Những xu hướng chính của thị trường lao động đến năm 2010 và năm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 70 - 71)

- Tài nguyên

3.1.1. Những xu hướng chính của thị trường lao động đến năm 2010 và năm

lao động đến năm 2010 và năm 2015.

3.1.1. Những xu hướng chính của thị trường lao động đến năm 2010 vànăm 2015 năm 2015

Từ nay đến năm 2010 và năm 2015, cả nước nói chung, Thanh Hoá nói riêng có nhiều yếu tố tạo khả năng mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội, sẽ tác động mạnh đến phát triển thị trường lao động. Xu hướng chính của thị trường lao động đến năm 2010 và năm 2015 là:

Thứ nhất, thị trường lao động tỉnh Thanh Hoá vẫn là một thị trường phát triển ở giai đoạn đầu, nhưng nền kinh tế thị trường đang được thúc đẩy phát triển với tốc độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường lao động phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, việc làm cho lao động xã hội nói chung vẫn là vấn đề rất bức xúc, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng nếu cơ cấu lao động nông thôn không chuyển dịch theo kịp cơ cấu kinh tế, lao động "làm công ăn lương" khu vực thành thị không tăng nhanh sẽ có nguy cơ tăng thất nghiệp, không chỉ ở thành thị mà còn cả nông thôn.

Thứ hai, thị trường lao động phát triển không đồng đều và phân lớp rất đa dạng. Thị trường lao động khu vực đô thị chính thức có xu hướng phát triển mạnh, nhất là ở các đô thị lớn, các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm. Thị trường lao động khu vực nông thôn phát triển chậm hơn. Phân lớp thị trường lao

động còn diễn ra khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài), giữa các ngành, nhất là giữa ngành có lợi thế và ngành không có lợi thế…

Thứ ba, Việt Nam đã gia nhập tổ chức chức Thương mại thế giới (WTO), Thanh Hoá và cả nước đang hội nhập đầy đủ và sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, sẽ có nhiều cơ hội trong thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, tạo nhiều việc làm. Nhưng cạnh tranh trên thị trường lao động khu vực và quốc tế sẽ gay gắt hơn, lợi thế cạnh tranh sẽ mất dần và yếu thế của Việt Nam trong cạnh tranh cũng bộc lộ rõ hơn do trình độ tay nghề, chuyên môn, ngoại ngữ, kỷ luật, tác phong công nghiệp và thể lực kém dẫn đến giải quyết việc làm, hạ tỷ lệ thất nghiệp sẽ khó khăn hơn.

Thứ tư, xu hướng giá cả lao động do thị trường quyết định ngày càng chiếm ưu thế, nhất là trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm; vai trò điều tiết của tiền lương, tiền công đối với quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường lao động sẽ mạnh hơn dẫn đến một bộ phận người lao động có thu nhập rất cao và không ít người lao động có thu nhập thấp do tay nghề kém.

Thứ năm, các hình thức giao dịch trên thị trường lao động tiếp tục phát triển đa dạng, hoạt động đan xen nhau và sôi động, nhưng hình thức giao dịch chính thống sẽ phát triển mạnh, trở thành phổ biến và có hiệu quả hơn.

Thứ sáu, vai trò quản lý nhà nước đối với phát triển thị trường lao động ngày càng rõ hơn, chủ yếu là thể chế hoá thành các chính sách tích cực tác động vào thị trường lao động, giảm can thiệp trực tiếp bằng các mệnh lệnh hành chính vào thị trường này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động tỉnh thanh hoá (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w