệch chuẩn là 0,672, đã cho thấy đánh giá tích cực của xã hội đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ trong những năm gần đây. Một trong những yếu tố quyết định, giúp cho thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu như hiện nay là từ công tác quản lý nhà nước đối với BHNT. Khi Nhà nước đảm bảo đầy đủ hành lang pháp lý, chính sách quản lý, giám sát đủ tin cậy, hiệu lực và hiệu quả sẽ là điều kiện tiên quyết để thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam phát triển một cách bền vững. Thực tế đã chứng minh, chính sách pháp luật về bảo hiểm nhân thọ đã đi vào cuộc sống, góp phần tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh doanh của DNBHNT. BHNT đã đóng góp ngày càng nhiều vào GDP của Việt Nam; Số hợp đồng BHNT, phí bảo hiểm, số tiền chi trả BHNT, số lượng đại lý ngày càng tăng. Bảo hiểm nhân thọ đã phát huy vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn vốn đáng kể cho nền kinh tế, góp phần an sinh xã hội và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Hộp 3.1. Vai trò của bảo hiểm nhân thọ đối với người tham gia bảo hiểm và
nền kinh tế Việt Nam
Nguồn: Tác giả tập hợp từ buổi tọa đàm
Thứ ba, tổ chức thực hiện QLNN về bảo hiểm nhân thọ có sự thay đổi tích cực theo hướng hạn chế dần sự can thiệp hành chính vào hoạt động của DNBHNT
Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng và căn cứ kết quả khảo sát đối với tiêu chí
“Hoạt động của cơ quan quản lý giám sát bảo hiểm nhân thọ theo hướng hạn chế sự
can thiệp hành chính vào hoạt động của DNBHNT” đạt giá trị 3,62 đã nói lên đánh giá
tích cực của xã hội về những thay đổi trong công tác QLNN về bảo hiểm nhân thọ.
QLNN về BHNT tại Việt Nam đang không ngừng được hoàn thiện, theo hướng hạn chế sử dụng các biện pháp can thiệp hành chính trực tiếp vào hoạt động của DNBHNT, thay vào đó là từng
Tại buổi tọa đàm: “Hợp tác giữa Bảo hiểm - Ngân hàng: Thực trạng và vướng mắc cần tháo gỡ”. Bà Phạm Thu Phương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát
bảo hiểm, Bộ Tài chính cho biết:
Ở Việt Nam, sau khoảng gần 30 năm hình thành và phát triển, thị trường bảo hiểm nhân thọ đến nay đã có 19 doanh nghiệp, cung cấp hơn 500 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe. Quyền lợi bảo hiểm cũng được mở rộng hơn, ngoài các quyền lợi bảo vệ còn có các quyền lợi về đầu tư, tích lũy, đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm yên tâm hưởng thụ cuộc sống và dự phòng các kế hoạch tài chính cho tương lai. Với gần 14 triệu hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 900.000 đại lý, người lao động, trong năm 2022, DNBH nhân thọ đã đầu tư trở lại nền kinh tế hơn 616.000 tỷ đồng, số tiền bảo hiểm chi trả cho khách hàng lên tới 42.561 tỷ đồng, bảo hiểm nhân thọ đang ngày càng trở nên quen thuộc
117
bước tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DNBHNT trong thực thi pháp luật và xử lý khi vi phạm.
Thứ tư, Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm nhân thọ đã chủ động trong hoạt động quản lý giám sát và chuyển dần từ mô hình quản lý giám sát tuân thủ sang mô hình quản lý giám sát trên cơ sở rủi ro.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Việt Nam là cơ quan tham mưu cho Bộ Tài chính xây dựng cơ chế chính sách về quản lý, giám sát trong lĩnh vực BHNT; thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý, giám sát đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Để tăng cường công tác quản lý, giám sát đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, Cục Quản lý, giám sát đã được bổ sung thêm chức năng thanh tra chuyên ngành bảo hiểm và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHNT; mô hình cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng được từng bước điều chỉnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Mô hình giám sát trên cơ sở rủi ro đã được đề cập đến trong Luật số 08/2022/QH15 (Luật kinh doanh bảo hiểm) và thông tư 70/2022/ TT-BTC. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải tổ chức quản trị rủi ro với 03 tuyến bảo vệ độc lập như sau: Tuyến bảo vệ thứ nhất: Các bộ phận nghiệp vụ, là các bộ phận trực tiếp xác định, tiếp nhận, đánh giá, kiểm soát, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh; Tuyến bảo vệ thứ hai: Bộ phận quản trị rủi ro, bộ phận kiểm soát tuân thủ và các bộ phận khác có chức năng kiểm soát rủi ro đối với hoạt động của tuyến bảo vệ thứ nhất; Tuyến bảo vệ thứ ba: Bộ phận kiểm toán nội bộ. Có thể nói, đây là chuyển biến rất cơ bản về chất trong công tác quản lý, giám sát bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam[4].
Thứ năm, Quy trình thanh tra, kiểm tra được công khai, minh bạch
Thanh tra, kiểm tra là một nghiệp vụ của công tác quản lý, giám sát bảo hiểm nhân thọ, được thực hiện theo kế hoạch, hoặc tiến hành bất thường nếu có vi phạm trong hoạt động kinh doanh BHNT. Theo quy định, trong bất cứ trường hợp nào, Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đối tượng, nội dung thanh tra, kiểm tra; Kết luận thanh tra, kiểm tra đều được cơ quan thanh tra, kiểm tra công bố công khai, minh bạch với đối tượng thanh tra, kiểm tra.
Thứ sáu, hội nhập quốc tế về bảo hiểm nhân thọ ngày càng được tăng cường
Bảo hiểm nhân thọ là một trong những lĩnh vực được đưa vào danh mục đàm phán song phương hoặc đa phương giữa Việt Nam với các nước trong các tổ chức như WTO hay CPTPP. Thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực BHNT, Chúng ta đã tiến hành sửa đổi và ban hành Luật kinh doanh bảo hiểm, theo hướng phù hợp và hội nhập với thông lệ kinh doanh quốc tế; xây dựng các cơ chế chính sách mở cửa thị trường bảo hiểm nhân thọ và xóa bỏ rào cản đối với các DNBHNT có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Kết quả đánh giá các nhân tố môi trường vĩ mô đến BHNT
118
(Bảng 3.8), giá
119
trị điểm trung bình của nhân tố hội nhập được các đáp viên đồng ý với số điểm cao, là 4,03. Kết hợp với kết quả khảo sát về tiêu chí đánh giá thực trạng BHNT tại Việt Nam (Bảng 3.12): đa số các đáp viên đều cho rằng: Hội nhập quốc tế là động lực thúc đẩy sự thay đổi của hệ thống luật pháp về bảo hiểm nhân thọ và công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh BHNT; Các văn bản pháp luật về BHNT phù hợp với chuẩn mực quốc tế và cam kết hội nhập. Hiện nay, Việt Nam là Hội viên của Hiệp hội quốc tế các nhà quản lý bảo hiểm (IAIS) vì vậy, hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, cũng như công tác quản lý, giám sát rất cần phù hợp và tuân thủ các chuẩn mực quản lý, giám sát bảo hiểm của IAIS. Điều đó khẳng định BHNT Việt Nam đã hội nhập thành công với khu vực và quốc tế.
3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nước về BHNT tại Việt Nam
3.2.2.1. Những hạn chế trong quản lý nhà nước về bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam
Thứ nhất, hệ thống chính sách pháp luật đã ban hành chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu quản lý
Thời gian ban hành các văn bản hướng dẫn luật còn dài
Hệ thống pháp luật về BHNT đã và đang từng bước được hoàn thiện hơn, tạo hành lang pháp lý cho thị trường BHNT hoạt động và phát triển. Tuy nhiên, kể từ thời điểm luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực, thường phải mất một thời gian khá dài, Nghị định, Thông tư hướng dẫn mới được banh hành. Đó là khoảng trống thời gian khá lớn để các văn bản pháp luật được thực thi. Cụ thể: Luật kinh doanh bảo hiểm (Luật số 24/2010/QH12) đã được thay thế bằng (Luật số 08/2022/QH15) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023. Tuy nhiên, ngày 01/ 07/ 2023 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP (Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm) của Chính phủ, mới
được ban hành. Và sẽ cần thêm một khoảng thời gian nữa, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, mới được ban hành. Như vậy, trọng khoảng thời gian này, hoạt động kinh doanh của các DNBH trong đó có DNBHNT sẽ rơi vào tình trạng bị động, lúng túng, khó triển khai các sản phẩm BHNT mới, vv…
Một số nội dung trong các văn bản pháp luật còn hạn chế
❖ Quy định về quản trị điều hành rủi ro
Các văn bản quy định, hướng dẫn công tác quản lý, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với bảo hiểm của Việt Nam, đang được áp dụng chung cho cả doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, vì vậy có những nội dung chưa thật sát với yêu cầu công tác quản lý của DN bảo hiểm nhân thọ;
Các doanh nghiệp bảo hiểm được phép tự xây dựng mô hình quản lý và các tiêu chí đo lường rủi ro, vì vậy tồn tại tình trạng không thống nhất về các chỉ tiêu đo lường giữa
120
các doanh nghiệp, gây khó khăn cho công tác tổng hợp đánh giá của cơ quan quản lý, giám sát. Trong khi đó ở một số quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời về bảo hiểm nhân thọ như ở Mỹ, người ta xây dựng mô hình riêng cho bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.
Và còn quy định rõ, khi nào nhà nước sẽ can thiệp.
❖ Quy định về vốn
Theo quy định hiện hành, trong quá trình hoạt động kinh doanh, các DNBH nhân thọ luôn phải duy trì mức vốn tối thiểu, không thấp hơn mức vốn pháp định. Mức vốn pháp định đối với kinh doanh BHNT, theo Nghị định số 46/2023/NĐ-CP là 750 tỷ đồng không bao gồm bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí.
DNBHNT khác nhau sẽ có quy mô kinh doanh và nghĩa vụ chi trả cho số lượng các hợp đồng bảo hiểm khác nhau. Do đó, nếu chỉ quy định mức vốn tối thiểu chung cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, không thấp hơn vốn pháp định (750 tỷ đồng) là chưa thực sự an toàn trong kinh doanh, vì DNBHNT mới tham gia thị trường thì mức vốn tối thiểu đó sẽ thừa khả năng an toàn vốn. Ngược lại, các DNBHNT có quy mô khách hàng càng lớn thì khả năng đảm bảo an toàn vốn sẽ càng giảm.
Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới áp dụng mô hình quản lý giám sát trên cơ sở rủi ro, mức vốn tối thiểu cần thiết của DNBHNT được xác định dựa trên quy mô khách hàng và tổng thể các rủi ro có thể tác động đến hoạt động kinh doanh BHNT của từng doanh nghiệp[20]
❖ Dự phòng nghiệp vụ
Phân tích các tiêu chí đánh giá tính bền vững trong QLNN về bảo hiểm nhân thọ, giá trị trung bình về tiêu chí dự phòng nghiệp vụ là 3,6 chứng tỏ các đáp viên đồng ý cho rằng: dự phòng nghiệp vụ của các DNBHNT về cơ bản đảm bảo thực hiện các cam kết đối với người tham gia bảo hiểm.
Dự phòng nghiệp vụ là để thanh toán cho những tổn thất đã xảy ra nhưng chưa thanh toán, hoặc tổn thất có thể xảy ra trong tương lai. Hiện nay, Nhà nước cho phép DNBHNT được lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ theo hướng dẫn tại Nghị định 46/2023/NĐ- CP. Hoặc chọn phương pháp khác, nhưng phải chứng minh được độ tin cậy, an toàn và phải được phê duyệt của Bộ Tài chính. Điều này đòi hỏi cán bộ làm công tác quản lý, giám sát phải có trình độ cao và mất thời gian đánh giá thẩm định phương pháp dự phòng nghiệp vụ do DN lựa chọn.
Phương pháp trích lập dự phòng toán học, quy định tại Nghị định 46/2023/NĐ-CP, căn cứ vào bảng tỷ lệ tử vong (CSO 1980) là chưa phù hợp, vì bảng CSO 1980 xây dựng dựa trên thống kê dân số của nước ngoài, có sự khác biệt với dân số Việt Nam. Hiện nay trên thế giới đã áp dụng bảng tỷ lệ tử vong ban hành năm 2001 (CSO 2001) đã có nhiều thay