- Gắn kết nội dung đào tạo nghề với giải quyết việc làm Tiếp tục củng cố,
3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động trong thời gian tớ
trong thời gian tới
Để thực hiện được tổng thể các giải pháp trên, trên phạm vi thị trường lao động cả nước và trên quy mô thị trường lao động của tỉnh Thanh hoá cần có các điều kiện sau:
Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý, thể chế, cơ chế, chính sách và sự quản lý, điều tiết của Nhà nước đối với hoạt động của thị trường lao động như: Thể chế hoá các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước thành cơ chế, chính sách thiết thực hỗ trợ phát triển thị trường lao động; Thành lập và phát triển các tổ chức của thị trường lao động, đặc biệt là các tổ chức đảm bảo cho giao dịch trên thị trường lao động hoạt động bình thường (thông tin thị trường lao động, tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, hội chợ việc làm...).
Thứ hai, tạo cung lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề. Vấn đề quan trọng nhất là phải tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, nhất là đào tạo kỹ thuật thực hành trình độ cao; tăng tỷ trọng lao động "làm công ăn lương" trong tổng lực lượng lao động.
Thứ ba, tăng cầu lao động thông qua phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong mọi thành phần, khu vực kinh tế, trong đó đặc biệt coi trọng việc tăng số lượng và quy mô các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ có sử dụng lao động làm thuê; tạo ra sự linh hoạt trong chuyển dịch lao động làm thuê giữa các thành phần kinh tế và các vùng; tăng thị phần người Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài, kể cả mở rộng khả năng cho người lao động tự tiếp cận được với thị trường lao động khu vực và quốc tế.
Thứ tư, đặt thị trường lao động trong mối quan hệ phát triển đồng bộ, tác động qua lại với các thị trường khác như thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị trường khoa học và công nghệ…
Thứ năm, cải thiện các điều kiện khác liên quan đến sự phát triển của thị trường lao động như: luật pháp quốc tế, nhất là các công ước và khuyến nghị của
ILO về lao động, việc làm và thị trường lao động, các thông lệ quốc tế và cam kết quốc tế liên quan của Việt Nam trong hội nhập; môi trường hợp tác giữa đại diện của người lao động (tổ chức Công đoàn) và đại diện người sử dụng lao động (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam) trong cơ chế ba bên; tăng cường sự tham gia của các đối tác xã hội khác (các hội và hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức phi Chính phủ...).